Đáp án Lịch sử 10 cánh diều Bài 6. Một số nền văn minh phương Đông

File Đáp án Lịch sử 10 cánh diều Bài 6. Một số nền văn minh phương Đông. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 6. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG

1. Văn minh Ai Cập cổ đại

1.1. Cơ sở hình thành

Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 6.1, Hình 6.2 và Lược đồ 6.1, hãy:

  • Giải thích những cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập.
  • Lí giải vì sao Hê-rô-đốt cho rằng: “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

Trả lời:

  • Những cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập:
    • Điều kiện tự nhiên: Gắn liền với sông Nin.
    • Kinh tế: Trên cơ sở công cụ lao động bằng đá, đồng... kinh tế phát triển. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
    • Chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là Pha-ra-ông. Quyền lực của nhà vua là cơ sở quan trọng của văn minh Ai Cập cổ đại. 
    • Xã hội: Phân chia thành các tầng lớp quý tộc, nông dân, nô lệ... Sự phân chia xã hội tạo ra một bộ phận chuyên sản xuất, phục vụ...
    • Dân cư: bao gồm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á. Họ sống quần tụ lại và trở thành chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
  • Hê-rô-đốt cho rằng: “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”:
    • Câu nói của sử gia Hi Lạp cổ đại Hê-rô-dốt “Ai Cập là quà tặng của sông Nin”: Sông Nin mang đến sự sống cho Ai Cập trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Lời dặn của Hê-rô-dốt cách đây hơn 2.000 năm vẫn còn nguyên giá trị.
    • Hằng năm, sau mỗi mùa nước lũ, sông Nin bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mờ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
    • Sông Nin trở thành con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.

1.2. Những thành tựu cơ bản

Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 6.3 đến 6.6, hãy:

  • Cho biết nền văn minh Ai Cập cổ đại đã đạt được những thành tựu chủ yếu nào? Hãy giới thiệu về một trong số các thành tựu đó.
  • Trình bày ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại.
  • Nêu những hiểu biết của em về kĩ thuật ướp xác của cư dân Ai Cập cổ đại.

Trả lời:

- Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại:

  • Về chữ viết: cư dân Ai Cập cổ đại viết chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình. Họ viết chữ trên giấy pa-pi-rút hoặc khắc trên đá. 
  • Về toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học và tính được số pi. 
  • Về kiến trúc và điêu khắc: cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình đồ sộ như Kim tự tháp, Tượng nhân sư,...

-  Giới thiệu về một trong số các thành tựu đó: Kim tự tháp Kê-ốp là một trong bảy kì quan thế giới cổ đại, còn gọi là kim tự tháp Ghi-za hay Ku-phu. Các khối đá thạch cao tuyết hoa có trọng lượng từ 2,3 đến 4 tấn được ghè đẽo theo các kích thước đã định, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng lên nhau với độ cao 146,5m (trải qua năm tháng đến hiện nay còn 138,8m). Chúng được làm hoàn hảo tới mức ngay cả một sợi tóc, một lưỡi dao hay một tời giấy mỏng cũng không thể lọt được vào khe giữa hai khối đá. Tuy vậy, nó vẫn được tính toán để chịu sự giãn nở nhiệt và thậm chí cả những trận động đất.

- Ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại: 

  • Chữ viết: phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập, là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác, là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời kì cổ đại.
  • Toán học: sự hiểu biết toán học là biểu hiện cao của tư duy, đã được sử dụng trong cuộc sống, là cơ sở cho nền toán học sau này. 
  • Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ đại: phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người, mang tính thẩm mĩ cao, là biểu hiện đỉnh cao của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo. 

- Những hiểu biết của em về kĩ thuật ướp xác của cư dân Ai Cập cổ đại: Ra đời ở Ai Cập thời kì Cổ vương quốc khoảng năm 2700 TCN và tồn tại đến thế kỉ V. Xác được ướp theo cách mổ bụng, bỏ đi đa số nội tạng, giữ lại trái tim bởi họ quan niệm rằng trái tim là linh hồn của một con người. Sau đó, thân thể được bao phủ bằng natron để ngăn chặn phân hủy. Với điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, những xác ướp được bảo quản rất thuận lợi.

2. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại

2.1. Cơ sở hình thành

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 6.2, Lược đồ 6.2 và Hình 6.7, hãy giải thích những cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa thời cổ- trung đại.

Trả lời:

Giải thích những cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa thời cổ- trung đại:

  • Điều kiện tự nhiên: Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang thuận lợi cho điều kiện sinh sống: đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, khí hậu thuận lợi…
  • Kinh tế: Nghề trồng lúa trở thành ngành kinh tế chính, thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng phát triển mạnh.
  • Chính trị: theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, Hoàng đế có quyền lực tối cao.
  • Xã hội: những lực lượng xã hội chính: Quý tộc và nông dân công xã thời cổ đại, địa chủ phong kiến và nông dân thời trung đại.
  • Dân cư: Người Hoa Hạ ở lưu vực sông Hoàng Hà là tiền thân của Hán tộc sau này. Ngoài ra, còn người Mãn, Mông,...

 

2.2. Những thành tựu cơ bản

Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 6.8 đến 6.13, hãy trình bày những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Hoa cổ- trung đại. Những thành tự đó có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

  • Những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại:
    • Về chữ viết: cư dân Trung Hoa cổ đại sáng tạo ra chữ viết của mình từ đời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện,...
    • Về tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử. Đạo giáo chính thức ra đời vào vào cuối thế kỉ II, là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa. Phật giáo phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. 
    • Về sử học: khởi đầu từ Tây hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. 
    • Về văn học: đa dạng, nhiều thể loại. 
    • Về kiến trúc, điêu khắc: tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn,....
    • về toán học: Cửu chương toán thật được biên soạn dưới thời nhà Hán nêu ra các phương pháp tính diện tích, khối lượng,...
    • Về kĩ thuật: có 4 phát minh quan trọng là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn. 
  • Ý nghĩa của những thành tựu đó"
    • Về chữ viết: có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản, Việt Nam,....
    • Về tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho Nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Hoa để truyền đạo.
    • Về văn học: Thờ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Văn học thể hiện trình độ phát triển về tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực châu Á.
    • Về kiến trúc điêu khắc: nhiều công trình có giá trị còn tồn tại đến ngày nay.
    • Về kĩ thuật: la bàn có tác động lớn đến lĩnh vực hàng hải, mở ra khả năng tìm kiếm thị trường mới, mở đường cho sự xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

 

3. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại

3.1. Cơ sở hình thành

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát Lược đồ 6.3, Sơ đồ 6.3 và Hình 6.14, hãy giải thích những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại.

Trả lời:

Những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại.

  • Điều kiện tự nhiên: Sông Ấn và sông Hằng bồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ.
  • Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dần xuất hiện và từng bước phát triển.
  • Chính trị: Mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, có quyền lực vô hạn.
  • Xã hội: Chế độ đẳng cấp Vác-na với bốn đẳng cấp chính: Bra-ma (tăng lữ- quý tộc), Ksa-tri-a (vương công- vũ sĩ), Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công), Su-đra (nô lệ).
  • Cư dân: đa dạng về tộc người, chủ yếu là người Đra-vi-đa ở miền Nam và người A-ri-a ở miền Bắc.

 

3.2. Những thành tựu cơ bản

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 6.15 đến 6.17, hãy cho biết cư dân Ấn Độ cổ- trung đại đã đạt được những thành tựu văn minh nào. Những thành tựu văn minh đó có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

  • Những thành tự của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại:
    • Về chữ viết: cư dân Ấn Độ sớm tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Phạn.
    • Về văn học: tiêu biểu là Kinh Vê-đam sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
    • Về tôn giáo: là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hin-đu giáo, Phật giáo, là nơi du nhập, phát triển Đạo hồi.
    • Về kiến trúc và điêu khắc: phổ biến là những công trình được khoét trong núi đá. Gắn liền với những ngôi chùa là những pho tượng Phật được tạc bằng đá rất tinh xảo.
    • Về toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, đặc biệt là phát minh ra chữ số 0. Tính được căn bậc 2, căn bậc 3.
  • Ý nghĩa của những thành tựu văn minh đó: Phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác, các công trình kiến trúc vừa thể hiện ảnh hưởng tôn giáo tới nghệ thuật, vừa thể hiện trình độ phát triển cao của con người. Nhiều thành tựu nghệ thuật Ấn Độ đã trở thành di sản văn hóa có giá trị lớn của nhân loại.

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Lập bảng về thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh Ai Cập cổ đại, Trung Hoa và Ấn Độ cổ- trung đại theo mẫu sau:

Nền văn minh\ Thành tựu

Chữ viết

Tư tưởng, tôn giáo

Toán học

Kiến trúc, điêu khắc

Lĩnh vực khác

Ai Cập cổ đại

?

?

?

?

?

Trung Hoa cổ - trung đại

?

?

?

?

?

Ấn Độ cổ - trung đại

?

?

?

?

?

Trả lời:

Nền văn minh\ Thành tựu

Chữ viết

Tư tưởng, tôn giáo

Toán học

Kiến trúc, điêu khắc

Lĩnh vực khác

Ai Cập cổ đại

Chữ tượng hình viết trên giấy Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá.

Việc sùng bái tự nhiên chiếm địa vị quan trọng như thần mặt trời, thần sông, rắn thần…

Nghĩ ra phép toán đếm đến 10, tính được số Pi bằng 3,16.

Kim tự tháp, tượng Nhân sư…

Y học: kĩ thuật ướp xác.

Trung Hoa cổ - trung đại

Cư dân Trung Hoa cổ đại sáng tạo ra chữ viết của mình từ đời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện,...

Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử. Đạo giáo chính thức ra đời vào vào cuối thế kỉ II, là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa. Phật giáo phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. 

Cửu chương toán thật được biên soạn dưới thời nhà Hán nêu ra các phương pháp tính diện tích, khối lượng,...

Tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn,....


- Sử học: khởi đầu từ Tây hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. 

- Kĩ thuật: có 4 phát minh quan trọng là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.

Ấn Độ cổ - trung đại

Cư dân Ấn Độ sớm tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Phạn. 

Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hin-đu giáo, Phật giáo, là nơi du nhập, phát triển Đạo Hồi.

Sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, đặc biệt là phát minh ra chữ số 0. Tính được căn bậc 2, căn bậc 3.

Phổ biến là những công trình được khoét trong núi đá. Gắn liền với những ngôi chùa là những pho tượng Phật được tạc bằng đá rất tinh xảo.

Văn học: tiêu biểu là Kinh Vê-đam sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.

   

VẬN DỤNG

Câu 1: Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu với bạn học một công trình kiến trúc tiêu biểu của nền văn minh Ai Cập cổ đại hoặc văn minh Trung Hoa, Ấn Độ cổ - trung đại. Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một công trình kiến trúc ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ- trung đại.

Trả lời:

  • Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu với bạn học một công trình kiến trúc tiêu biểu của nền văn minh Ấn Độ cổ đại: Chùa hang A-gian-ta được tạo thành từ một dãy núi đá, nay thuộc bang Ma-ha-ra-xtra, được hoàn thành vào thế kỉ IV, gồm 29 hang, phủ đầy những bức vẽ nhiều màu sắc và hình chạm khắc kể về sự tích Đức phật. Thế kỉ thứ VII, khi nhà sư Huyền Trang từ Trung Quốc tới, ông đã thốt lên: “Vô cùng kì vĩ, vô cùng tinh tế”. Chùa hang A-gian-ta tọa lạc ở lưng chừng núi, bên dưới hang động là dòng sông Waghora uốn khúc. Hang động được bố trí theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m. Di tích hang động A-gian-ta có tất cả 30 hang, bao gồm Thánh đường Phật giáo và các khu phụ cận. Các nhà khảo cổ đã đánh dấu các hang theo số thứ tự. Quần thể hang động A-gian-ta không được tạo dựng trong một thời kỳ liên tục nên các nhà nghiên cứu phân chia các hang động theo từng thời kỳ xây dựng. Cụm hang được tạo dựng vào giai đoạn đầu thế kỷ II trước Công nguyên gồm hang số 8,9,10,12,13,15 mang nhiều màu sắc của Phật giáo nguyên thủy. Cụm hang sau được xây dựng vào thế kỷ V, mang màu sắc Phật giáo mới và một số hang vẫn đang dang dở chưa được hoàn tất. Mặc dù còn nhiều chỗ chưa hoàn thiện nhưng chùa hang vẫn là một trong những công trình lớn được tạo ra do bàn tay của con người. Một trong những điểm đặc biệt của quần thể hang động này chính là một số lượng khổng lồ những bức tượng điêu khắc về đạo Phật. Đây được coi là những tác phẩm hội họa đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo ở Ấn Độ.
  • Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một công trình kiến trúc ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ- trung đại: Thánh địa Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ), và về văn hóa—thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia. Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV.Thánh địa Mỹ Sơn, với hơn 70 đền tháp xây dựng bắt đầu từ giữa thế kỉ VII. Các vua Chăm trước đây chọn Mỹ Sơn để đóng đô có lẽ do tính chất thiêng liêng của vùng đất để tôn thờ thần thánh và cũng do đây là vị trí phòng ngự tốt trong trường hợp kinh đô Trà Kiệu bị đe dọa. Theo văn bia để lại, tiền thân của nó là một ngôi đền làm bằng gỗ từ thế ki thứ IV để thờ thần Di-va Bha-dre-xve-ra. Nhưng đến khoảng cuối thế kỉ VI, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đến gỗ. Sau đó vào đầu thế kỉ VI, vua Sam-bhu-vac-man (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó vẫn tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của đân tộc Chăm suốt từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ XV. Giá trị của các di tích ở Mỹ Sơn còn được thể hiện qua nghệ thuật điêu khác, chạm nổi trên gạch, trên đá với những hình ảnh sống động về các vị thần, tu sĩ, vũ nữ, hoa lá, muông thú và các vật tế lễ, .... Với những giá trị lịch sử văn hoá, thấm mĩ, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO bình chọn là Di sản văn hoá thế giới năm 1999.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay