Đáp án Lịch sử 10 cánh diều Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

File Đáp án Lịch sử 10 cánh diều Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 17. KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

1. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các Hình 17.2, 17.3, hãy nêu khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Trả lời:

Khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam:

  • Thời kì cổ - trung đại: các vương triều luôn coi trọng trong việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hòa thuận trong nội bộ triều đình để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm. Các triều đại luôn đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia và có những chính sách nhất quán về việc đoàn kết giữa các dân tộc, vùng miền.
  • Thời kì cận - hiện đại, trải qua các cuộc kháng chiến của dân tộc chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã được xây dựng thành công, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, khối đại đoàn kết được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng.

2. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc

2.1. Trong lịch sử dựng nước, giữ nước

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát các Hình từ 17.2 đến Hình 17.4, hãy phân tích vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước.

Trả lời:

Phân tích vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước:

  • Ngay từ khi ra đời, người Việt cổ đã tạo nên sự cố kết cộng đồng. Đây là một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam. Quá trình dựng nước trên cơ sở đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và nhu cầu chống ngoại xâm đã nhanh chóng phát triển thành sức mạnh đoàn kết dân tộc, trở thành truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.
  • Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
  • Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 là minh chứng sinh động về sức mạnh đồng thuận của cả dân tộc Việt Nam, khi có đường lối đúng đắn và được tổ chức, tập hợp với tinh thần tự lực, tự cường.
  • Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi là thành quả vĩ đại của tinh thần đoàn kết dân tộc, quyết tâm thống nhất đất nước của nhân dân hai miền Nam Bắc.
  • Trong thời kì hòa bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng và phát triển đất nước.

2.2. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 17.7, 17.8 hãy nêu tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Trả lời:

Tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay:

  • Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
  • Là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới. Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đại đoàn kết là yếu tố không tách rời với khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.

 

3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay

3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc

Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu, hãy nêu và phân tích quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc.

Trả lời:

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc: Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc "Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển". Đây là nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc dây dựng quan hệ giữa các dân tộc -  tộc người trong quá trình phát triển đất nước.

 

3.2. Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát các Hình 17.9, 17.10, hãy phân tích những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà Nước. Trình bày ý nghĩa của việc Đảng và Nhà nước ưu tiên thực hiện các chính sách đối với các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.

Trả lời:

  • Những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà Nước:
    • Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiếu sổ hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả  nước tiến hành CNH-HĐH.
    • Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa,... nhằm nâng cao thực lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo điền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển.
    • Chính sách liên quan đến quốc phòng, an ninh hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia.
  • Ý nghĩa của việc Đảng và Nhà nước ưu tiên thực hiện các chính sách đối với các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay: Hướng tới mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ nhân dân các dân tộc, vì mục tiêu "dân giàu, dân chủ, công bằng, văn minh". 

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc được thể hiện như thế nào trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

Trả lời:

Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc được thể hiện trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: 

  • Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
  • Là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới. Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đại đoàn kết là yếu tố không tách rời với khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Nêu những hành động mà một công dân có thể thực hiện góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Trả lời:

Những hành động mà một công dân có thể thực hiện góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc:

  • Rèn luyện phẩm chất tư cách, làm tròn nhiệm vụ được giao phó. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hòa nhã thân ái với mọi người, hết lòng vì nhân dân phục vụ. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống.
  • Luôn tham gia các hoạt động và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
  • Thường xuyên cập nhật thông tin trên mọi thông tin đại chúng để chắt lọc, tìm kiếm những tấm gương đạo đức tốt để học hỏi.
  • Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt. Chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu khuyết điểm.
  • Luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, không kéo bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất đoàn kết nội bộ.
  • Luôn có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Luôn phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên những người thân trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá.
  • Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, dìu dắt nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên, đoàn kết không có nghĩa là im lặng, làm ngơ, là bao che cho những khuyết điểm.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay