Đáp án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng
File đáp án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức Bài 6. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
BÀI 6. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG
KHỞI ĐỘNG
Quan sát (H6.1) và nêu đặc điểm thực vật của cây sầu riêng. Theo em, vì sao sầu riêng lại không được trồng ở các tỉnh miền Bắc nước ta?
Hướng dẫn chi tiết:
- Quan sát hình 6.1 ta thấy: Cây sầu riêng là thân gỗ lớn, có thể cao tới 40m. Vỏ thân màu xám nâu, sần sùi, nứt dọc theo thân. Thân cây có nhiều cành nhánh, phân bố đều đặn. Lá sầu riêng to, dài, hình bầu dục nhọn, màu xanh đậm bóng. Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới có lông mịn. Gân lá nổi rõ cả hai mặt. Hoa sầu riêng mọc thành chùm ở đầu cành. Hoa có màu vàng nhạt, kích thước lớn, tỏa mùi hương nồng nàn. Hoa sầu riêng lưỡng tính, có khả năng tự thụ phấn. Quả sầu riêng có hình bầu dục, kích thước lớn, có thể nặng tới 10kg. Vỏ quả sầu riêng dày, có gai nhọn. Quả sầu riêng có nhiều múi thịt, màu vàng cam, vị ngọt béo, mùi hương đặc trưng. Hạt sầu riêng to, màu nâu, bóng.
- Vì sầu riêng là một giống cây trồng thích hợp nhất tại các vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Đây là cây không có khả năng chịu lạnh và nắng nóng, do đó khí hậu ở miền Bắc thường trở lạnh bất thường vào mùa đông, nắng nóng vào mùa hè nên không phù hợp.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Phân tích đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng.
Hướng dẫn chi tiết:
* Đặc điểm thực vật học:
- Rễ: rễ cọc, ăn rất sâu và rộng từ 6m đến 8m.
- Thân, cành: Thân gỗ lớn, cây trưởng thành có cành mọc ngang, phân cành thấp, tán cây phát triển mạnh, rộng ở phần gốc cây, thu hẹp dần lên phần ngọn tạo thành hình tháp.
- Lá: Lá sầu riêng to, dài, hình bầu dục nhọn, màu xanh đậm bóng. Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới có lông mịn. Gân lá nổi rõ cả hai mặt.
- Hoa: hoa lưỡng tính, màu trắng, mọc thành chùm trên cành lớn và thân chính. Hoa nở ban đêm, thụ phấn nhờ côn trùng.
- Quả: Quả sầu riêng có hình bầu dục, kích thước lớn, có thể nặng tới 10kg. Vỏ quả sầu riêng dày, có gai nhọn. Quả sầu riêng có nhiều múi thịt, màu vàng cam, vị ngọt béo, mùi hương đặc trưng. Hạt sầu riêng to, màu nâu, bóng.
* Yêu cầu ngoại cảnh:
- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp từ 24 – 30 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp dưới hoặc hạn chế sinh trưởng.
- Lượng mưa và độ ẩm: Lượng mưa từ 1600 – 4000ml/năm và độ ẩm không khí từ 75 – 80%.
- Ánh sáng: Khi cây nhỏ, cần che bớt nắng cho cây, tránh ánh sáng trực tiếp. Khi cây trưởng thành cần tiếp xúc nhiều ánh sáng để tiến hành quang hợp, trao đổi chất.
- Đất: thích nghi với đất thịt pha cát, đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan…, thích hợp nhất là đất thịt, độ pH từ 5,0 đến 6,4.
- Sầu riêng cần tưới nước thường xuyên, đặc biệt là trong giai đoạn ra hoa, đậu quả và phát triển quả.
- Nên bón phân cho cây sầu riêng theo định kỳ 3 tháng/lần.
Câu 2: Trình bày kĩ thuật trồng, chăm sóc, cắt tỉa, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây sầu riêng.
Hướng dẫn chi tiết:
*Kĩ thuật trồng:
- Thời vụ: trồng vào đầu mùa mưa ở miền Nam (cuối tháng 4 đầu tháng 5).
- Nên chọn giống sầu riêng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của khu vực trồng. Một số giống sầu riêng phổ biến được ưa chuộng như: Sầu riêng Ri6, Sầu riêng Monthong, Sầu riêng D24,...
- Cần chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Nên cày bừa kỹ, bón lót đầy đủ trước khi trồng.
- Khoảng cách: cây cách cây và hàng cách hàng từ 6m đến 8m, tương ứng 125 cây đến 277 cây/ha.
- Chuẩn bị hố trồng: Ở vùng đất cao: hố tròn, đường kính 80cm, hố vuông kích thước mỗi chiều 70 – 80cm, sâu 50 – 60cm. Ở vùng đất thấp: đào mương, lên liếp, đắp ụ cao để tránh ngập úng. Kích thước 70 – 100cm, đáy ụ từ 100 – 150cm. Sau khi đào hố, trộn đất với phân bón, lấp lại xuống hố trồng.
- Trồng cây: Tạo hố nhỏ giữa hố, xé túi bầu, đặt cây con xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2cm – 3cm. Cắm cọc và che bóng cho cây con.
*Kĩ thuật chăm sóc:
- Làm cỏ, vun xới: 2 – 3 lần/năm. Có thể trồng xen cây họ Đậu.
- Bón phân thúc:
+ Thời kì kiến thiết cơ bản: chia làm 4 đến 9 lần/năm, bón vào các thời điểm trước và sau khi cây ra lộc để thúc đẩy các đợt lộc. Bón bằng cách pha vào nước để tưới hoặc xới nhẹ quanh gốc rồi rắc phân tưới nước giữ ẩm.
+ Thời kì kinh doanh: chia làm 4 lần (sau thu hoạch, khi cây bắt đầu ra hoa, khi cây đậu quả 3 tuần và sau lần 3 một tháng). Bón lần đầu bằng cách rạch rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán, rải phân rồi lấp đất. Bón lần sau bằng cách hòa loãng vào nước rồi tưới xung quanh gốc cây hoặc rải phân theo hình chiếu tán cây.
- Tưới nước:
+ Thời kì kiến thiết cơ bản: cung cấp nước đủ quanh năm.
+ Thời kì kinh doanh: giai đoạn ra hoa cần hạn chế nước, các giai đoạn còn lại cần nhiều nước.
+ Phòng, trừ sâu bệnh hại: thường xuyên cắt tỉa, quét vôi gốc cây, vệ sinh vườn. Sử dụng phân bón hợp lí để nâng cao sức đề kháng của cây. Khi có sâu hại cần kịp thời sử dụng các biện pháp phù hợp để tiêu diệt (bắt tay, bẫy, thuốc trừ sâu sinh học, hóa học…).
*Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán:
- Thời kì kiến thiết cơ bản: tỉa cành, tạo tán từ năm đầu. Các năm sau loại bỏ các cành cấp 1 ở vị trí không hợp lí để cây có nhiều tầng tán. Tầng tán đầu tiên cách mặt đất 1m, mỗi tầng 3 – 4 cành cấp 1, các tầng tán cách nhau 0,4 – 0,6m.
- Thời kì kinh doanh: sau thu hoạch loại bỏ các cành đã già yếu, cành bị sâu, bệnh, chòi mọc thẳng đứng, tỉa bớt cành tạo độ thông thoáng.
*Kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả:
- Kích thích tạo mầm hoa: Sau bón phân lần 2, tiến hành tạo khô hạn kết hợp phun Paclobutrazol nồng độ từ 0,001% đến 0,015% lên hai mặt lá cây.
- Kích thích ra hoa: khi ra hoa được 0,5cm, tiến hành tưới nước 2 ngày/lần để phát triển tốt.
- Tăng khả năng đậu quả: Sau khi nở hoa, tiến hành phân bó lá chứ Ca, Bo, K theo khuyến cáo hoặc/và thụ phấn bổ sung cho các chùm hoa ở giữa cành để tăng tỉ lệ đậu quả.
- Bón phân kích thích ra hoa: Cần bón phân kích thích ra hoa cho cây sầu riêng trước khi vào mùa ra hoa khoảng 1 tháng.
- Tưới nước tạo khô hạn: Cần tưới nước tạo khô hạn cho cây sầu riêng trước khi ra hoa khoảng 15 ngày để kích thích cây ra hoa đồng loạt.
- Thụ phấn bổ sung: Cần thụ phấn bổ sung cho cây sầu riêng bằng tay để tăng tỷ lệ đậu quả.
VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức để thực hiện việc trồng và chăm sóc cây sầu riêng phù hợp với thực tiễn ở địa phương em.
Hướng dẫn chi tiết:
- Kích thích ra hoa tập trung, đồng loạt.
- Vườn cây thoát nước tốt, tránh ngập úng.
- Tránh thu hoạch quả giai đoạn có mưa nhiều nhằm giảm hiện tượng nhão cơm.
- Phun phân bón lá chứa kali và lân cao 7 – 10 ngày/lần, giai đoạn từ 3 – 12 tuần sau khi đậu quả.
- Hạn chế sử dụng phân bón chứa Clo, phun phân bón lá có chứa Bo giai đoạn 15 – 20 ngày sau khi đậu quả
- Có thể phun 2 – 3 lần phân bón lá có chứa Can – xi, Ma – giê giai đoạn từ 2 tháng sau khi đậu quả.
=> Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng