Câu hỏi tự luận toán 4 kết nối bài 19: Giây, thế kỉ
Bộ câu hỏi tự luận toán 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 19: Giây, thế kỉ . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 Kết nối tri thức
Xem: => Giáo án toán 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG
BÀI 19: GIÂY, THẾ KỈ
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Viết các số sau
- a) 2 phút = ... giây
- b) 180 giây = ... phút
- c) 1 thế kỉ = ... năm
- d) 100 năm = ... thế kỉ
Giải
- a) 2 phút = 120 giây
- b) 180 giây = 3 phút
- c) 1 thế kỉ = 100 năm
- d) 100 năm = 1 thế kỉ
Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
- a) 1 phút = ... giây
- b) phút = ... giây
- c) 60 giây = ... phút
- d) 2 phút 10 giây = ... giây
Giải
- a) 1 phút = 60 giây
- b) phút = 10 giây
- c) 60 giây = 1 phút
- d) 2 phút 10 giây = 190 giây
Câu 3: Đọc bảng kết quả chạy 100 m của 4 học sinh dưới đây rồi viết vào chỗ chấm.
Tên | Thời gian chạy |
Hoa | 1 phút 3 giây |
Hùng | 52 giây |
Bình | 49 giây |
Lan | 1 phút 10 giây |
- Thời gian Hùng chạy là .....................
- Bạn .................... chạy nhanh nhất.
- Bạn .................... chạy chậm nhất.
- Bạn .................... chạy nhanh hơn bạn Hùng.
Giải
Ta có:
Thời gian của Hoa chạy là: 1 phút 3 giây = 63 giây
Thời gian của Hùng chạy là: 52 giây
Thời gian của Bình chạy là: 49 giây
Thời gian của Lan chạy là: 1 phút 10 giây = 70 giây
Vì 49 giây < 52 giây < 63 giây < 70 giây
- Thời gian Hùng chạy là 52 giây.
- Bạn Bình chạy nhanh nhất.
- Bạn Lan chạy chậm nhất.
- Bạn Bình chạy nhanh hơn bạn Hùng.
Câu 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- a) 1 thế kỉ = ... năm
- b) 2 thế kỉ = ... năm
- c) thế kỉ = ... năm
- d) 50 năm = ... thế kỉ
Giải
- a) 1 thế kỉ = 100 năm
- b) 2 thế kỉ = 200 năm
- c) thế kỉ = 20 năm
- d) 50 năm = thế kỉ
Câu 5: Em hãy trả lời các câu hỏi sau.
- a) Năm 1980 thuộc thế kỉ nào?
- b) Năm 1200 thuộc thế kỉ nào?
- c) Năm 721 thuộc thế kỉ nào?
- d) Năm 460 thuộc thế kỉ nào?
Giải
- a) Năm 1980 thuộc thế kỉ XX.
- b) Năm 1200 thuộc thế kỉ XIII.
- c) Năm 721 thuộc thế kỉ VIII.
- d) Năm 460 thuộc thế kỉ V.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Viết số số thích hợp vào chỗ chấm
- a) 3 thế kỉ = ... năm
- b) 200 năm = ... thế kỉ
- c) 6 thế kỉ = ... năm
- d) thế kỉ = ... năm
Giải
- a) 3 thế kỉ = 300 năm
- b) 200 năm = 2 thế kỉ
- c) 6 thế kỉ = 600 năm
- d) thế kỉ = năm
Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- a) 1 giờ 20 phút = .... giây
- b) 15 phút 35 giây = ... giây
- c) 20 phút 20 giây = ... giây
- d) 2 giờ 30 phút = ... giây
Giải
- a) 1 giờ 20 phút = 4800 giây
- b) 15 phút 35 giây = 935 giây
- c) 20 phút 20 giây = 1220 giây
- d) 2 giờ 30 phút = 9000 giây
Câu 3:
- a) Kể tên những tháng có: 30 ngày; 31 ngày; 28 hoặc 29 ngày.
- b) Cho biết: Năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày.
Các năm không nhuận thì tháng 2 chỉ có 28 ngày.
Hỏi: Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Năm không nhuận có bao nhiêu ngày?
Giải
- a) Tháng có 30 ngày là: tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.
Tháng có 31 ngày là: tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.
Tháng có 28 hoặc 29 ngày là: tháng 2.
- b) Năm nhuận là năm có 366 ngày. Năm không nhuận là năm có 365 ngày.
Câu 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- a) Bác Hồ sinh năm 1890. Bác Hồ sinh vào thế kỉ ...........
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1991. Năm đó thuộc thế kỉ ..........
- b) Cách mạng tháng Tám thành công vào năm 1945. Năm đó thuộc thế kỉ ..........
Giải
- a) Bác Hồ sinh năm 1890. Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX.
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1991. Năm đó thuộc thế kỉ XX.
- b) Cách mạng tháng Tám thành công vào năm 1945. Năm đó thuộc thế kỉ XX.
Câu 5: Khi thi chạy 100 m, Minh chạy hết 12 giây, còn Bình chạy chậm hơn Minh 5 giây. Bình chạy 100 m hết bao nhiêu giây?
Giải
Bình chạy 100 m hết số giây là:
12 + 5 = 17 (giây)
Đáp số: 17 giây
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
- a) Thế kỉ XV bắt đầu từ năm ....... đến năm .....
- b) Ông La Phông-ten mất năm 1695. Năm đó thuộc thế kỉ ......
- c) Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Năm đó thuộc thế kỉ ...... Tính đến năm 2020, được ........ năm.
Giải
- a) Thế kỉ XV bắt đầu từ năm 1401 đến năm 1500.
- b) Ông La Phông-ten mất năm 1695. Năm đó thuộc thế kỉ XVII.
- c) Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Năm đó thuộc thế kỉ XX. Tính đến năm 2020, được 66 năm.
Câu 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm (>,<,=)
- a) 2 ngày .... 40 giờ
- b) 2 giờ 5 phút .... 25 phút
- c) 5 phút .... giờ
- d) 1 phút rưỡi .... 90 giây
Giải
- a) 2 ngày > 40 giờ
- b) 2 giờ 5 phút > 25 phút
- c) 5 phút < giờ
- d) 1 phút rưỡi = 90 giây
Câu 3: Năm Nam 8 tuổi thì bố 34 tuổi. Biết lúc Nam 9 tuổi thì tuổi ông gấp 8 lần tuổi Nam. Hỏi năm Nam 15 tuổi ông hơn bố bao nhiêu tuổi?
Giải
Năm Nam 9 tuổi ông có số tuổi là:
9 x 8 = 72 (tuổi)
Năm Nam 8 tuổi ông có số tuổi là:
72 - 1 = 71 (tuổi)
Vậy năm Nam 8 tuổi thì tuổi của ông hơn tuổi của bố là:
71 - 34 = 37 tuổi.
Vì hiệu số tuổi giữa 2 người là 1 số không đổi ( mỗi năm ông, bố và Nam đều thêm 1 tuổi). Vậy năm Nam 15 tuổi, tuổi ông hơn tuổi bố số tuổi là: 37
Đáp số: 37 tuổi
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Bốn bạn thi chạy trên cùng một đoạn đường : Trung chạy hết phút, Dũng chạy hết phút, Quyết chạy hết phút, Thắng chạy hết phút.
- a) Hỏi ai chạy nhanh nhất, ai chạy chậm nhất?
- b) Thời gian chạy của bạn chạy chậm nhất gấp mấy lần thời gian chạy của bạn chạy nhanh nhất ?
Giải:
- a) Trung chạy hết phút = 20 giây
Dũng chạy hết phút = 15 giây
Quyết chạy hết phút = 12 giây
Thắng chạy hết phút = 10 giây
Vậy Thắng chạy nhanh nhất, Trung chạy chậm nhất.
- b) Vì 20 giây = 10 giây ×2 nên thời gian Trung chạy gấp 2 lần thời gian Thắng chạy.
Câu 2: Người thợ may thứ nhất may được 5 chiếc túi mất 90 phút, cũng cùng may 5 chiếc túi như vậy người thợ may thứ hai may may xong trước người thợ may thứ nhất giờ. Hổi ai may nhanh hơn và nhanh hơn bao nhiêu thời gian?
Giải:
Đổi giờ = 15 phút
Người thợ may thứ hai may 5 chiếc túi trong thời gian là:
90 - 15 = 75 (phút)
Người thợ may thứ hai may một chiếc túi trong thời gian là:
75 : 5 = 15 (phút)
Người thợ may thứ nhất may một chiếc túi trong thời gian là:
90 : 5 = 19 (phút)
Mà 19 phút > 15 phút
Nên người thợ may thứ nhất may một chiếc túi hết nhiều thời gian hơn người thợ may thứ hai và nhanh hơn 4 phút.
=> Giáo án Toán 4 kết nối bài 19: Giây, thế kỉ