Đáp án Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế

File đáp án Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt Tải về

Xem: => Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 21: CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Mở đầu

Câu hỏi: Tại sao các quốc gia lại có sự phát triển kinh tế không đồng đều như vậy?

Trả lời

Vì nguồn lực kinh tế phân bố không đều

Hình thành kiến thức mới

Câu 1: Đọc thông tin trong mục 1, hãy trình bày khái niệm nguồn lực.

Trả lời

* Khái niệm nguồn lực: Nguồn lực phát triển kinh tế của một lãnh thổ là sức mạnh tổng hợp được tích luỹ từ vị trí địa lí, lịch sử - văn hoá, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, các tài sản hiện có và tiềm năng của những tài sản hình thành trong tương lai, bao gồm cả nguồn lực từ bên ngoài có thể huy động nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của lãnh thổ đó.

Câu 2: Dựa vào sơ đồ trong mục 2, hãy trình bày sự phân loại các nguồn lực.

Trả lời

- Nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, có thể phân loại theo nguồn gốc (vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế — xã hội) và theo phạm vi lãnh thổ (bên trong và bên ngoài lãnh thổ).

- Phân loại các nguồn lực:

 

Câu 3: Dựa vào thông tin trong mục 3, hãy phân tích vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với phát triển kinh tế?

Trả lời

* Vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với phát triển kinh tế:

  - Vị trí địa lí có thể tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ, đặc biệt trong xu thế hội nhập của nên kinh tế.

  - Nguồn lực tự nhiên là yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

  - Nguồn lực kinh tế — xã hội đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế — xã hội của một lãnh thỏ: Nguồn lao động là nguồn lực có vai trò quyết định trong sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn lao động đông đảo, có chất lượng cao là nền tảng vững chắc để chuyển dịch nên kinh tế sang kinh tế trí thức, định hướng phát triển bền vững. Vốn đầu tư, chính sách và khoa học - công nghệ.... tạo ra môi trường sản xuất hiện đại, linh hoạt giúp tăng năng suất lao động.

  - Các nguồn lực từ bên ngoài lãnh thổ: việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học — công nghệ, thị trường từ bên ngoài lãnh thỏ,... sẽ tạo thêm sức mạnh cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong thời kì kinh tế tri thức và các xu hướng hợp tác hoá, quốc tế hoá ngày càng mở rộng.

=> Việc kết hợp giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực từ bên ngoài một cách hợp lí, sẽ giúp phát triển kinh tế của một lãnh thổ diễn ra nhanh và bên vững.

Luyện tập

Câu hỏi: Lấy ví dụ về tác động của một trong các nhân tố: vị trí địa lí, tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động, vốn đầu tư nước ngoài đến phát triên kinh tế

Trả lời

Tác động của các nhân tố:

  1. Vị trí địa lí: 

=> Ví dụ: TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu giàu có (nông sản Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bô; dầu mỏ).

  1. Tài nguyên khoáng sản:

=> Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang).

  1. Nguồn lao động:

=> Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ=> thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt -may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí...

  1. Vốn đầu tư nước ngoài:

=> Ví dụ: các ngân hàng phát triển đa phương bao gồm Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB).

Vận dụng

Nhiệm vụ: Tìm hiểu và trình bày một số nguồn lực chính để phát triển kinh tế ở địa phương em.

Trả lời

HS tự quan sát và liên hệ thực tế với địa phương mình đang sinh sống để biết được nguồn lực chính để phát triển kinh tế  ở địa phương.

=> Giáo án địa lí 10 kết nối bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay