Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối Bài 9: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh

Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 KNTT.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH 

(12 câu)

I. NHẬN BIẾT (02 CÂU)

Câu 1:Bài văn tả phong cảnh thường gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? 

Trả lời:

Bài văn tả phong cảnh thường có 3 phần: 

+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về phong cảnh. 

+ Thân bài: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh. 

+ Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về phong cảnh

Câu 2: Nêu những điều cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh?

Trả lời:

II. KẾT NỐI (07 CÂU)

Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: 

Vịnh Hạ Long là một cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta. 

Vịnh có nhiều hang động và trong hang động có rất nhiều đá vôi. Mặt nước ở vịnh rất đẹp, những làn sóng xanh nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng vô cùng. Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh mĩ lệ mà thiên nhiên ban tặng. Bên trong hang động có thạch nhũ với hình thù độc đáo. 

Bầu không khí nơi đây rất trong lành và mát mẻ. Khách du lịch được ngồi trên những chiếc thuyền nhỏ để thăm thú vịnh. Đi qua những mỏm đá còn được nghe những câu chuyện thú vị và hấp dẫn. Tưởng chừng như được lạc vào một thế giới cổ tích vậy. 

Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên kì vĩ của thế giới. 

Câu 1:Bài văn tả phong cảnh nào? 

Trả lời: 

Bài văn tả phong cảnh của Vịnh Hạ Long.

Câu 2: Bài văn gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? 

Trả lời: 

Bài văn gồm có 3 phần: 

+ Mở bài: Câu đầu tiên => Giới thiệu về phong cảnh của Vịnh Hạ Long. 

+ Thân bài: Tiếp theo đến “thế giới cổ tích vậy” => Tả lần lượt từng vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long. 

+ Kết bài: Còn lại. => Nêu cảm nghĩ về Vịnh Hạ Long. 

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi: 

Thành phố trong mây

Khi nhắc đến những cảnh đẹp của Việt Nam, ta không thể không nhắc tới Sa Pa. Tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây một khung cảnh tuyệt đẹp. 

Khí hậu Sa Pa quanh năm mải mê và vô cùng dễ chịu. Cảnh đẹp thì làm say dắm lòng người. Ngay từ con đường ngoằn ngoèo dẫn đến Sa Pa đã có thể nhìn thấy những ngọn núi sừng sững hiện ra trước mắt. Bao phủ trên đó là những cánh rừng xanh bạt ngàn, trải dài tít tắp đến vô tận. Xa xa, mây trắng bồng bềnh trắng xóa trên núi cao. Càng đi vào sâu, cảm tưởng như mây càng sà xuống thấp, có thể với tay chạm được. 

Mùa này, những vườn hoa tam giác mạch đang nở rộ sắc tím mơ màng. Những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng rộ như rót mật óng ánh lên trong nắng. Không khí và cảnh đẹp nơi đây khiến ai đến một lần cũng lưu luyến, ấn tượng mãi không quên. 

Sa Pa như một bức tranh đẹp do thiên nhiên và con người kết hợp tạo nên. Ai có cơ hội cũng nên thử một lần đến đây để cảm nhận được vẻ đẹp của Sa Pa – nơi gặp gỡ của đất trời. 

Câu 3:Bài văn trên miêu tả cảnh gì?

Trả lời:

Bài văn đã miêu tả phong cảnh Sa Pa.

Câu 4: Nêu nội dung chính của các phần trong đoạn văn trên?

Trả lời: 

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi: 

Con suối bản tôi

Bản tôi chạy dọc hai bên bờ suối, trên hai sườn núi tương đối bằng phẳng. Con suối khá to từ những dãy núi xa lắc xa lơ chảy về.

Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, người bản tôi bắc khá nhiều cầu qua suối. Cầu ghép bằng đôi thân cây to hoặc một thân cây cổ thụ. Gần đây, chiếc cầu bằng xi măng cốt thép đã được bắc qua con suối quê tôi. Mặt cầu rộng rãi. Trẻ nhỏ thường tụ tập hai bên thành cầu nhìn xuống nước xem những con cả lườn đỏ, cả lưng xanh,... lên thác, ngửa bụng trắng xoá. Cá bơi lượn lấp loáng, như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối. Chỉ có đoạn suối qua bản tôi là còn nhiều cá như vậy, vì các già bảo giữ cá để làm đẹp cho bản và để mọi người có thể câu lấy vài con mà ăn.

Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chồm lên thành những con sóng bạc đầu. Hết đoạn thác dài chừng trăm mét lại đến vực. Vực khá sâu, nước lững thững như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng. Con suối đơn sơ, bình dị ấy đã đem lại cho bản tôi vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.

VI HỒNG – HỒ THUỶ GIANG

Câu 5: Bài văn trên miêu tả cảnh gì?

Trả lời:

Câu 6: Bài văn có gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? 

Trả lời:

Câu 7:Theo em, ngoài trình tự miêu tả như trong phần thân bài nói trên, còn có thể miêu tả phong cảnh theo trình tự nào khác?

Trả lời: 

III.VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi: 

Tại vùng quê em, có một góc thiên đàng tuyệt đẹp hơn cả, và đó chính là cánh đồng lúa chín vàng rực.

Cánh đồng lúa ở quê em không phải là một mảnh diện tích rộng lớn, không có hình ảnh cò bay vút qua trong những cuốn sách miêu tả. Thế nhưng, đó là sự kết hợp của nhiều mẫu ruộng nằm gần nhau, tạo thành một dải đất dài lê thê, là nguồn sống nuôi dưỡng hàng thế kỷ của cả làng quê. Giữa những thửa ruộng ấy, có những lối đi nhỏ mòn mạt, trải thảm cỏ xanh non, chỉ đủ rộng cho một người đi qua.

Và khi mùa lúa chín tới, bông lúa trở nên to tròn, như những viên ngọc màu vàng sặc sỡ. Những bông lúa này quá nặng, khiến thân lúa không thể đứng thẳng, mà cúi đầu xuống, như một người cong gù vì gánh nặng cuộc sống. Điều đặc biệt là, như thể các cây lúa đã được chỉ định trước, chúng ngả hướng một chiều như được vẽ ra bởi bàn tay tài hoa. Mùi thơm của lúa chín ấm áp và ngọt ngào tràn ngập, lan tỏa khắp làng, là lời kêu gọi để mọi người đổ ra thu hoạch.

Những cảnh đẹp của cánh đồng lúa chín không chỉ nằm ở sự rực rỡ của cây lúa, mà còn được tô điểm bởi nụ cười hạnh phúc, tận hưởng của những người nông dân. Ánh nắng mặt trời chiếu qua hàng lúa, gắn liền với những nụ cười ấm áp, ánh sáng lấp lánh trong đôi mắt họ. Đây mới thực sự là yếu tố tạo nên vẻ đẹp sâu sắc, không thể phai mờ của cánh đồng lúa chín vàng.

Câu 1:Bài văn trên miêu tả cảnh nào? Đặt tên chủ đề cho bài văn? 

Trả lời: 

Bài văn trên tả cảnh đồng lúa chín. Chủ đề: Cánh đồng lúa quê em

Câu 2: Bài văn gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?    

Trả lời:

Câu 3:Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua chi tiết nào?

Trả lời: 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 9: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay