Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối tri thức (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Trồng cây ăn quả - Kết nối tri thức - Cuối kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 2 môn Công nghệ 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

- KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Cần duy trì độ ẩm cho cây sầu riêng từ 

A. 70 - 80%.

B. 70 - 90%.

C. 75 - 80%.

D. 50 - 60%.

Câu 2 (0,25 điểm). Hình ảnh dưới đây thuộc bộ phận nào của cây xoài?

  

A. Chồi non.

B. Lá xoài.

C. Hoa xoài.

D. Quả xoài.

Câu 3 (0,25 điểm). Loại đất thích hợp nhất để trồng cây sầu riêng là 

A. đất pha cát. 

B. đất đỏ Bazan. 

C. đất thịt. 

D. đất phù sa. 

Câu 4 (0,25 điểm). Cây chuối trưởng thành có khoảng bao nhiêu lá?

A. 10 - 15 lá.

B. 20 - 25 lá.

C. 5 - 10 lá.

D. 30 - 45 lá.

Câu 5 (0,25 điểm). Chuối có tên khoa học là:

A. Dimocarpus longan Lour.

B. Mangifera Indica L.

C. Nephelium lappaceum.

D. Musa.

Câu 6 (0,25 điểm). Xoài thường được nhân giống bằng phương pháp nào?

A. Giâm cành.

B. Chiết cành.

C. Ghép cành.

D. Nuôi cấy mô tế bào.

Câu 7 (0,25 điểm). Nhiệt độ thích hợp để cây xoài sinh trưởng và phát triển là?

A. 20 – 24oC.

B. 24 – 26oC.

C. 15 – 25oC.

D. 20 – 30oC.

Câu 8 (0,25 điểm). Xoài là loại thực vật ..................

A. thân leo.

B. thân thảo.

C. thân gỗ.

D. thân bò.

Câu 9 (0,25 điểm). Trong giai đoạn nuôi quả, cây sầu riêng cần bón loại phân nào để quả đạt chất lượng tốt nhất?

  1. Phân đạm để kích thích tăng trưởng lá và cành.

  2. Phân kali và lân để tăng chất lượng và độ ngọt của quả. 

  3. Chỉ cần tưới nước, không cần bón phân.

  4. Phân hữu cơ hoai mục, không cần bổ sung khoáng chất.

Câu 10 (0,25 điểm). Cây chuối có những loại hoa nào? 

A. Hoa đực và hoa cái.     

B. Hoa đực và hoa lưỡng tính.                       

C. Hoa lưỡng tính.         

D. Hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.

Câu 11 (0,25 điểm). Ở miền Nam nước ta nên trồng xoài vào thời điểm nào?

A. tháng 4 - 5.

B. tháng 2 - 3.

C. tháng 7 - 8.

D. tháng 8 - 9.

Câu 12 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng khi mô tả đặc điểm thân của cây chuối?

A. Thân cây chuối cao trung bình 3- 4 m.

B. Thân giả cây chuối có nhiều nhánh.

C. Phần nằm dưới đất là thân thật (còn gọi là củ chuối hoặc thân ngầm).

D. Phần nằm trên mặt đất được gọi là thân giả, do các bẹ lá xếp lớp lên nhau theo hình xoắn ốc.

Câu 13 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm lá cây chuối?

A. Lá chuối trưởng thành có chiều dài tới 3m, chiều rộng tới 0,6m.

B. Lá chuối mọc ra từ đỉnh sinh trưởng của chồi và nằm trong thân khoảng 2 tháng rồi vươn ra ngoài.

C. Cây chuối có lá kép.

D. Tuổi thọ của lá chuối trên cây khoảng 50 – 150 ngày.

Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây nói không đúng về đặc điểm thực vật học của cây sầu riêng?

  1. Là hệ rễ cọc.

  2. Là loài cây thân gỗ nhỏ.

  3. Lá có màu đồng khi còn non.

  4. Hoa là hoa lưỡng tính.

Câu 15 (0,25 điểm). Ở miền Bắc nước ta nên trồng xoài vào thời điểm nào?

A. tháng 4 - 5.

B. tháng 2 - 3.

C. tháng 7 - 8.

D. tháng 6 - 7.

Câu 16 (0,25 điểm). Đâu không phải là kĩ thuật trồng cây sầu riêng?

A. Thường được trồng vào đầu mùa mưa ở miền Nam.

B. Khoảng cách trồng thích hợp là cây cách cây, hàng cách hàng từ 6 m đến 10 m.

C. Đối với những vùng đất cao, đào hố tròn trồng cây với đường kính 80 cm.

D. Lượng phân bón lót cho một hố hoặc một ụ từ 20 kg đến 30 kg phân hữu cơ.

Câu 17 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của quả cây chuối?

A. Khi chín, quả chuối có màu xanh.

B. Mỗi buồng chuối có 4 – 15 nải.

C. Mỗi nải chuối có 12 – 30 quả.

D. Khối lượng mỗi quả chuối khoảng 50 – 300g.

Câu 18 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây nói không đúng về rầy phấn trên cây sầu riêng?

  1. Rầy phát triển với mật độ và số lượng cao trong các tháng mùa mưa.

  2. Rầy tiết ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.

  3. Lá bị rầy phấn hại thường có những chấm màu nâu, khi bị hại nặng lá rụng hàng loạt.

  4. Trưởng thành và ấu trùng thường sống ở mặt dưới lá và chích hút các lá non.

Câu 19 (0,25 điểm). Đâu không phải biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại?

A. Sử dụng giống kháng bệnh.

B. Cắt tỉa cây cho thông thoáng.

C. Bón phân cân đối kết hợp sử dụng các chế phẩm vi sinh vật đối kháng.

D. Sử dụng thuốc hóa học liều nặng ngay khi có triệu chứng bị sâu bệnh hại.

Câu 20 (0,25 điểm). “Biện pháp tăng cường bón phân hữu cơ” thuộc nhóm biện pháp nào trong việc để phòng trừ sâu bệnh trên cây xoài?

A. Biện pháp cơ giới.

B. Biện pháp canh tác.

C. Biện pháp sinh học.

D. Biện pháp hóa học.

.....................................

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Phân tích đặc điểm thực vật học của cây chuối.

Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao ở các tỉnh miền Nam nước ta, cây xoài ra hoa và phát triển vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5) và cho sản lượng, chất lượng xoài cao hơn miền Bắc?

BÀI LÀM

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

3

0

4

0

2

0

0

1

9

1

3,25

Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng

2

0

4

0

3

0

0

0

9

0

2,25

Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm cây chuối

3

1

4

0

3

0

0

0

10

1

4,5

Bài 8: Dự án: Trồng cây ăn quả

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Tổng số câu TN/TL

8

1

12

0

8

0

0

1

28

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Bài 5

9

1

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

Nhận biết

 - Nhận biết được bộ phận của cây xoài.

- Biết được nhiệt độ thích hợp để cây xoài sinh trưởng và phát triển.

3

C2, C7, C8

Thông hiểu

 - Biết được phương pháp nhân giống xoài.

- Biết được thời điểm trồng xoài ở miền Nam và miền Bắc nước ta.

- Biết được giai đoạn không nên tưới nước cho cây xoài.

4

C6, C11, C15, C22

Vận dụng

- Gọi được đúng tên nhóm biện pháp trong việc để phòng trừ sâu bệnh trên cây xoài.

- Nêu được tác dụng việc tỉa cành và tạo tán cây xoài.

2

C20, C21

Vận dụng cao

Giải thích được lí do các tỉnh miền Nam nước ta, cây xoài ra hoa và phát triển vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5) và cho sản lượng, chất lượng xoài cao hơn miền Bắc.

1

C2 (TL)

Bài 6

9

0

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng

Nhận biết

 - Biết được độ ẩm duy trì cho cây sầu riêng.

- Biết được loại đất thích hợp trồng cây sầu riêng.

2

C1, C3

Thông hiểu

 - Biết được ý nói không đúng về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng.

- Biết được ý nói không đúng về kĩ thuật trồng cây sầu riêng.

- Biết được ý nói không đúng về rầy phấn trên cây sầu riêng.

- Biết được ý không phải biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại.

4

C14, C16, C18, C19

Vận dụng

- Nêu được loại phân cần bón trong giai đoạn nuôi quả để sầu riêng đạt chất lượng tốt nhất.

- Nêu được kĩ thuật để xử lí cây sầu riêng ra hoa đồng loạt.

- Xác định được dấu hiệu cho thấy cây sầu riêng bị thiếu kali và nêu được biện pháp.

3

C9, C26, C28

Vận dụng cao

Bài 7

10

1

Kĩ thuật trồng và chăm cây chuối

Nhận biết

- Biết được số lá của cây chuối trưởng thành.

- Nhận biết được tên khoa học của cây chuối.

- Biết được các loại hoa của cây chuối.

- Phân tích được đặc điểm thực vật học của cây chuối.

3

1

C4, C5, C10

C1 (TL)

Thông hiểu

- Xác định được đặc điểm thân, lá chuối, quả của cây chuối.

- Xác định được khoảng thời gian trồng chuối ở miền Bắc.

4

C12, C13, C17, C23

Vận dụng

- Biết cách bón phân để giúp cây chuối đạt hiểu quả cao nhất.

- Biết được biện pháp giúp cây chuối chống chịu tốt hơn với các điều kiện thời tiết bất lợi.

3

C24, C25, C27

Vận dụng cao

Bài 8

0

0

Dự án: Trồng cây ăn quả

Vận dụng cao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay