Câu hỏi tự luận toán 4 kết nối bài 33: Ôn tập các số đến lớp triệu
Bộ câu hỏi tự luận toán 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 33: Ôn tập các số đến lớp triệu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 Kết nối tri thức
Xem: => Giáo án toán 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 7: ÔN TẬP HỌC KÌ IBÀI 33: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN LỚP TRIỆU1. NHẬN BIẾT (5 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu):
1 763; 5 794; 20 292; 190 909
Mẫu:
17 653 = 1 000 + 700 + 60 + 3
Giải
- 1 763 = 1 000 + 700 + 60 + 3
- 5 794 = 5 000 + 700 + 90 + 4
- 20 292 = 20 000 + 200 + 90 + 2
- 190 909 = 100 000 + 90 000 + 900 + 9
Câu 2: Viết các số sau:
- Bốn mươi triệu ba trăm nghìn bảy trăm hai mươi;
- Sáu trăm năm mươi tư triệu không trăm mười lăm nghìn;
- Tám trăm linh sáu triệu ba trăm linh hai nghìn bốn trăm;
- Bảy tỉ;
- Mười bảy tỉ không trăm mười lăm triệu.
Giải
- Bốn mươi triệu ba trăm nghìn bảy trăm hai mươi: 40 300 720
- Sáu trăm năm mươi tư triệu không trăm mười lăm nghìn: 654 015 000
- Tám trăm linh sáu triệu ba trăm linh hai nghìn bốn trăm: 806 302 400
- Bảy tỉ: 7 000 000 000
- Mười bảy tỉ không trăm mười lăm triệu: 17 015 000 000
Câu 3: Viết cách đọc số và nêu giá trị của chữ số 5, chữ số 8 trong mỗi số sau:
75 068 100; 508 200 006; 4 340 581; 5 003 200 008.
Giải
- Số 75 068 100 đọc là : Bảy mươi lăm triệu không trăm sáu mươi tám nghìn một trăm.
Trong số 75 068 100, chữ số 5 có giá trị là 5 000 000, chữ số 8 có giá trị là 8 000.
- Số 508 200 006 đọc là : Năm trăm linh tám triệu hai trăm nghìn không trăm linh sáu.
Trong số 508 200 006, chữ số 5 có giá trị là 500 000 000, chữ số 8 có giá trị là
8 000 000.
Câu 4: Đọc các số sau và nêu rõ 5 chữ số 5 trong mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào:
67 358 ; 851 904; 3 205 700; 195 080 126.
Giải
- 67 358: Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám => Số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị
- 851 904: Tám trăm năm mươi mốt nghìn chín trăm linh bốn => Số 5 thuộc hàng chục nghìn, lớp nghìn
- 205 700: Hai trăm linh năm nghìn bảy trăm => Số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn
- 195 080 126: Một trăm chín mươi lăm triệu không trăm tám mươi nghìn một trăm hai mươi sáu => Số 5 thuộc hàng triệu, lớp triệu
Câu 5: Nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số sau:
103; 1 379; 8 932; 13 064; 3 265 910.
Giải
- 103 => Số 3 có giá trị là 3
- 1379 => Số 3 có giá trị là 300
- 8932 => Số 3 có giá trị là 30
- 13 064 => Số 3 có giá trị là 3000
- 3 265 910 => Số 3 có giá trị là 3 000 000
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 55 432 218; 62 318 400; 308 201
Giải
So sánh các số đã cho ta thấy: 62 318 400 > 55 432 218 > 308 201
Nên các số đã cho được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé như sau: 62 318 400; 55 432 218; 308 201.
Câu 2: Viết số gồm:
- a) 3 chục triệu, 2 triệu, 5 chục nghìn và 7 chục.
- b) 4 trăm triệu, 6 triệu, 2 trăm nghìn và 9 đơn vị.
Giải
- a) 3 chục triệu, 2 triệu, 5 chục nghìn và 7 chục viết là: 32 050 070
- b) 4 trăm triệu, 6 triệu, 2 trăm nghìn và 9 đơn vị viết là: 406 200 009
Câu 3: Cho số 3 724 015.
- a) Viết giá trị của chữ số 2
- b) Viết giá trị của chữ số 3
Giải
- a) Giá trị chữ số 2 là: 20 000
- b) Giá trị chữ số 3 là: 3 000 000
Câu 4: Viết số thích hợp để có:
- a) Ba số tự nhiên liên tiếp:
67 ; ... ; 69. 798; 799; ... ...; 1000; 1001.
- b) Ba số chẵn liên tiếp:
8; 10; .... 98; ... ;102. ... ;1000; 1002
- c) Ba số lẻ liên tiếp:
51; 53; ... 199 ; ... ; 203. ... ; 999; 1001
Giải
- a) Ba số tự nhiên liên tiếp:
67 ; 68 ; 69. 798; 799; 800 999 ; 1000; 1001.
- b) Ba số chẵn liên tiếp:
8; 10; 12 98; 100 ;102. 998 ;1000; 1002
- c) Ba số lẻ liên tiếp:
51; 53; 55 199 ; 201; 203. 997 ; 999; 1001
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Viết 6 số tự nhiên liên tiếp từ bé đến lớn, bắt đầu từ số chẵn lớn nhất có 3 chữ số.
Giải
Số chẵn lớn nhất có 3 chữ số là 998.
6 số tự nhiên liên tiếp từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 998 là: 998; 999; 1 000; 1 001;
1 002; 1 003.
Câu 2: Trong các số: 605 ; 7 362 ; 2 640 ; 4 136 ; 1 207 ; 2 061:
- a) Số nào chia hết cho 2? Số nào chia hết cho 5?
- b) Số nào chia hết cho 3? Số nào chia hết cho 9?
- c) Số nào chia hết cho cả 2 và 5?
- d) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3?
- e) Số nào không chia hết cho cả 2 và 9?
Giải:
- a) Các số chia hết cho 2 là: 7 362 ; 2 640; 4 136
Các số chia hết cho 5 là: 605 ; 2 640
- b) Các số chia hết cho 3 là: 7 362 ; 2 640; 20 601
Các số chia hết cho 9 là: 7 362 ; 20 601
- c) Các số chia hết cho cả 2 và 5 là: 2 640
- d) Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 là: 605
- e) Số không chia hết cho cả 2 và 9 là: 605; 1207
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Viết số thích hợp vào ô trống để được:
Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm để được:
- a) ...52 chia hết cho 3;
- b) 1...8 chia hết cho 9.
- c) 92... chia hết cho cả 2 và 5.
- d) 25... chia hết cho cả 5 và 3.
Giải:
- a) Để số ...52 chia hết cho 3 thì ....+ 5 + 2 = .... + 7 chia hết cho 3.
Vậy có thể viết vào chỗ chấm một trong các chữ số sau: 2, 5 , 8.
- b) Tương tự, để số 1...8 chia hết cho 9 thì 1 + ....+ 8 = 9 +.... chia hết cho 9.
Vậy có thể viết 0 hoặc 9 vào chỗ chấm.
- c) Để 92... chia hết cho cả 2 và 5 thì ... phải là 0.
Vậy ta viết 0 vào chỗ chấm.
- d) 25... chia hết cho 5 nên .... có thể là 0 hoặc 5.
- Nếu .... là 0 ta có số 250.
Số 250 có tổng các chữ số là 2 + 5 + 0 = 7. Mà 7 không chia hết cho 3 nên số 250 không chia hết cho 3 (Loại).
- Nếu .... là 5 ta có số 255.
Số 255 có tổng các chữ số là 2 + 5 + 5 = 12 . Mà 12 chia hết cho 3 nên số 255 chia hết cho 3 (Chọn).
Vậy ta viết chữ số 5 vào chỗ chấm.
Câu 2: Tìm x, biết 23 < x < 31 và x là số lẻ chia hết cho 5.
Giải:
x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5
x là số lẻ nên x có chữ số tận cùng là 5
Vì 23 < x < 31 nên x là 25
=> Giáo án Toán 4 kết nối bài 33: Ôn tập các số đến lớp triệu