Phiếu trắc nghiệm Thiết kế và Công nghệ 10 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 10 (Thiết kế & CN) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ 10 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Trong bản vẽ kĩ thuật, loại hình chiếu trục đo nào thường được sử dụng?
A. Hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu phối cảnh
B. Hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân
C. Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ và 2 điểm tụ
D. Hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu vuông góc
Câu 2: Loại mặt cắt nào được đặt bên ngoài hình chiếu?
A. Mặt cắt chập.
B. Mặt cắt đứng.
C. Mặt cắt ngang.
D. Mặt cắt rời.
Câu 3: Theo TCVN 7284-0:2003, bản vẽ khổ A4 thường sử dụng khổ chữ nào cho chữ thường?
A. 1,8 mm và 3 mm
B. 2,5 mm và 5 mm
C. 3,5 mm và 7 mm
D. 5 mm và 10 mm
Câu 4: Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hình chiếu bằng được tạo ra bằng cách nào?
A. Chiếu vật thể từ trên xuống mặt phẳng hình chiếu bằng.
B. Chiếu vật thể từ dưới lên mặt phẳng hình chiếu bằng.
C. Chiếu vật thể từ trái sang phải.
D. Chiếu vật thể từ trước ra sau.
Câu 5: Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ xuất hiện khi nào?
A. Khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể.
B. Khi mặt tranh vuông góc với một mặt của vật thể.
C. Khi mặt tranh không song song với bất kỳ mặt nào của vật thể.
D. Khi vật thể nằm trên mặt tranh.
Câu 6: Khi nói về mặt cắt chập, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Mặt cắt được vẽ ở ngoài hình chiếu.
B. Mặt cắt chỉ áp dụng cho hình chiếu đứng.
C. Mặt cắt không thể hiện rõ cấu tạo bên trong vật thể.
D. Mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu.
Câu 7: Trong phương pháp chiếu góc thứ ba, hình chiếu bằng thể hiện kích thước nào của vật thể?
A. Chiều rộng và chiều cao
B. Chiều dài và chiều rộng
C. Chiều dài và chiều cao
D. Chiều rộng và độ sâu
Câu 8: Trong hình chiếu phối cảnh một điểm tụ, các đường song song trong không gian sẽ thế nào khi chiếu lên mặt phẳng hình chiếu?
A. Vẫn song song như trong thực tế
B. Hội tụ về một điểm trên đường chân trời
C. Bị biến dạng hoàn toàn
D. Không thể xác định được
Câu 9: Mặt cắt chập có đặc điểm nào dưới đây?
A. Được đặt bên ngoài hình chiếu, không liên quan đến hình chiếu chính.
B. Được đặt ngay tại vị trí mặt phẳng cắt đi qua trên hình chiếu.
C. Luôn có nét đứt bao quanh.
D. Không được sử dụng để biểu diễn vật thể có cấu trúc đơn giản.
Câu 10: Theo TCVN 8-24:2002, nét vẽ nào dùng để thể hiện các cạnh khuất của vật thể?
A. Nét liền mảnh
B. Nét lượn sóng
C. Nét đứt mảnh
D. Nét gạch dài - chấm - đậm
Câu 11: Góc giữa các trục đo trong hình chiếu trục đo xiên góc cân có giá trị nào sau đây?
A. 120° - 120° - 120°
B. 135° - 90° - 135°
C. 100° - 130° - 130°
D. 110° - 125° - 125°
Câu 12: Một bản vẽ có đường kính Ø50 mm và tỉ lệ 1:2. Kích thước thực của đường kính là bao nhiêu?
A. 25 mm
B. 50 mm
C. 100 mm
D. 75 mm
Câu 13: Khi ghi kích thước trên bản vẽ kĩ thuật, điều nào sau đây là đúng?
A. Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ.
B. TCVN 7286:2003 quy định quy tắc ghi kích thước trên các bản về kĩ thuật.
C. Đơn vị đo kích thước dài là mét (m).
D. Khi ghi kích thước cần ghi đơn vị trên bản vẽ.
Câu 14: Trong bản vẽ kỹ thuật, hình chiếu đứng thường được đặt ở đâu?
A. Phía trên hình chiếu bằng.
B. Phía dưới hình chiếu bằng.
C. Bên phải hình chiếu bằng.
D. Bên trái hình chiếu bằng.
Câu 15: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về hình chiếu trục đo?
A. Biểu diễn ba chiều của vật thể trên mặt phẳng
B. Giữ nguyên toàn bộ kích thước thực tế của vật thể
C. Dễ dàng hình dung hình dạng tổng thể của vật thể
D. Có thể áp dụng các hệ số biến dạng khác nhau trên các trục
Câu 16: ........................................
........................................
........................................