Câu hỏi tự luận toán 4 kết nối bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
Bộ câu hỏi tự luận toán 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 Kết nối tri thức
Xem: => Giáo án toán 4 kết nối tri thức
BÀI 42: TÍNH CHẤT PHÂN PHỐI CỦA PHÉP NHÂN
ĐỐI VỚI PHÉP CỘNG
(17 câu)1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Khi nhân một số với một tổng ta làm thế nào?
Giải:
Khi nhân một số với một tổng ra có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau:
a x (b + c) = a x b + a x c
Câu 2: Khi nhân một tổng với một số, ta làm thế nào?
Giải:
Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau
(a + b) x c = a x c + b x c
Câu 3: Tính bằng hai cách (theo mẫu)
Mẫu: 12 x 3 + 12 x 7
Cách 1:
12 x 3 + 12 x 7= 36 + 84 = 120
Cách 2:
12 x 3 + 12 x 7 = 12 x (3 + 7) = 120
- a) 23 x 3 + 23 x 5
- b) 154 x 6 + 154 x 7
Giải:
- a) Cách 1: 23 x 3 + 23 x 5 = 69 + 115 = 184
Cách 2: 23 x 3 + 23 x 5 = 23 x (3 + 5) = 23 x 8 = 184
- b) Cách 1: 154 x 6 + 154 x 7 = 924 + 1078 = 2002
Cách 2: 154 x 6 + 154 x 7 = 154 x (6 + 7) = 154 x 13 = 2002
? |
Câu 4: Số ?
? |
- a) 12 x ( 3 + 5) = x 3 + 12 x 5
? |
- b) 34 x 7 + 34 x 5 = 34 x ( + 5)
? |
- c) x 8 + 135 x 9 = 135 x (8 + 9)
- d) 123 x (23 + 89) = 123 x 23 + 123 x
Giải:
- a) 12
- b) 7
- c) 135
- d) 89
Câu 5: Tính
- a) 124 x (7 + 3)
- b) 131 x 8 + 132 x 12
- c) 32 x 9 + 32 x 8
- d) 432 x (98 – 88)
Giải:
- a) 124 x (7 + 3) = 124 x 10 = 1240
- b) 132 x 8 + 132 x 12 = 132 x ( 8 + 12) = 132 x 20 = 2630
- c) 32 x 9 - 32 x 8 = 32 x (9 – 8) = 32
- d) 432 x (98 – 88) = 432 x 10 = 4320
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Tính bằng cách thuận tiện
- a) 45 x 3 + 45 x 7
- b) 23 x 85 + 23 x 15
- c) 25 x 87 + 75 x 87
- d) 8 x 98 + 2 x 98
Giải:
- a) 45 x 3 + 45 x 7 = 45 x (3 + 7) = 45 x 10 = 450
- b) 23 x 85 + 23 x 15 = 23 x (85 + 15) = 25 x 100 = 2500
- c) 25 x 87 + 75 x 87 = 87 x (25 + 75) = 87 x 100 = 8700
- d) 8 x 98 + 2 x 98 = 98 x (8 + 2) = 98 x 10 = 980
Câu 2: Tính giá trị của các biểu thức sau với m = 2, n = 5, p = 7
- a) m x (n + p)
- b) (m + n) x p
- c) m x n + m x p
- d) m x p + n x p
Giải:
- a) m x (n + p) = 2 x (5 + 7) = 2 x 12 = 24
- b) (m + n) x p = (2 + 5) x 7 = 7 x 7 = 49
- c) m x n + m x p = 2 x 5 + 2 x 7 = 10 + 14 = 24
- d) m x p + n x p = 2 x 7 + 5 x 7 = 14 + 35 = 49
Câu 3: Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức
- a) 45 x ( 7 – 3) và 45 x 7 – 45 x 3
- b) (9 – 2) x 21 và 9 x 21 – 2 x 21
Giải:
- a) 45 x ( 7 – 3) = 45 x 4 = 180
45 x 7 – 45 x 3 = 315 – 135 = 180
- b) (9 – 2) x 21 = 7 x 21 = 147
9 x 21 – 2 x 21 = 189 – 42 = 147
Câu 4: Tính giá trị biểu thức
a | b | c | a x (b – c) | a x b – a x c |
8 | 6 | 2 | ? | ? |
5 | 9 | 7 | ? | ? |
3 | 10 | 5 | ? | ? |
Giải:
a | b | c | a x (b – c) | a x b – a x c |
8 | 6 | 2 | 8 x (6 – 2) = 32 | 8 x 6 – 8 x 2 = 32 |
5 | 9 | 7 | 5 x (9 – 7) = 10 | 5 x 9 – 5 x 7 = 10 |
3 | 10 | 5 | 3 x (10 – 5) = 15 | 3 x 10 – 3 x 5 = 15 |
Câu 5: Tính bằng cách thuận tiện
- a) 25 x 3 – 25 x 2
- b) 48 x 7 – 48 x 3
- c) 135 x 9 – 135 x 6
- d) 420 x 6 – 420 – 2
Giải:
- a) 25 x 3 – 25 x 2 = 25 x (3 – 2) = 25
- b) 48 x 7 – 48 x 3 = 48 x (7 – 3) = 48 x 4 = 192
- c) 135 x 9 – 135 x 6 = 135 x (9 – 6) = 135 x 3 = 405
- d) 420 x 6 – 420 – 2 = 420 x (6 – 2) = 420 x 4 = 1680
Câu 6: >; <; = ?
- a) 32 x 9 – 32 x 8 ..............32 x 2
- b) 24 x (4 + 6).................... 230
- c) 193 x (44 – 32)..............193 x 44 – 193 x 32
- d) 123 x (134 – 34)............12300
Giải:
- a) 32 x 9 – 32 x 8 .......<.......32 x 2
- b) 24 x (4 + 6)...........>......... 230
- c) 193 x (44 – 32)........=......193 x 44 – 193 x 32
- d) 123 x (134 – 34)........=....12300
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Có 2 thùng hàng chứa một số lít nước mắm đóng vào các can. Thùng thứ nhất có 25 can, thùng thứ 2 có 20 can, mỗi can đều chứa 6 lít nước mắm. Hỏi có tất cả bao nhiêu lít nước mắm được đóng vào can?
Giải:
Tổng số nước mắm được đóng vào can là:
25 x 6 + 20 x 6 = 6 x (20 + 25) = 6 x 45 = 270 (lít)
Đáp số có tất cả 270 lít nước mắm được đóng vào can
Câu 2: Một trường học phát động phong trào trồng cây xanh. Lớp 4A có 40 bạn, lớp 4B có 44 bạn, lớp 4C có 42 bạn. Biết trung bình mỗi bạn trong các lớp đều trồng được 2 cây. Hỏi 3 lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây xanh.
Giải:
3 lớp trồng được tất cả số cây xanh là:
(40 + 44 + 42) x 2 = 126 x 2 = 252 (cây xanh)
Vậy 3 lớp trồng được tất cả 252 cây xanh
Câu 3: Khối lớp 4 có 3 lớp học đàn, khối lớp 5 có 2 lớp học đàn, mỗi lớp học đàn có 10 bạn. Hỏi cả hai khối lớp có bao nhiêu bạn học đàn?
Giải:
Cả hai khối lớp có số bạn học đàn là:
(3 + 2) x 10 = 50 (bạn)
Vậy cả 2 khối lớp có tất cả 50 bạn học đàn.
Câu 4: Một cửa hàng có 9 tấm vải màu xanh, 7 tấm vải màu đỏ và 5 tấm vải màu vàng, mỗi tấm vải dài 32m. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu mét vải của cả 3 loại vải?
Giải:
Cửa hàng có tất cả số mét vải là:
(9 + 7 + 5) x 32 = 21 x 32 = 672 (mét)
Vậy cửa hàng có tất cả 672 mét vải của cả 3 loại vải
Câu 5: Người ta chuyển hàng để giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt. Đợt một chuyển được 4 chuyến, mỗi chuyến có 35 thùng hàng. Đợ hai chuyển được 6 chuyến, mỗi chuyến có 30 thùng hàng. Hỏi cả hai đợt chuyển được bao nhiêu thùng hàng?
Giải:
Cả hai đợt chuyển được tất cả số thùng hàng là:
35 x 4 + 30 x 6 = 320 (thùng hàng)
Vậy cả hai đượt chuyển được tất cả 320 thùng hàng
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Thực hiện phép tính:
- a) 12 x 20 + 13 x 30 + 14 x 40 + 15 x 50
- b) 4 x 14 x 6 + 2 x 12 x 17 + 3 x 19 x 8
Giải:
- a) 12 x 20 + 13 x 30 + 14 x 40 + 15 x 50
= (12 x 2 + 13 x 3 + 14 x 4 + 15 x 5) x 10 = (24 + 39 + 56 + 75) x 10 = 194 x 10 = 1940
- b) 4 x 14 x 6 + 2 x 12 x 17 + 3 x 19 x 8
24 x 14 + 24 x 17 + 24 x 19 = 24 x (14 + 17 + 19) = 24 x 50 = 24 x 100 : 2 = 1200
=> Giáo án Toán 4 kết nối bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng