Đáp án Lịch sử 10 cánh diều Bài 9. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại phần 1
File Đáp án Lịch sử 10 cánh diều Bài 9. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại phần 1. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)
BÀI 9. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ HIỆN ĐẠI (P1)
1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
1.1. Bối cảnh lịch sử
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 9.1, hãy trình bày bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
Trả lời:
Bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba:
- Những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.
- Nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao.
- Các vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,...
- Chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra nhu cầu phát minh các loại vũ khí mới.
- Khủng hoảng naqng lượng, đặc biệt là sự cạn kiệt của TNTN.
- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước TBCN.
1.2. Những thành tưu cơ bản
Câu 1: Đọc thông tin tư liệu và quan sát các Hình 9.2-9.8, hãy nêu những thành tựu cơ bản của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Giới thiệu một thành tựu tiêu biểu nhất.
Trả lời:
- Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba:
- Máy tính điện tử đầu tiên ra đời tại Mỹ năm 1946, chạy bằng điện tử chân không, dẫn đến tự động hóa trong quá trình sản xuất.
- Internet được phát minh năm 1957.
- Năm 1969, internet được khai thác sử dụng. Tim Béc nơ-ly sáng tạo ra giao thức mang tên Word Wide Web, internet phát triển với tốc độ chóng mặt.
- CNTTT phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu.
- Thiết bị điện tử là loại thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và các mạch điện tử cho phép tự động hóa trong quá trình công nghệ và kiểm tra sản phẩm. Thiết bị điện tử làm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc.
- Chế tạo thành công vật liệu mới, chinh phục vũ trụ,...
- Giới thiệu một thành tựu tiêu biểu nhất: Thiết bị điện tử là những thiết bị, những vật dụng có cấu tạo cơ bản bao gồm các linh kiện bán dẫn và các mạch điện tử. Các thiết bị điện tử này đa phần sẽ không có các hoạt động cơ khí. Thiết bị điện tử hoạt động dựa trên sự tự động hoá. Và áp dụng các công nghệ hiện đại để vận hành. Các thiết bị điện tử giúp làm tăng năng suất và hiệu quả làm việc, giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất, đảm bảo đồng bộ chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các thiết bị điện tử gia đình còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhờ có thiết bị điện tử mà xã hội ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Thiết bị điện tử không chỉ là những linh kiện, những trang thiết bị hiện đại chỉ được áp dụng cho các ngành khoa học hiện đại. Thiết bị điện tử được sử dụng và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta. Trong sinh hoạt, thiết bị điện tử là những vật dụng, những dụng cụ thiết yếu mà các bạn vẫn phải sử dụng hằng ngày. Những thiết bị này giúp cảm bạn giảm được công sức cũng như thời gian cho việc dọn dẹp như: máy giặt, máy hút bụi, máy rửa chén,… Hay các thiết bị điện tử có chức năng giải trí, nâng cao đời sống tinh thần như: tivi, máy vi tính,…Trước kia khi thiết bị điện tử chưa xuất hiện thì mọi hoạt động sản xuất, lao động đều được sử dụng sức người là chính. Việc sử dụng sức người khiến cho năng suất lao động không được cao. Bên cạnh đó chất lượng của sản phẩm không được bảo đảm. Từ khi có thiết bị điện tử, mọi hoạt động của con người trở nên dễ dàng hơn. Giúp cho năng suất làm việc được cải thiện đáng kể.
2. Cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư
2.1. Bối cảnh lịch sử
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 9.2, hãy trình bày bối cảnh lịch sử diễn ra Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trả lời:
Bối cảnh lịch sử diễn ra Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
- Những thành tựu tư ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.
- Nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao.
- Toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, đem lại những cơ hội và thách thức đối với các nước.
- Khủng hoảng tài chính, nợ công, suy thoái kinh tế toàn cầu,...đặt ra yêu cầu mới.
2.2. Những thành tựu cơ bản
Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 9.9-9.12, hãy trình bày những thành tựu cơ bản của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Giới thiệu một thành tựu tiêu biểu nhất.
Trả lời:
- Những thành tựu cơ bản của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
- Trí tuệ nhân tạo là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thông minh. Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh,....Góp phần không nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách truyền thống.
- Internet kết nối vạn vật được mô tả là mối quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm,...và con người, hình thành nhờ sự kết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau.
- Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn với nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như chọn tạo giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật,....
- Giới thiệu một thành tựu tiêu biểu: Công nghệ AI (Artificial Intelligence) hiện đang là công nghệ được quan tâm phát triển và ứng dụng bậc nhất hiện nay, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhận dạng khuôn mặt, xử lý giọng nói, kỹ thuật ước tính đám đông … đến các hệ thống an ninh, bảo mật, hay hệ thống pháp luật, chính phủ. AI là công nghệ sử dụng đến kỹ thuật số có khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà bình thường phải cần tới trí thông minh của con người, được xem là phổ biến nhất. Đặc trưng của công nghệ AI là năng lực “tự học” của máy tính, do đó có thể tự phán đoán, phân tích trước các dữ liệu mới mà không cần sự hỗ trợ của con người, đồng thời có khả năng xử lý dữ liệu với số lượng rất lớn và tốc độ cao. Hiện mỗi ngày trên toàn cầu có khoảng 2,2 tỷ Gb dữ liệu mới (tương đương 165.000 tỷ trang tài liệu) được tạo ra và được các công ty, như Google, Twitter, Facebook, Amazon, Baidu, Weibo, Tencent hay Alibaba thu thập để tạo thành “dữ liệu lớn” (big data). Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin, bản chất của trí tuệ nhân tạo vẫn do con người làm ra, họ xây dựng các thuật toán, lập trình bằng các công cụ phần mềm công nghệ thông tin, giúp các máy tính có thể tự động xử lý các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo có khả năng tự thích nghi, tự học và tự phát triển, tự đưa ra các lập luận để giải quyết vấn đề, có thể giao tiếp như người…tất cả là do AI được cài một cơ sở dữ liệu lớn, được lập trình trên cơ sở dữ liệu đó và tái lập trình trên cơ sở dữ liệu mới sinh ra. Cứ như vậy cấu trúc của AI luôn luôn thay đổi và thích nghi trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Dự báo đến năm 2030 của công ty kiểm toán và tư vấn tài chính PwC, GDP toàn cầu có thể tăng trưởng thêm 14% từ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, AI đã xuất hiện trong nhiều ngành, từ cung cấp dịch vụ mua sắm ảo và ngân hàng trực tuyến đến giảm chi phí đầu tư trong sản xuất và hợp lý hóa chẩn đoán trong chăm sóc sức khỏe. AI đã thúc đẩy hầu hết các ngành công nghiệp tiến lên và thay đổi cuộc sống của nhiều người.
3. Ý nghĩa, tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư
3.1. Ý nghĩa
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 9.3, các hình từ 9.13-9.15, hãy làm rõ ý nghĩa của Cuộc cách mạng lần thứ ba và lần thứ tư đối với sự phát triển kinh tế của thế giới. Hãy làm rõ ý nghĩa đó qua một ví dụ cụ thể.
Trả lời:
- Ý nghĩa của Cuộc cách mạng lần thứ ba và lần thứ tư đối với sự phát triển kinh tế của thế giới:
- Việc sử dụng người máy công nghiệp được coi là phương tiện kĩ thuật quan trọng hợp thành chương trình hiện đại hóa toàn bộ nền sản xuất, tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao.
- Việc sử dụng máy điện toán trong thiết kế, chế tạo máy, lĩnh vực hàng không, tên lửa,... đã cho phép giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuấtcủa công nghiệp hiện đại và đem lại hiệu quả to lớn.
- CNTT ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội.
- Ví dụ cụ thể: Nhờ có Robot công nghiệp, doanh nghiệp không cần tốn quá nhiều thời gian để tuyển dụng và đào tạo lao động. Ngoài ra, với lao động là con người, việc sai sót sản phẩm là không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp sẽ cần phải lên báo cáo, quy định, kế hoạch để giảm thiểu sai sót đến mức tối đa, tránh gây ra tổn thất. Và việc lên những báo cáo, quy định đó rất tốn thời gian và cần phải tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận. Còn đối với lao động Robot, việc sai sót sản phẩm là hoàn toàn không xảy ra. Vì chúng đã được thiết lập sẵn từ đầu. Robot sẽ làm việc theo hành trình và thời gian con người cài đặt. Trong quá trình người máy công nghiệp làm việc, doanh nghiệp chỉ cần chi trả tiền cho bộ phận giám sát và bộ phận kỹ thuật để quan sát và điều khiển nó.