Giáo án và PPT đồng bộ Địa lí 12 cánh diều
Địa lí 12 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Địa lí 12 cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU
BÀI 5: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày và giải thích được sự suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
- Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
- Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
- Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Viết được đoạn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng tham gia vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác Bảng 5.1 – 5.2, mục Em có biết, thông tin trong bài học để tìm hiểu về sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên, giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, giải pháp bảo vệ môi trường.
- Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Trình bày và giải thích được sự suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên ở nước ta; nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta; chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam; nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học, thu thập thông tin để viết được đoạn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng tham gia vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 11 – Cánh diều.
- Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11 – Cánh diều.
- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS xem video về hiện tượng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, yêu cầu HS trình bày hiểu biết về hiện tượng này.
c. Sản phẩm: HS nêu một vài hiểu biết về hiện tượng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và xem video:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:
+ Hãy cho biết video nói đến hiện tượng gì? Hiện tượng xảy ra ở vùng nào của nước ta?
+ Nêu một số hiểu biết của em về hiện tượng này.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, xem video, liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiện tượng được nói đến trong video và trình bày một số hiểu biết của bản thân về hiện tượng này.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Video nhắc đến hiện tượng xâm nhập mặn gay gắt, xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra ở các địa phương
vùng Đồng bằng sông Cửu Long
+ Xâm nhập mặn (đất bị nhiễm mặn) với hàm lượng nồng độ muối vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Nước biển mang theo lượng muối hòa tan và bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn.
→ Tác hại của xâm nhập mặn:
- Ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội.
- Gây ra sự thiếu hụt nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân.
- Bùng phát dịch sốt xuất huyết và chân tay miệng.
- Diện tích lúa, cây ăn quả, canh tác thuỷ sản bị thiệt hại.
- Sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cho cây trồng khiến cây bị sốc mặn, gây rụng lá, hoa, trái hàng loạt, dẫn đến chết cây.
- ……
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Xâm nhập mặn, phèn hóa, mặn hóa,…là một trong các biểu hiện suy giảm tài nguyên đất nói riêng và tài nguyên thiên thiên nhiên ở nước ta nói chung. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là một trong những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, một số loại tài nguyên thiên nhiên đang bị suy giảm, ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng. Vậy, những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Cần có những giải pháp gì để sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động 1.1. Tìm hiểu suy giảm tài nguyên thiên nhiên
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta. Giải thích được tại sao tài nguyên sinh vật ở nước ta bị suy giảm.
- Trình bày được sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta. Giải thích được tại sao tài nguyên đất ở nước ta bị suy giảm.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nhóm 1, 3: Khai thác Bảng 5.1. 5.2, thông tin mục 1a SGK tr.24, 25 và hoàn thành Phiếu học tập số 1 - Trình bày sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta. Giải thích tại sao tài nguyên sinh vật ở nước ta bị suy giảm.
- Nhóm 2, 4: Khai thác thông tin mục 1b SGK tr.26 và hoàn thành Phiếu học tập số 2 - Trình bày sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta. Giải thích tại sao tài nguyên đất ở nước ta bị suy giảm.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2 của các nhóm về sự suy giảm tài nguyên thiên ở nước ta và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tài nguyên sinh vật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Nước ta có nguồn tài nguyên thiên phong phú và đa dạng, tuy nhiên một số loại tài nguyên đang dần bị suy giảm, ảnh hưởng tới việc khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường. - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu sự suy giảm tài nguyên sinh vật. + Nhóm 2, 4: Tìm hiểu sự suy giảm tài nguyên đất. - GV yêu cầu HS Nhóm 1, 3 thực hiện nhiệm vụ trước. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1, 3: Khai thác Bảng 5.1. 5.2, thông tin mục 1a SGK tr.24, 25 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Bảng 5.1. Diện tích rừng nước ta giai đoạn 1943 – 2021 Đơn vị: triệu ha
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam) Bảng 5.2. Sự suy giảm số lượng loài sinh vật ở nước ta năm 2021
(Nguồn: Tổ chức Quốc tế và Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam)
- GV cung cấp một số tư liệu về sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp, thảo luận nhóm và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 1, Nhóm 3 lần lượt trình bày các nội dung về sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1 và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | I. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên 1. Suy giảm tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên sinh vật Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TƯ LIỆU VỀ SỰ SUY GIẢM TÀI NGUYÊN SINH VẬT
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Tài nguyên đất Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2, 4: Khai thác thông tin mục 1b SGK tr.26 và hoàn thành Phiếu học tập số 2.
- GV cung cấp một số tư liệu về sự suy giảm tài nguyên đất ở Việt Nam (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp, thảo luận nhóm và hoàn thành Phiếu học tập số 2. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 2, Nhóm 4 lần lượt trình bày các nội dung về sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta theo Phiếu học tập số 2. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 2 và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | a. Tài nguyên đất Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TƯ LIỆU VỀ SỰ SUY GIẢM TÀI NGUYÊN ĐẤT
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
|
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
Em hãy xác định và nêu đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam?
Em hãy trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ Việt Nam?
Phần đất liền Việt Nam tiếp giáp với các quốc gia nào?
Việt Nam nằm ở khu vực nào?
Điểm cực Bắc nước ta nằm ở tỉnh nào?
Điểm cực Tây nước ta có kinh độ khoảng?
Năm 2021, vùng đất có tổng diện tích bao nhiêu triệu km2?
Vùng đất là gì?
Vùng biển nước ta có diện tích khoảng?
Tại sao thiên nhiên nước ta lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển?
Vùng biển nước ta bao gồm mấy vùng?
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng?
Vì sao nước ta có sắc thái chung của thiên nhiên vùng nhiệt đới ẩm gió mùa?
II. ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG
Việt Nam có vị trí địa lí đặc biệt. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta?
Em hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên của nước ta?
Em hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Địa lí 12 Cánh diều tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
BÀI 7: ĐÔ THỊ HÓA
(38 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (21 CÂU)
Câu 1: Đô thị cổ đầu tiên ở nước ta là:
A. Thành Thăng Long. | B. Hội An. | C. Phú Xuân. | D. Thành Cổ Loa. |
Câu 2: Đô thị cổ đầu tiên ở nước ta ra đời vào:
A. Thế kỉ III TCN. | B. Thế kỉ IV TCN. | C. Thế kỉ I SCN. | D. Thế kỉ II SCN. |
Câu 3: Chức năng chủ yếu của các đô thị trong thời kì phong kiến là:
A. Kinh tế, văn hóa, giáo dục.
B. Hành chính, thương mại, quân sự.
C. Văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, y học.
D. Thương mại, quốc phòng, chính trị, hành chính.
Câu 4: Đô thị ra đời vào thế kỉ XI là:
A. Phú Xuân. | B. Đà Nẵng. | C. Phố Hiến. | D. Thành Thăng Long. |
Câu 5: Đô thị ra đời vào thế kỉ XVI – XVIII là:
A. Phố Hiến. | B. Thành Cổ Loa. | C. Thành Thăng Long. | D. Phú Xuân. |
Câu 6: Trong thời kì Pháp thuộc, một số đô thị lớn ở nước ta ra đời với chức năng chính là:
A. Chính trị và ngoại giao. | B. Hành chính và quân sự. |
C. Quốc phòng và thương mại. | D. Thương mại và giáo dục. |
Câu 7: Quá trình đô thị hóa từ Cách mạng tháng Tám đến năm 1975 ở nước ta có đặc điểm gì?
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng chậm.
B. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, số lượng đô thị tăng chậm.
C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng chậm.
D. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng nhanh.
Câu 8: Quá trình đô thị hóa từ năm 1975 đến nay ở nước ta có đặc điểm gì?
A. Chưa có nhiều chuyển biến tích cực, quá trình đô thị hóa diễn ra rất chậm.
B. Có những chuyển biến tích cực, quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh
C. Chưa có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên quá trình đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh.
D. Có những chuyển biến tích cực, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
Câu 9: Dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta:
A. Có xu hướng giảm dần. | B. Liên tục tăng lên. |
C. Tăng chậm. | D. Tăng rất nhanh. |
Câu 10: Theo số liệu năm 2021, số lượng dân thành thị của nước ta là:
A. 30,2 triệu dân. | B. 32,9 triệu dân. | C. 29,5 triệu dân. | D. 36,6 triệu dân. |
Câu 11: Theo số liệu năm 2021, tỉ lệ dân thành thị của nước ta chiếm bao nhiêu %?
A. 28,9%. | B. 40,5%. | C. 37,1%. | D. 34,7%. |
Câu 12: Theo số liệu năm 2021, nước ta có bao nhiêu đô thị các loại?
A. 698. | B. 749. | C. 801. | D. 683. |
Câu 13: Đô thị hóa đang diễn ra:
A. Ở vùng Đồng bằng sông Hồng. | B. Trên khắp cả nước. |
C. Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. | D. Ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. |
Câu 14: Cảnh quan đô thị của nước ta có đặc điểm gì?
A. Hiện đại và văn minh. | B. Ô nhiễm môi trường phá vỡ cảnh quan. |
C. Theo lối kiến trúc truyền thống. | D. Độc đáo, nổi bật. |
Câu 15: Hai vùng đô thị lớn, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là:
A. Đà Nẵng và Cần Thơ. | B. Hải Phòng và Bà Rịa Vũng Tàu. |
C. Nam Định và Hải Dương. | D. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. |
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU
Bộ đề Địa lí 12 Cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
ĐỊA LÍ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí địa lí của nước ta?
A. Nằm trong “vành đai lửa" Thái Bình Dương.
B. Nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu.
C. Nằm trong khu vực có hoạt động địa chất tương đối ổn định, ít thiên tai.
D. Nằm ngoài khu vực chí tuyến, quanh năm có gió Tây hoạt động.
Câu 2. Tình chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam được quy định bởi
A. địa hình và sông ngòi.
B. vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
C. diện tích lãnh thổ.
D. cảnh quan tự nhiên.
Câu 3. Nước ta rất thuận lợi để mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và thế giới vì
A. vị trí nằm ở trung tâm của châu Á.
B. vị trí nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương.
C. đường bờ biển tương đối bằng phẳng; ít vũng vịnh, đầm phá.
D. nằm trên các tuyến đường hàng hải, hàng không quốc tế và các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á.
Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ trên toàn lãnh thổ nước ta là
A. hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc.
B. hoạt động của gió Đông Nam.
C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyển bán cầu Nam thổi đến.
D. gió mùa Đông Bắc đi qua biển kết hợp với đái hội tụ nhiệt đới.
Câu 5. Quá trình xâm thực ở nước ta diễn ra mạnh là do
A. lượng mưa lớn.
B. đồi núi chiếm diện tích lớn.
C. đất fe-ra-lit chiếm diện tích lớn.
D. có nhiều cao nguyên rộng.
Câu 6. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta biểu hiện qua yếu tố địa hình ở
A. địa hình đồi núi chiếm ưu thế.
B. sự đa dạng của địa hình.
C. quá trình ngoại lực diễn ra mạnh mẽ.
D. hướng của các dãy núi.
Câu 7. Từ đông sang tây, thiên nhiên của nước ta phân hoá thành 3 vùng, lần lượt là
A. vùng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng.
B. vùng đối núi, vùng đồng bằng ven biển; vùng biển, đảo.
C. vùng biển, đảo và thềm lục địa; vùng đồng bằng ven biển; vùng đồi núi.
D. vùng đồng bằng, vùng trung du, vùng núi.
Câu 8. Biên độ nhiệt độ trung bình năm của nước ta
A. tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. tăng đều từ Bắc vào Nam.
C. giảm dần từ Bắc vào Nam.
D. ổn định từ Bắc vào Nam.
Câu 9. Ranh giới của hai đới cảnh quan tự nhiên phía bắc và phía nam nước ta là
A. dãy Hoành Sơn.
B. dây Bạch Mã.
C. dãy Hoàng Liên Sơn.
D. dãy Trường Sơn.
Câu 10. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rừng của nước ta chưa được sử dụng hợp lí?
A. Diện tích rừng trồng tăng.
B. Chất lượng rừng không thay đổi.
C. Phần lớn rừng hiện nay là rừng nghèo.
D. Rừng giàu chiếm khoảng 70% diện tích rừng.
Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng khi diện tích rừng tự nhiên giảm?
A. Số lượng loài tăng lên.
B. Đa dạng sinh học giảm.
C. Số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng tăng.
D. Các nguồn gen quý hiếm sẽ bị mất dần.
Câu 12. Biểu hiện của việc suy thoái tài nguyên đất là
A. diện tích đất trồng trọt giảm.
B. độ phì đất ngày càng tăng.
C. đất bị xói mòn, mặn hoá, phèn hoá.
D. tầng phong hoá đất mỏng dần.
Câu 13. Một trong những giải pháp quan trọng để sử dụng hợp lí tài nguyên rừng của nước ta là
A. đưa ra khoảng thời gian khai thác rừng nhất định trong năm.
B. cẩm khai thác tất cả các loại rừng.
C. tập trung khai thác các cây lấy gỗ.
D. phân loại rừng, khai thác hợp lí, tăng cường quản lí.
--------------- Còn tiếp ---------------
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án địa lí 12 cánh diều
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ địa lí 12 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Địa lí 12 cánh diều, soạn địa lí 12 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THPT