Câu hỏi tự luận tin học 7 kết nối tri thức Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán

Bộ câu hỏi tự luận tin học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án tin học 7 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 8: CÔNG CỤ HỖ TRỢ TÍNH TOÁN (15 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu cách nhập hàm? Cú pháp là gì?

Trả lời:

Cách nhập hàm tương tự như cách nhập công thức. Cú pháp nhập hàm là:

= <tên hàm>(<các tham số>)

Câu 2: Em hãy nêu một số hàm và ý nghĩa của chúng.

Trả lời:

Hàm SUM: Tính tổng.

Hàm AVERAGE: Tính trung bình cộng.

Hàm MAX: Tìm giá trị lớn nhất.

Hàm MIN: Tìm giá trị nhỏ nhất.

Hàm COUNT: đếm.

Câu 3: Em hãy nêu các bước nhập hàm.

Trả lời:

Bước 1: Nháy chuột vào ô muốn nhập hàm hoặc vùng dữ liệu để nhập hàm.

Bước 2: Nhập hàm (=SUM, =AVERAGE, =MIN,…) sau đó dùng chuột đánh dấu vùng dữ liệu cần lấy giá trị. Sau đó gõ dấu “)” để đóng hàm. Nhấn Enter để kết thúc, kết quả sẽ hiện ngay trên ô.

II. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Theo em, nhập hàm vào bảng tính có giống như nhập dữ liệu thông thường không?

Trả lời:

Nhập hàm vào bảng tính giống như nhập dữ liệu thông thường. Nháy chuột vào vùng nhập dữ liệu hoặc vào ô để nhập hàm.

Cú pháp nhập hàm:

=<tên hàm>(<các tham số>)

Câu 2: Em hãy nối mỗi mục ở cột bên trái với một mục phù hợp ở cột bên phải.

 

Trả lời:

1-b 2-c 3-e 4-a 5-d. 

Câu 3: Để tính tổng số sản phẩm làm được trong 7 ngày ở bảng dữ liệu trong bảng sau:

 

Ba bạn đã chọn ba công thức khác nhau:

Bạn Minh chọn công thức =C3+C4+C5+C6+C7+C8+C9.

Bạn Khoa chọn công thức =SUM(C3,C4,C5,C6,C7,C8,C9).

Bạn An chọn công thức =SUM(12,15,10,8,19,17,19).

Em hãy cho biết các công thức trên có cho kết quả đúng không? Nhược điểm khi dùng các công thức trên là gì?

Trả lời:

Công thức của ba bạn đều đúng.

Công thức của An có hạn chế là khi số sản phẩm thay đổi thì phải gõ lại công thức. Các công thức của Minh và Khoa sẽ gặp khó khăn nếu cần tính tổng của nhiều ô tính, chẳng hạn tổng của các ô từ D1 đến D100. Từ đó có thể thấy công thức =SUM(C3:C9) giúp viết dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Câu 4: Khi sử dụng các hàm, có những lưu ý gì?

Trả lời:

Những lưu ý khi sử dụng các hàm là:

- SUM: Lưu ý kiểm tra xem tất cả các ô bạn muốn tính tổng có chứa giá trị số hay không. Các ô trống, hoặc chứa văn bản, có thể không được tính vào tổng nếu không phù hợp.

- AVERAGE: Lưu ý rằng hàm này chỉ tính trung bình của các giá trị số. Các ô trống hoặc chứa văn bản không được tính vào trung bình.

- MIN/MAX: Lưu ý rằng các hàm này không tính các ô trống hoặc chứa văn bản, chỉ áp dụng cho giá trị số.

- COUNT: Lưu ý rằng hàm này chỉ đếm các ô có chứa dữ liệu. Các ô trống sẽ không được tính vào số lượng.

III, VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Mỗi hàm sau cho kết quả như thế nào?

  1. a) SUM(1,3, “Hà Nội”, “Zero”, 5)
  2. b) MIN(3,5, “One”, 1)
  3. c) COUNT(1,3,5,7)

Trả lời:
a) Kết quả hiện #NAME?

  1. b) Kết quả hiện #NAME?
  2. c) Kết quả bằng 4. Hàm đếm số các giá trị là số

Câu 2: Các công thức sau đây có cho kết quả giống nhau hay không?

  1. a) =SUM(C3:K3)
  2. b) =C3 + SUM(D3:J3) + K3
  3. c) =SUM(C3:G3) + SUM(H3:K3)

Trả lời:

Các công thức trên có kết quả giống nhau.

Câu 3: Để tính tổng các ô từ C3 đến C7, phương án nào sau đây là đúng?

  1. =SUM(C3-C7).                  B. =SUM(C3:C7).
  2. =SUM(C3...C7).                 D. =TONG(C3:7).
  3. =SUM(C3, C4, C5, C6, C7).

Trả lời:

Để tính tổng các ô từ C3 đến C7, phương án đúng là:

  1. =SUM(C3:C7).
  2. =SUM(C3, C4, C5, C6, C7).

Câu 4: Các công thức sau đây báo lỗi sai, em hãy sửa lại cho đúng:

  1. a) =SUM(1.5 A1:A5).
  2. b) =SUM(K1:H 1).
  3. c) =SUM B1:B3.
  4. d) =SUM (45+24).

Trả lời:

Có thể sửa lại như sau:

  1. a) =SUM(1.5,A1:A5) (Thiếu dấu “,” phân tách hai vùng dữ liệu.)
  2. b) =SUM(K1:H1) (Thừa dấu cách ở địa chỉ ô H1.)
  3. c) =SUM(B1:B3) (Thiếu dấu đóng mở ngoặc đơn.)
  4. d) =SUM(45,24) (Sai dấu phân tách hai số.)

Câu 5: Thực hành: Tạo một bảng tính mới và nhập dữ liệu vào các ô từ A2 đến A6, từ C2 đến C5 như mẫu sau:

 

  1. a) Nhập công thức vào các ô D2, E2, F2 như Hình 8.3, kiểm tra kết quả các công thức và cho nhận xét.
  2. b) Tại các ô D3, E3, F3 nhập công thức tương tự như các ô D2, E2, F2 nhưng thay SUM bởi AVERAGE và nhận xét kết quả.
  3. c) Làm tương tự với các hàm MAX, MIN ở dòng 4 và 5.
  4. d) Nếu thay đổi số ở các ô A2 đến A6 thì điều gì xảy ra?
  5. e) Nếu dãy số cần tính tổng là điểm của 40 học sinh thì em sẽ dùng dạng công thức nào trong các ô D2, E2, F2?

Trả lời:

  1. a) Các công thức cho cùng một kết quả là 40.
  2. b) Công thức tương ứng là:

=AVERAGE(A2:A6).

=AVERAGE(A2,A3, A4,A5,A6).

=AVERAGE(6,7,8,9,10). 

Các công thức này cũng cho kết quả giống nhau.

  1. c) Tương tự thay SUM bằng MAX ở các ô D4, E4, F4 và thay SUM bằng MIN ở các ô D5, E5, F5.
  2. d) Nếu thay đổi số ở một trong các ô từ A2 đến A6 thì kết quả hiển thị ở các ô cột D, E tương ứng sẽ thay đổi theo.

Lưu ý: Công thức có chứa địa chỉ ô giúp kết quả tính toán được cập nhật tự động.

  1. e) Công thức ở các ô D2 và E2 cho cùng kết quả là tổng các ô từ A2 đến A6 nhưng cách viết ở ô D2 gọn hơn và thích hợp khi cần tính tổng của nhiều ô. Do đó, khi cần tính tổng của nhiều ô liên tục trong một cột hoặc hàng thì nên chọn dạng công thức trong ô D2.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1:  Dựa trên dữ liệu của trang tính sau:

  1. a) Tính số cây lớn nhất sẽ được trồng của một lớp.
  2. b) Tính số cây trung bình sẽ được trồng của các lớp.

Trả lời:

  1. a) Lớp 7A: D26 = MAX(D4:D8; D11:D16;D19:D23) Sao chép qua cho các lớp còn lại ta có công thức tại các lớp còn lại như sau:

Lớp 7B: E26 = MAX(E4:E8; E11:E16; E19:E23)

Lớp 7C: F26 = MAX(F4:F8; F11:F16; F19:F23)

Lớp 7D: G26 = MAX(G4:G8; G11:G16; G19:G23)

Lớp 7E: H26 = MAX(H4:H8; H11:H16; H19:H23)

Lớp 7G: I26 = MAX(I4:I8; I11:I16; I19:I23)

Lớp 7H: J26 = MAX(J4:J8; J11:J16; J19:J23)

  1. b) Số cây trung bình sẽ được trồng của các lớp

Lớp 7A: D27 = AVERAGE(D4:D8; D11:D16;D19:D23) Sao chép qua cho các lớp còn lại ta có công thức tại các lớp còn lại như sau:

Lớp 7B: E27 = AVERAGE (E4:E8; E11:E16; E19:E23)

Lớp 7C: F27 = AVERAGE (F4:F8; F11:F16; F19:F23)

Lớp 7D: G27 = AVERAGE (G4:G8; G11:G16; G19:G23)

Lớp 7E: H27 = AVERAGE (H4:H8; H11:H16; H19:H23)

Lớp 7G: I27 = AVERAGE I4:I8; I11:I16; I19:I23)

Lớp 7H: J27 = AVERAGE (J4:J8; J11:J16; J19:J23)

Câu 2: Thực hành tạo tệp tính mới và nhập bảng dữ liệu theo mẫu như hình sau:

 

  1. a) Giả sử cần tính tổng điểm các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, em hãy viết công thức tính Tổng điểm ở ô F4.
  2. b) Hãy viết công thức tính điểm trung bình môn Ngữ văn ở ô C22.
  3. c) Hãy sao chép các công thức ở ô F4 cho các ô F5 đến F21; công thức ở ô C22 cho các ô D22 và E22.
  4. d) Lưu lại tập với tên Bangdiem.xlsx

Trả lời:

  1. a) Công thức ở ô F4 là=SUM(C4:E4).
  2. b) Công thức ở ô C22 là =AVERAGE(C4:C21).
  3. c) Cách sao chép công thức ở các ô liền nhau:

– Chọn ô F4 → đưa con trỏ chuột lên ô vuông nhỏ ở góc dưới bên phải của ô F4 đến khi con trỏ chuột có dạng dấu + → kéo thả chuột xuống dưới để sao chép công thức cho các ô F5, F6,..., F21

- Tương tự, chọn ô C22 rồi kéo thả chuột sang ngang để sao chép công thức cho các ô D22, F22.

  1. d) Chọn lệnh File/Save để lưu tệp. Đặt tên tệp là Bangdiem.xlsx và chọn vị trí lưu tệp để tìm lại dễ dàng.

 

Câu 3: Bài tập thực hành:

Em hãy tại bảng và nhập dữ liệu ghi lại các khoản chi tiêu của gia đình em trong một tháng. Sử dụng các hàm để tính toán và trả lời những câu hỏi sau:

  1. a) Tổng số tiền chi tiêu một tháng là bao nhiêu?
  2. b) Khoản chi nhiều nhất, ít nhất là bao nhiêu?
  3. c) Có bao nhiêu khoản đã chi?
  4. d) Trung bình mỗi ngày chi bao nhiêu tiền?

Em hãy chia sẻ với bố mẹ những kết quả em tính toán được để cùng cân đối chi tiêu gia đình sao cho hợp lí.

Trả lời:

Gợi ý:

- Các em lập bảng như sau:

- Các em tự nhập dữ liệu thực tế trong gia đình em.

  1. a) Dùng hàm SUM để tính số tiền chi tiêu 1 tháng.
  2. b) Dùng hàm MAX, MIN để xác định khoản chi tiêu nhiều nhất và ít nhất.
  3. c) Để xác định có bao nhiêu khoản chi tiêu thì em nhìn giá trị cuối cùng của STT.
  4. d) Dùng hàm AVERAGE để tính trung bình số tiền tiêu mỗi ngày.

Cách 1: bằng số tiền chi tiêu 1 tháng/số ngày.

Cách 2. Tính tổng số tiền tiêu mỗi ngày.

⇒ tính trung bình cộng của mỗi ngày.

⇒ Dựa vào kết quả em tính cho gia đình em, em hãy cùng bố mẹ cân đối chi tiêu trong gia đình.

=> Giáo án tin học 7 kết nối bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay