Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều Ôn tập Chủ đề D

Bộ câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ô tập Chủ đề D. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 6 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Câu 1: Virus máy tính là gì? Virus máy tính ảnh hưởng đến máy tính như thế nào?

Trả lời:

- Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một loại phần mềm có khả năng tự nhân bản và lây lan qua các thiết bị lưu trữ trung gian hoặc qua mạng. - Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một loại phần mềm có khả năng tự nhân bản và lây lan qua các thiết bị lưu trữ trung gian hoặc qua mạng.

- Virus máy tính phá hoại hoạt động của máy tính, phá hủy các file dữ liệu và phần mềm, đánh cắp dữ liệu thông tin. Virus lây lan qua nhiều con đường như email, trang web, USB,… - Virus máy tính phá hoại hoạt động của máy tính, phá hủy các file dữ liệu và phần mềm, đánh cắp dữ liệu thông tin. Virus lây lan qua nhiều con đường như email, trang web, USB,…

Câu 2: Một số tác hại khi tham gia Internet là gì?

Trả lời:

Một số tác hại có thể kể đến như là:

- Người dùng lười suy nghĩ, giảm khả năng sáng tạo vì phụ thuộc vào Internet. - Người dùng lười suy nghĩ, giảm khả năng sáng tạo vì phụ thuộc vào Internet.

- Máy tính có thể bị virus xâm nhập do truy cập vào những trang web lạ. - Máy tính có thể bị virus xâm nhập do truy cập vào những trang web lạ.

- Nghiện Internet sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lẫn tinh thần vì không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh. - Nghiện Internet sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lẫn tinh thần vì không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh.

- Người dùng có thể bị ảnh hưởng bởi những nội dung xấu trên mạng, những nội dung độc hại, trái với thuần phong mỹ tục. - Người dùng có thể bị ảnh hưởng bởi những nội dung xấu trên mạng, những nội dung độc hại, trái với thuần phong mỹ tục.

Câu 3: Thông tin cá nhân là gì? Những đặc điểm của thông tin cá nhân là gì? Thông tin tập thể là gì?

Trả lời:

- Thông tin cá nhân của một người là thông tin gắn với việc xác định danh tính của người đó, chẳng hạn như họ tên, ngày sinh , địa chỉ, số điện thoại, số căn cước công dân,… - Thông tin cá nhân của một người là thông tin gắn với việc xác định danh tính của người đó, chẳng hạn như họ tên, ngày sinh , địa chỉ, số điện thoại, số căn cước công dân,…

- Thông tin cá nhân là thông tin bảo mật của mỗi người, không được phép sử dụng thông tin cá nhân của người khác nếu không được sự cho phép của người đó. Sự riêng tư, bảo mật của thông tin cá nhân được pháp luật bảo vệ. - Thông tin cá nhân là thông tin bảo mật của mỗi người, không được phép sử dụng thông tin cá nhân của người khác nếu không được sự cho phép của người đó. Sự riêng tư, bảo mật của thông tin cá nhân được pháp luật bảo vệ.

 - Thông tin tập thể là nhiều thông tin cá nhân hợp thành 1 tập thể.

Câu 4: Chúng ta cần lưu ý gì khi chia sẻ thông tin cá nhân và tập thể?

Trả lời:

Thông tin cá nhân và tập thể được pháp luật bảo vệ, nhưng cũng cần sự tham gia bảo vệ của mọi người, vì vậy khi chia sẻ thông tin trên mạng cần có ý thức:

- Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của mình hay là của người khác. - Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của mình hay là của người khác.

- Kiểm chứng kĩ lưỡng để đảm bảo thông tin không bị sai lệch. - Kiểm chứng kĩ lưỡng để đảm bảo thông tin không bị sai lệch.

- Tránh vi phạm bản quyền. - Tránh vi phạm bản quyền.

Câu 5: Em hãy tự rút ra những biện pháp phòng ngừa tác hại của Internet cho riêng mình.

Trả lời:

Những biện pháp phòng ngừa em đã tự rút ra cho mình là:

- Không mở những trang web lạ cũng như là mail không rõ nguồn gốc. - Không mở những trang web lạ cũng như là mail không rõ nguồn gốc.

- Giới hạn thời gian sử dụng Internet trong một ngày. - Giới hạn thời gian sử dụng Internet trong một ngày.

- Cố gắng động não suy nghĩ cách giải quyết thay vì phụ thuộc vào Internet. - Cố gắng động não suy nghĩ cách giải quyết thay vì phụ thuộc vào Internet.

- Không cung cấp thông tin cá nhân lên mạng xã hội hay cho người lạ. - Không cung cấp thông tin cá nhân lên mạng xã hội hay cho người lạ.

Câu 6: Em hãy cho biết giới trẻ hiện nay có nguy cơ như nào khi sử dụng Internet? Vì sao?

Trả lời:

Giới trẻ hiện nay dễ có nguy cơ nghiện Internet, nghiện trò chơi trên mạng, vì nhiều bạn trẻ hiện nay bỏ rất nhiều thời gian vào mạng xã hội và chơi trò chơi trên mạng làm ảnh hưởng xấu đến tâm lí, sức khỏe và hành vi dẫn đến bị căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, bỏ bê việc học tập,…

Câu 7: Kẻ xấu có thể đánh cắp thông tin cá nhân bằng cách nào?

Trả lời:

Kẻ xấu có thể sử dụng những cách sau để đánh cắp thông tin để lừa đảo và trục lợi:

- Mạo danh nạn nhân vay tiền từ ngân hàng hoặc người thân của nạn nhân để rút tiền từ tài khoản của nạn nhân. - Mạo danh nạn nhân vay tiền từ ngân hàng hoặc người thân của nạn nhân để rút tiền từ tài khoản của nạn nhân.

- Mạo danh nạn nhân để thực hiện những hành vi phi pháp như gửi thư đe dọa, tống tiền, phát tán virus. - Mạo danh nạn nhân để thực hiện những hành vi phi pháp như gửi thư đe dọa, tống tiền, phát tán virus.

- Gửi các thông tin quảng cáo làm phiền nạn nhân. - Gửi các thông tin quảng cáo làm phiền nạn nhân.

- Đe dọa lừa gạt nạn nhân để trục lợi. - Đe dọa lừa gạt nạn nhân để trục lợi.

Câu 8: Em có thể đưa ra một số giải pháp để giữ bí mật thông tin cá nhân không?

Trả lời:

- Thông tin cá nhân bao gồm tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước, mã số ngân hàng, các tài khoản trên mạng xã hội,… - Thông tin cá nhân bao gồm tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước, mã số ngân hàng, các tài khoản trên mạng xã hội,…

- Có thể thấy, nếu thông tin cá nhân bị đánh cắp, có thể gây hậu quả khôn lường. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân phù hợp như đặt mật khẩu mạnh cho các tài khoản, máy tính,… không chia sẻ thông tin cho người lạ, sử dụng bảo mật 2-3 lớp,… - Có thể thấy, nếu thông tin cá nhân bị đánh cắp, có thể gây hậu quả khôn lường. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân phù hợp như đặt mật khẩu mạnh cho các tài khoản, máy tính,… không chia sẻ thông tin cho người lạ, sử dụng bảo mật 2-3 lớp,…

Câu 9: Em hãy nêu một số biện pháp cơ bản để bảo vệ thông tin cá nhân.

Trả lời:

Một số biện pháp cơ bản để bảo vệ thông tin cá nhân là:

- Cài đặt phần mềm chống virus để bảo vệ máy tính khỏi bị đánh cắp thông tin. - Cài đặt phần mềm chống virus để bảo vệ máy tính khỏi bị đánh cắp thông tin.

- Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của mình cũng như của người khác. - Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của mình cũng như của người khác.

- Không nhập mật khẩu trong điều kiện có thể bị người xung quanh nhìn trộm hoặc máy không ở chế độ mật khẩu ẩn. - Không nhập mật khẩu trong điều kiện có thể bị người xung quanh nhìn trộm hoặc máy không ở chế độ mật khẩu ẩn.

- Sử dụng mật khẩu mạnh gồm ít nhất 8 kí tự trong đó có cả chữ hoa, chữ thường, chữ số và kí tự đặc biệt. Tránh đưa thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, địa chỉ,… vào mật khẩu để tránh bị đoán ra. - Sử dụng mật khẩu mạnh gồm ít nhất 8 kí tự trong đó có cả chữ hoa, chữ thường, chữ số và kí tự đặc biệt. Tránh đưa thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, địa chỉ,… vào mật khẩu để tránh bị đoán ra.

Câu 10: Có thể nói việc không tiết lộ thông tin cá nhân cũng như gia đình trên mạng xã hội hoặc người lạ là quy tắc quan trọng nhất được hay không? Hãy giải thích câu trả lời.

Trả lời:

Theo em, việc an toàn, không tiết lộ thông tin cá nhân cũng như gia đình trên mạng xã hội hoặc cho người lạ là quy tắc quan trọng nhất. Vì khi thông tin cá nhân và gia đình bị lộ trên mạng xã hội thì nguy hiểm rình rập đến người dùng rất nghiêm trọng, kẻ xấu có ý định lấy thông tin đó để đe dọa đến sự an toàn của cá nhân và gia đình người dùng.

Câu 11: Cách chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp là gì?

Trả lời:

Một số cách để chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp là:

- Chọn lọc tin tức để tránh những thông tin sai sự thật, những nguồn tin giả mạo, có nội dung xấu vi phạm pháp luật. - Chọn lọc tin tức để tránh những thông tin sai sự thật, những nguồn tin giả mạo, có nội dung xấu vi phạm pháp luật.

- Chú ý đến tính hợp pháp và sự an toàn khi gửi email, đăng ý kiến cá nhân lên mạng xã hội và các diễn đàn. - Chú ý đến tính hợp pháp và sự an toàn khi gửi email, đăng ý kiến cá nhân lên mạng xã hội và các diễn đàn.

- Tránh chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng, sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương đến danh dự người khác. - Tránh chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng, sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương đến danh dự người khác.

Câu 12: Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau đây?

1. Nhận được email từ một người lạ với tiêu đề là "Bạn đã trúng thưởng...".

2. Muốn sao chép một tệp từ máy tính của người khác trong lúc đang có sẵn USB trong túi.

3. Được một nhóm bạn truyền cho một địa chỉ website nhưng dặn là phải bí mật, không để người lớn biết.

4. Tự nhận thấy dạo này bản thân thường thức rất khuya để vào mạng xã hội.

Trả lời:

1. Không bấm vào địa chỉ đó, xóa email đó đi

2. Kiểm tra virus trong máy, USB và được sự đồng ý của người sở hữu máy trước khi sao chép tài liệu.

3. Không bấm vào địa chỉ đó và báo cáo với người lớn.

4. Ý thức được hậu quả của việc thức khuya vào mạng xã hội để tự điều chỉnh thời gian hợp lý hơn.

Câu 13: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Giải thích lí do.

1. Tên trường, tên lớp đang theo học; họ tên của phụ huynh; tên cơ quan nơi bố mẹ đang công tác là những thông tin các nhân, do vậy không nên dễ dàng tiết lộ cho người lạ.

2. Danh sách một lớp học (gồm có họ tên, ngày sinh, giới tính) là thông tin tập thể, nếu tùy tiện công bố rộng rãi thì có thể gây ra hậu quả xấu.

3. Chỉ người lớn mới cần phải bảo vệ thông tin cá nhân, học sinh chưa đi làm nên không có thông tin gì cần bảo mật.

Trả lời:

1. Đúng. Vì nếu tiết lộ thông tin cá nhân ra ngoài, kẻ xấu có thể lừa đảo và trục lợi.

2. Đúng. Vì nếu tùy tiện công bố rộng rãi thì kẻ xấu có thể đánh cắp thông tin của nhiều người một lúc, từ đó lợi dụng và trục lợi.

3. Sai. Vì cả người lớn và học sinh đều cần phải bảo vệ thông tin cá nhân vì chúng ta không biết sẽ có chuyện xấu gì xảy ra đối với thông tin của chúng ta khi bị lộ ra ngoài.

Câu 14: Cho tình huống:

Em phát hiện người bạn thân của em bắt đầu nghiện game trực tuyến và còn nạp tiền vào game, em hãy đưa ra biện pháp để giúp người bạn thân mình thoát khỏi tình trạng đó.

Trả lời:

Nếu bạn phát hiện bạn thân của mình có dấu hiệu nghiện chơi game trực tuyến và thường xuyên nạp tiền vào game, em sẽ tìm hiểu vấn đề và có một cuộc trò chuyện cùng bạn để nêu ra những tác động xấu của nghiện game. Cùng với đó em sẽ thông báo và hợp tác với gia đình bạn để cùng đưa ra cách giải quyết.

Câu 15: Mỗi hoạt động chia sẻ thông tin sau đây có an toàn và hợp pháp hay không? Hãy giải thích lí do.

1. Nam và Minh là bạn thân. Vì Minh cần gấp, Nam cho minh mượn dùng tài khoản mạng xã hội của mình bằng cách gửi mật khẩu đăng nhập cho Minh qua email.

2. Nam và Minh là bạn thân. Nam có em nhỏ bị lạc. Với mong muốn giúp tìm được em của Nam, Minh tự ý đăng lên mạng xã hội tin nhắn tìm trẻ lạc, trong đó có ảnh em của Nam, địa chỉ nhà, số điện thoại và địa chỉ email của Nam.

Trả lời:

1. An toàn và hợp pháp vì Nam đã tự nguyện đưa mật khẩu cho Nam mà không bị ai ép buộc.

2. Không an toàn và hợp pháp vì Minh chưa được sự cho phép của Nam nhưng đã tự ý để lộ thông tin cá nhân của Nam lên mạng xã hội, kẻ xấu có thể lợi dụng và trục lợi.

Câu 16: Em có thể đưa ra một số giải pháp để giữ bí mật thông tin cá nhân không?

Trả lời:

- Thông tin cá nhân bao gồm tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước, mã số ngân hàng, các tài khoản trên mạng xã hội,… - Thông tin cá nhân bao gồm tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước, mã số ngân hàng, các tài khoản trên mạng xã hội,…

- Có thể thấy, nếu thông tin cá nhân bị đánh cắp, có thể gây hậu quả khôn lường. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân phù hợp như đặt Mật khẩu mạnh cho các tài khoản, máy tính,… không chia sẻ thông tin cho người lạ, sử dụng bảo mật 2,3 lớp,.. - Có thể thấy, nếu thông tin cá nhân bị đánh cắp, có thể gây hậu quả khôn lường. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân phù hợp như đặt Mật khẩu mạnh cho các tài khoản, máy tính,… không chia sẻ thông tin cho người lạ, sử dụng bảo mật 2,3 lớp,..

Câu 17: Em có tán thành cách làm sau đây không?

"Tìm một mật khẩu mạnh rồi dùng mật khẩu đó cho mọi tài khoản cá nhân của mình một cách lâu dài"?

Trả lời:

Không tán thành. Vì bất cứ mật khẩu mạnh đến cỡ nào cũng có thể bị lấy cắp, nếu mọi tài khoản cá nhân đều dùng một mật khẩu như nhau thì một khi một tài khoản bị lấy cắp thì những tài khoản khác cũng vậy.

Câu 18: Thảo là bạn của Vân, có lần Vân gửi cho Thảo ảnh chụp thẻ học sinh để nhờ Thảo làm thủ tục đăng kí tham gia Câu lạc bộ Tin học. Sau đó, trong một lần tranh luận trên mạng xã hội về của thẻ căn cước công dân, Thảo đã vô tình đưa tấm ảnh đó lên. Mặc dù ngày hôm sau Thảo đã xóa đi, nhưng một thời gian sau có kẻ sử dụng những thông tin trên thẻ căn cước công dân để mạo danh Vân lừa đảo người thân của cô một số tiền lớn.

Theo em, hành động của Thảo có lỗi không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em. Thảo cũng có lỗi trong chuyện này vì ảnh chụp thẻ căn cước công dân có nhiều thông tin cá nhân quan trọng như họ tên, ngày sinh, số thẻ căn cước, ảnh chụp chân dung,... Thảo không có quyền sử dụng bức ảnh vào việc khác ngoài việc mà Vân đã nhờ. Và việc làm của Thảo đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến Thảo và gia đình Thảo. Do đó, Thảo cũng phải chịu trách nhiệm.

Câu 19: Hầu hết những email quảng cáo sẽ bị bộ lọc tự động của Gmail hay Yahoo xếp vào hộp Spam. Em hãy mở hộp Spam, quan sát những email trong đó và cho biết những dấu hiệu của một email quảng cáo. (Chú ý: không nên mở thử ra xem nội dung bên trong).

Trả lời:

Email quảng cáo thường có những dấu hiệu: gửi từ địa chỉ lạ, tiêu đề thư xưng hô chung chung ("bạn thân mến", "quý khách") và mời chào hấp dẫn (thông báo trúng thưởng, học bổng du học, hỗ trợ vay).

Câu 20: Em sẽ làm gì khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có nguy cơ bị hại khi truy cập mạng?

Trả lời:

Khi người thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị hại trên mạng thì em sẽ khuyên họ:

- Cần tạm dừng việc lên mạng. - Cần tạm dừng việc lên mạng.

- Báo cho cha mẹ, người tin cậy trong gia đình hay thầy cô, cơ quan công an để được bảo vệ và có cách xử lí,... - Báo cho cha mẹ, người tin cậy trong gia đình hay thầy cô, cơ quan công an để được bảo vệ và có cách xử lí,...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay