Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều Chủ đề D Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin

Bộ câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề D Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 6 cánh diều.

BÀI 2: SỰ AN TOÀN VÀ HỢP PHÁP KHI

SỬ DỤNG THÔNG TIN (15 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Thông tin cá nhân là gì?

Trả lời:

Thông tin cá nhân của một người là thông tin gắn với việc xác định danh tính của người đó, chẳng hạn như họ tên, ngày sinh , địa chỉ, số điện thoại, số căn cước công dân,…

Câu 2: Những đặc điểm của thông tin cá nhân là gì?

Trả lời:

Thông tin cá nhân là thông tin bảo mật của mỗi người, không được phép sử dụng thông tin cá nhân của người khác nếu không được sự cho phép của người đó. Sự riêng tư, bảo mật của thông tin cá nhân được pháp luật bảo vệ.

Câu 3: Thông tin tập thể là gì?

Trả lời:

Thông tin tập thể là nhiều thông tin cá nhân hợp thành 1 tập thể.

Câu 4: Chúng ta cần lưu ý gì khi chia sẻ thông tin cá nhân và tập thể?

Trả lời:

Thông tin cá nhân và tập thể được pháp luật bảo vệ, nhưng cũng cần sự tham gia bảo vệ của mọi người, vì vậy khi chia sẻ thông tin trên mạng cần có ý thức:

- Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của mình hay là của người khác.

- Kiểm chứng kĩ lưỡng để đảm bảo thông tin không bị sai lệch.

- Tránh vi phạm bản quyền.

II. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Kẻ xấu có thể đánh cắp thông tin cá nhân bằng cách nào?

Trả lời:

Kẻ xấu có thể sử dụng những cách sau để đánh cắp thông tin để lừa đảo và trục lợi:

- Mạo danh nạn nhân vay tiền từ ngân hàng hoặc người thân của nạn nhân để rút tiền từ tài khoản của nạn nhân.

- Mạo danh nạn nhân để thực hiện những hành vi phi pháp như gửi thư đe dọa, tống tiền, phát tán virus.

- Gửi các thông tin quảng cáo làm phiền nạn nhân.

- Đe dọa lừa gạt nạn nhân để trục lợi.

Câu 2: Em hãy nêu một số biện pháp cơ bản để bảo vệ thông tin cá nhân.

Trả lời:

Một số biện pháp cơ bản để bảo vệ thông tin cá nhân là:

- Cài đặt phần mềm chống virus để bảo vệ máy tính khỏi bị đánh cắp thông tin.

- Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của mình cũng như của người khác.

- Không nhập mật khẩu trong điều kiện có thể bị người xung quanh nhìn trộm hoặc máy không ở chế độ mật khẩu ẩn.

- Sử dụng mật khẩu mạnh gồm ít nhất 8 kí tự trong đó có cả chữ hoa, chữ thường, chữ số và kí tự đặc biệt. Tránh đưa thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, địa chỉ,… vào mật khẩu để tránh bị đoán ra.

Câu 3: Cách chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp là gì?

Trả lời:

Một số cách để chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp là:

- Chọn lọc tin tức để tránh những thông tin sai sự thật, những nguồn tin giả mạo, có nội dung xấu vi phạm pháp luật.

- Chú ý đến tính hợp pháp và sự an toàn khi gửi email, đăng ý kiến cá nhân lên mạng xã hội và các diễn đàn.

- Tránh chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng, sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương đến danh dự người khác.

Câu 4: Nên áp dụng những biện pháp nào sau đây để bảo vệ thông tin cá nhân?

  1. Cảnh giác khi đột nhiên xuất hiện một cửa sổ từ một trang web lạ với yêu cầu điền thông tin cá nhân.
  2. Không nên lưu lại mật khẩu trên trình duyệt web với mục đích lần sau dễ dàng đăng nhập.
  3. Thay đổi mật khẩu hằng ngày.
  4. Hạn chế đăng nhập ở các máy tính công cộng hay sử dụng Wifi công cộng.
  5. Tự tạo và sử dụng mật khẩu mạnh.

Trả lời:

Nên áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ thông tin cá nhân:

  1. Cảnh giác khi đột nhiên xuất hiện một cửa sổ từ một trang web lạ với yêu cầu điền thông tin cá nhân.
  2. Không nên lưu lại mật khẩu trên trình duyệt web với mục đích lần sau dễ dàng đăng nhập.
  3. Hạn chế đăng nhập ở các máy tính công cộng hay sử dụng Wifi công cộng.
  4. Tự tạo và sử dụng mật khẩu mạnh.

 

III, VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Giải thích lí do.

  1. Tên trường, tên lớp đang theo học; họ tên của phụ huynh; tên cơ quan nơi bố mẹ đang công tác là những thông tin các nhân, do vậy không nên dễ dàng tiết lộ cho người lạ.
  2. Danh sách một lớp học (gồm có họ tên, ngày sinh, giới tính) là thông tin tập thể, nếu tùy tiện công bố rộng rãi thì có thể gây ra hậu quả xấu.
  3. Chỉ người lớn mới cần phải bảo vệ thông tin cá nhân, học sinh chưa đi làm nên không có thông tin gì cần bảo mật.

Trả lời:

  1. Đúng. Vì nếu tiết lộ thông tin cá nhân ra ngoài, kẻ xấu có thể lừa đảo và trục lợi.
  2. Đúng. Vì nếu tùy tiện công bố rộng rãi thì kẻ xấu có thể đánh cắp thông tin của nhiều người một lúc, từ đó lợi dụng và trục lợi.
  3. Sai. Vì cả người lớn và học sinh đều cần phải bảo vệ thông tin cá nhân vì chúng ta không biết sẽ có chuyện xấu gì xảy ra đối với thông tin của chúng ta khi bị lộ ra ngoài.

 

Câu 2: Mỗi hoạt động chia sẻ thông tin sau đây có an toàn và hợp pháp hay không? Hãy giải thích lí do.

  1. Nam và Minh là bạn thân. Vì Minh cần gấp, Nam cho minh mượn dùng tài khoản mạng xã hội của mình bằng cách gửi mật khẩu đăng nhập cho Minh qua email.
  2. Nam và Minh là bạn thân. Nam có em nhỏ bị lạc. Với mong muốn giúp tìm được em của Nam, Minh tự ý đăng lên mạng xã hội tin nhắn tìm trẻ lạc, trong đó có ảnh em của Nam, địa chỉ nhà, số điện thoại và địa chỉ email của Nam.

Trả lời:

  1. An toàn và hợp pháp vì Nam đã tự nguyện đưa mật khẩu cho Nam mà không bị ai ép buộc.
  2. Không an toàn và hợp pháp vì Minh chưa được sự cho phép của Nam nhưng đã tự ý để lộ thông tin cá nhân của Nam lên mạng xã hội, kẻ xấu có thể lợi dụng và trục lợi.

Câu 3: Kể tên một số trang thông tin điện tử cung cấp thông tin đáng tin cậy.

Trả lời:

Báo điện tử VnExpress, Báo điện tử Dân trí, Báo điện tử 24h, Trang xem Thời tiết thời sự khituongvietnam,…

Câu 4: Theo em, mật khẩu nào trong những mật khẩu sau chưa đủ mạnh.

  1. a) Nguyen_Tien_Dung_2000
  2. b) nguyentiendung789
  3. c) dungz123
  4. d) Nguyen_Tien_Dung

Trả lời:

Mật khẩu mạnh là mật khẩu mà người khác khó đoán, trong đó không sử dụng những thông thông tin cá nhân (ví dụ ngày sinh, họ tên), thay vì đó có thể sử dụng các kí tự đặc biệt. Vì vậy, mật khẩu a, b, d đều không đủ mạnh. Mật khẩu c cũng không đủ vì dùng dãy số dễ đoán.

Câu 5: Em có tán thành cách làm sau đây không?

"Tìm một mật khẩu mạnh rồi dùng mật khẩu đó cho mọi tài khoản cá nhân của mình một cách lâu dài"?

Trả lời:

Không tán thành. Vì bất cứ mật khẩu mạnh đến cỡ nào cũng có thể bị lấy cắp, nếu mọi tài khoản cá nhân đều dùng một mật khẩu như nhau thì một khi một tài khoản bị lấy cắp thì những tài khoản khác cũng vậy.

Câu 6: Theo em điều sau có làm lộ thông tin cá nhân hay không?

Trong bản thông báo danh sách các em được gọi đi nghĩa vụ quân sự ở địa phương có họ tên phụ huynh, địa chỉ nhà, số điện thoại, ngày tháng năm sinh.

Trả lời: 

Không. Vì địa phương muốn cập nhật thông tin cá nhân của các mọi người để thuận lợi hơn trong việc quản lý khi có vấn đề nào đó trong việc tuyển nghĩa vụ quân sự.

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Bài tập thực hành:

Em hãy cài đặt phần mềm chống virus để bảo vệ máy tính của mình khỏi bị đánh cắp thông tin. Cùng lúc đó, hãy thay đổi mật khẩu mạnh cho những tài khoản mà em có hoặc tạo mật khẩu nhiều lớp, cần xác thực thông tin khi điền mật khẩu. Và hãy chia sẻ những thông tin này cho người thân của em để cùng bảo vệ thông tin cá nhân.

Trả lời: 

- Em có thể thực hành cài đặt một số phần mềm chống virus uy tín như: Avast Free Antivirus, AVG Anti-virus, Comodo Antivius,…

- Cài đặt mật khẩu mạnh (không nên sử dụng họ tên, ngày sinh hay các dãy số đơn giản mà thay vào đó hãy sử dụng các kí tự đặc biệt). Em có thể lưu những mật khẩu đó vào cuốn sổ tay riêng của em vì những mật khẩu mạnh thường sẽ khó nhớ.

- Tạo mật khẩu nhiều lớp.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay