Câu hỏi tự luận toán 4 kết nối bài 45: Thực hành trải nghiệm và ước lượng trong tính toán

Bộ câu hỏi tự luận toán 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 45: Thực hành trải nghiệm và ước lượng trong tính toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 8: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA

BÀI 45: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM ƯỚC LƯỢNG TRONG TÍNH TOÁN

 (14 câu)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Làm tròn các số hạng đến hàng chục rồi ước lượng kết quả của các tổng sau: 52 + 27, 86 + 98, 73 + 56.

Giải:

+ Làm tròn các số 52 và 27 đến hàng chục ta được các số 50 và 30.

Vậy tổng 52 + 27 có kết quả ước lượng là: 50 + 30 = 80.

+ Làm tròn các số 86 và 98 đến hàng chục ta được các số 90 và 100.

Vậy tổng 86 + 98 có kết quả ước lượng là: 90 + 100 = 190.

+ Làm tròn các số 73 và 56 đến hàng chục ta được các số 70 và 60.

Vậy tổng 73 + 56 có kết quả ước lượng là: 70 + 60 = 130.

Câu 2: Làm tròn các số hạng đến hàng trăm rồi ước lượng kết quả của các tổng sau: 472 + 326, 623 + 401, 359 + 703.

Giải:

+ Làm tròn các số 472 và 326 đến hàng trăm ta được các số 500 và 300.

Vậy tổng 472 + 326 có kết quả ước lượng là: 500 + 300 = 800.

+ Làm tròn các số 623 và 401 đến hàng trăm ta được các số 600 và 400.

Vậy tổng 623 + 401 có kết quả ước lượng là: 600 + 400 = 1 000.

+ Làm tròn các số 359 và 703 đến hàng trăm ta được các số 400 và 700.

Vậy tổng 359 + 703 có kết quả ước lượng là: 400 + 700 = 1 100.

 

Câu 3: : Ước lượng kết quả của mỗi phép tính sau:

Khoảng mấy nghìn?      

  1. a) 4 964 + 3 925 b) 8 946 – 3 046 c) 2 125 + 6 990

Giải:

  1. a) Làm tròn 4 964 đến 5 000; làm tròn 3 925 đến 4 000, vậy kết quả 4 964 + 3 925 khoảng 9 000
  2. b) Làm tròn 8 946 đến 9 000; làm tròn 3 046 đến 3 000, vậy kết quả 8 946 – 3 046 khoảng 6 000
  3. c) Làm tròn 2 125 đến 2 000; làm tròn 6 990 đến 7 000, vậy kết quả 2 125 + 6 990 khoảng 9 000

Câu 4: Ước lượng kết quả của mỗi phép tính sau:

Khoảng mấy chục nghìn?

  1. a) 54 021 + 23 012 b) 87 984 + 12 022 c) 65 995 – 25 975

Giải:

  1. a) Làm tròn 54 021 đến 54 000; làm tròn 23 012 đến 23 000, vậy kết quả 54 021 + 23 012 khoảng 77 000
  2. b) Làm tròn 87 984 đến 88 000; làm tròn 12 022 đến 12 000, vậy kết quả 87 984 + 12 022 khoảng 100 000
  3. c) Làm tròn 65 995 đến 66 000; làm tròn 25 975 đến 26 000, vậy kết quả 87 984 + 12 022 khoảng 92 000

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Làm tròn các thừa số đến hàng chục rồi ước lượng kết quả của các tích sau (theo mẫu):

Mẫu: Xét tính 27 x 6

Làm tròn số 27 đến hàng chục ta được 30

Vậy tích 27 x 6 có kết quả ước lượng là: 30 x 6 = 180

  1. a) 87 x 3
  2. b) 19 x 8
  3. c) 81 x 92
  4. d) 578 x 54

Giải:

+ Xét tích 87 × 3

Làm tròn số 87 đến hàng chục ta được số 90.

Vậy tích 87 × 3 có kết quả ước lượng là: 90 × 3 = 270.

+ Xét tích 19 × 8

Làm tròn số 19 đến hàng chục ta được số 20.

Vậy tích 19 × 8 có kết quả ước lượng là: 20 × 8 = 160.

+ Xét tích 81 × 92

Làm tròn các số 81 và 92 đến hàng chục ta được các số 80 và 90.

Vậy tích 81 × 92 có kết quả ước lượng là: 80 × 90 = 7 200.

+ Xét tích 578 × 54

Làm tròn các số 578 và 54 đến hàng chục ta được các số 580 và 50.

Vậy tích 578 × 54 có kết quả ước lượng là: 580 × 50 = 29 000.

Câu 2: Ước lượng các thương (theo mẫu):

  1. a) 57 : 8 b) 38 : 6 c) 50 : 7                          d) 29 : 4

Giải:

  1. a) 57 : 8

Ta có : 8 x 7 = 56 , 8 x 8 = 64

Vậy thương của phép tính 57 : 8 có kết quả ước lượng là 7

  1. b) 38 : 6

Ta có : 6 x 6 = 36 , 7 x 6 = 42

Vậy thương của phép tính 38 : 6 có kết quả ước lượng là 6

  1. c) 50 : 7

Ta có : 7 x 7 = 49 , 8 x 7 = 56

Vậy thương của phép tính 50 : 7 có kết quả ước lượng là 7

  1. d) 29 : 4

Ta có : 4 x 7 = 28 , 4 x 8 = 32

Vậy thương của phép tính 29 : 4 có kết quả ước lượng là 7

 

Câu 3: Ước lượng thương trong phép chia sau:

  1. a) 695 : 75
  2. b) 128: 37

Giải:

  1. a) Làm tròn các số 695 và 75 đến hàng chục thì được 700 và 70

700 : 70 =10

Thử với thương là 10:  75 x 10 = 750, 750 > 695 nên 5 không là thương

Thử với thương là 9: 75 x 9 = 694. 694 < 695

Vậy thương của phép chia 695 : 75 là 9

  1. b) Làm tròn các số 122 và 37 đến hàng chục thì được 120 và 40

120 : 40 =3

Thử với thương là 30:  37 x 3 = 111 , 111 < 122 nên 3 là thương

Vậy thương của phép chia 128: 37 là 3

Câu 4: Số?

Một trường tiểu học cần thuê một số xe ô tô để chở hết 232 học sinh lớp 4 đi tham quan

  1. a) Nếu mỗi xe chở được 45 học sinh thì trường tiểu học đó cần thuê ít nhất .?. xe
  2. b) Nếu mỗi xe chở được 26 học sinh thì trường tiểu học đó cần thuê ít nhất .?. xe

Giải:

  1. a) Nếu mỗi xe chở được 45 học sinh thì trường tiểu học đó cần thuê ít nhất 6 xe
  2. b) Nếu mỗi xe chở được 26 học sinh thì trường tiểu học đó cần thuê ít nhất 9 xe

  

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Cô Hà có 100 000 đồng và dự định mua: kem đánh răng 29 000 đồng, dầu gội đầu 41 800 đồng, sữa tắm 37 500 đồng. Hãy làm tròn từng giá tiền đến hàng nghìn và ước lượng xem cô Hà có đủ tiền mua các mặt hàng trên không?

Giải:

Làm tròn các số 29 000, 41 800, 37 500 đến hàng nghìn ta được các số 29 000, 42 000, 38 000.

Ước lượng số tiền để cô Hà mua đồ là:

29 000 + 42 000 + 38 000 = 109 000 (đồng)

Vì 109 000 > 100 000 nên cô Hà không đủ tiền mua các mặt hàng.

Câu 2: Một công ty kinh doanh xe máy trong năm ngoái bán được 23 708 chiếc. Hãy làm tròn số chiếc xe máy bán được đến hàng nghìn và ước lượng xem mỗi tháng công ty đó bán được bao nhiêu chiếc xe máy.

Giải:

Làm tròn số 23 708 đến hàng nghìn ta được số 24 000.

Ước lượng mỗi tháng công ty đó bán được số chiếc xe máy là:

24 000 : 12 = 2 000 (chiếc)

Đáp số: 2 000 chiếc

Câu 3: Mẹ cho An 150 000 đồng để mua đồ dùng học tập. An dự tính mua 15 quyển vở, 5 chiếc bút bi và 10 chiếc bút chì. Giá của một quyển vở, một chiếc bút bi, một chiếc bút chì lần lượt là 5 400 đồng, 2 800 đồng, 3 000 đồng. Em hãy ước lượng xem An có đủ tiền để mua đồ dùng học tập theo dự định không?

Giải:

Ta ước tính một quyển vở, một chiếc bút bi, một chiếc bút chì lần lượt là 5 000 đồng, 3 000 đồng, 3 000 đồng.

Vậy tổng số tiền mua đồ dùng học tập hết khoảng: 5 000 x 15 + 3 000 x 5 + 3 000 x 10 = 120 000 (đồng). Nên An có đủ tiền để mua đồ dùng học tập theo dự định.

 

Câu 4: Bảng sau cho biết số người đến tham quan một hội chợ trong ba ngày thứ Bảy, Chủ nhật và thứ Hai:

Ngày

Thứ Bảy

Chủ nhật

Thứ Hai

Số người

5 826

4 770

3 125

Hãy làm tròn số đến hàng nghìn rồi tính xem có khoảng bao nhiêu người đến tham gia hội chợ trong ba ngày đó.

Giải:

Làm tròn các số 5 826, 4 770 và 3 125 đến hàng nghìn ta được các số 6 000, 5 000 và 3 000.

Số người đến tham quan hội chợ trong ba ngày đó khoảng là:

6 000 + 5 000 + 3 000 = 14 000 (người)

Đáp số: 14 000 người

Câu 5: Trong tuần lễ đọc sách, hai bạn An và Bình đều đọc mỗi người một cuốn sách. Hai bạn ước tính được số dòng của mỗi cuốn sách đã đọc như bảng sau:

Sách của bạn

Số trang

Số dòng mỗi trang

Bình

336

21

An

252

37

Em hãy ước tính tổng số dòng trong mỗi cuốn sách của từng bạn và chỉ ra ai là người đọc nhiều hơn

Giải:

Làm tròn 336 trang thành 330 trang; làm tròn 21 dòng thành 20 dòng. Ước tính tổng số dòng trong sách của bạn Bình là: 320 x 20 = 64 000  dòng

Làm tròn 252 trang thành 250 trnag, làm tròn 37 dòng thành 40 dòng

Ước tính tổng số dòng trong sách của bạn An là: 250 x 40 = 10 000 dòng

Vậy ước tính bạn An đọc nhiều hơn bạn Bình.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Một số tự nhiên sau khi làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả là 2 700 000. Số đó có thể lớn nhất là bao nhiêu, nhỏ nhất là bao nhiêu?

Giải:

Ta thấy: Chữ số hàng nghìn là chữ số 0 (gạch chân) của số 2 700 000.

* Số lớn nhất:

- Giữ nguyên chữ số từ hàng nghìn và tất cả các chữ số bên trái nó.

- Chữ số bên phải liền kề chữ số hàng nghìn (hay là chữ số hàng trăm) phải nhỏ hơn 5, nên lớn nhất có thể sẽ là 4.

- Các chữ số hàng chục và hàng đơn vị là các số tự nhiên lớn nhất, nên chữ số hàng  chục và hàng đơn vị đều là 9.

Do đó số lớn nhất là 2 700 499.

* Số nhỏ nhất:

- Sau khi làm tròn đến chữ số hàng nghìn thì chữ số đó có thể giữ nguyên hoặc bớt đi một đơn vị. Do đó, số nhỏ nhất có thể là bớt đi một đơn vị ở hàng nghìn.

(Ta thực hiện phép tính 2 700 − 1 = 2699)

- Khi chữ số hàng nghìn bớt đi một đơn vị thì chữ số hàng trăm phải lớn hơn hoặc bằng 5, nên nhỏ nhất có thể sẽ là 5.

- Các chữ số hàng chục và hàng đơn vị là các số tự nhiên nhỏ nhất, nên chữ số hàng  chục và hàng đơn vị đều là 0.

Do đó số lớn nhất là 2 699 500.

Vậy sau khi làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả là 2 700 000 thì số lớn nhất và nhỏ nhất lần 2 700 499 và 2 699 500.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word toán 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay