Đáp án Khoa học 5 chân trời Bài 9: Sử dụng năng lượng điện

File đáp án Khoa học 5 chân trời sáng tạo Bài 9: Sử dụng năng lượng điện. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo

BÀI 9. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN

Khởi động: Vì sao thợ điện sử dụng ủng cao su và găng tay cao su bảo hộ khi làm việc (hình 1)?

Hướng dẫn chi tiết:

Các vật liệu này có khả năng cách điện tốt, giúp ngăn chặn dòng điện đi qua cơ thể thợ điện khi có sự cố. Do đó, để đảm bảo an toàn khi lao động, người thợ điện phải mang ủng cao su, găng tay cao su và một số vật dụng khác khi lam việc.

                                                                        

1. AN TOÀN ĐIỆN

Hoạt động khám phá

- Quan sát các tình huống dưới đây và cho biết tình huống nào an toàn, tình huống nào không an toàn. Vì sao? 

- Kể các tình huống an toàn và không an toàn khác khi sử dụng điện trong đời sống.

Hướng dẫn chi tiết:

- Quan sát, đọc thông tin trong hình dưới đây và ta thấy được:

  • Tình huống hình 2, 3, 5, 6 là không an toàn vì các tình huống trên có thể hị điện giật.

  • Tình huống hình 4,7 là an toàn.

- Tình huống an toàn:

+ Sử dụng ổ cắm và đầu cắm đúng cách: Sử dụng ổ cắm và đầu cắm phù hợp với loại thiết bị và đảm bảo chúng được cắm chặt vào ổ cắm để tránh sự cố nổ điện.

+ Bảo quản dây điện: Giữ cho dây điện luôn sạch sẽ, không bị đứt gãy và không bị nứt rạn để tránh nguy cơ chập điện.

+ Sử dụng thiết bị chống giật: Sử dụng các thiết bị chống giật như ổ cắm chống giật để ngăn chặn điện giật trong trường hợp sự cố.

+ Tắt nguồn khi không sử dụng: Luôn tắt nguồn điện của thiết bị khi không sử dụng để tránh nguy cơ chập điện hoặc cháy nổ.

+ Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các hệ thống điện như hệ thống dây điện, ổ cắm và thiết bị để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách và an toàn.

- Tình huống không an toàn:

+ Chạm vào điện trần trụi: Chạm vào dây điện trần trụi hoặc thiết bị điện khi tay ướt có thể gây ra nguy cơ điện giật.

+ Sử dụng thiết bị hỏng hóc: Sử dụng các thiết bị điện hỏng hóc, đứt gãy hoặc có dấu hiệu sự cố mà không được sửa chữa có thể gây ra nguy cơ chập điện hoặc cháy nổ.

+ Chạm vào dây điện khi đang sửa chữa: Chạm vào dây điện hoặc thiết bị điện khi đang sửa chữa hoặc bảo dưỡng có thể gây ra nguy cơ chập điện hoặc cháy nổ.

+ Sử dụng quá tải: Sử dụng quá tải các ổ cắm hoặc thiết bị điện có thể gây ra nguy cơ quá nhiệt và cháy nổ.

Luyện tập, thực hành

Từ các tình huống trên, hãy nêu một số quy tắc cơ bản về an toàn điện và chia sẻ với bạn.

Hướng dẫn chi tiết:

- Quy tắc sử dụng điện an toàn:

+ Không sử dụng điện khi tay ướt

+ Không chọc bất cứ thứ gì vào ổ điện

+ Không chơi gần gây điện, nguồn điện, cột điện, trạm biến áp,…

+ Phải liên hệ sửa chữa điện ngay khi phát hiện tình trạng hỏng hóc

Vận dụng

- Tìm hiểu các thiết bị điện trong nhà, lớp học của em và hoàn thành bảng theo gợi ý.

Thiết bị

Tình trạng

An toàn

Không an toàn

Đề xuất

Nồi cơm điện

Vỏ dây cắm bị nứt

X

Báo cho người lớn xử lí

?

?

?

?

- Chia sẻ kết quả em tìm hiểu được với bạn.

- Vận động bạn bè và người thân cùng thực hiện an toàn khi sử dụng các thiết bị điện.

Hướng dẫn chi tiết:

Thiết bị

Tình trạng

An toàn

Không an toàn

Đề xuất

Nồi cơm điện

Vỏ dây cắm bị nứt

X

Báo cho người lớn xử lí

Bóng đèn

Nhấp nháy

X

Báo cho người lớn xử lí

Ti vi

Không hư hỏng

X

2. TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

=> Giáo án Khoa học 5 chân trời bài 9: Sử dụng năng lượng điện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Khoa học 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay