Đáp án Lịch sử 10 cánh diều Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại phần 2
File Đáp án Lịch sử 10 cánh diều Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)
BÀI 9. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ HIỆN ĐẠI (P2)
3.2. Tác động
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát Bảng 9, Hình 9.16, hãy phân tích tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư đối với xã hội, văn hóa. Việt Nam đã và đang thích nghi với cuộc cách mạng đó như thế nào?
Trả lời:
- Tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư đối với xã hội, văn hóa:
- Đối với xã hội:
- Tích cực:
- Xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại. Số lượng công nhân có tri thức, kĩ năng và trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng, số lượng công nhân lao động phổ thông có xu hướng giảm dần.
- GCCN hiện đại tiếp tục giữ vai trò là lực lượng chính trị - xã hội chủ yếu trong các cuộc đấu tranh chính trị.
- Tiêu cực: Làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở các nước, xói mòn văn hóa, giá trị truyền thống của công đồng.
- Đối với văn hóa:
- Tích cực:
- Mở rộng mối liên hệ và giao lưu giữa con người với con người.
- Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn.
- Đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất.
- Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân.
- Tiêu cực:
- Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ.
- Phát sinh tình trạng văn hóa lai căng.
- Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống.
- Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống, hiện đại.
- Sự thích nghi của Việt Nam đối với các cuộc cách mạng công nghiệp: Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn cơ bản:
- Về thuận lợi: giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh; ngược lại, công nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm về số lượng. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai…
- Về khó khăn: trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Lập bảng mô tả những thành tựu tiêu biểu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư.
Trả lời:
Bảng mô tả những thành tựu tiêu biểu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư:
Thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba | Thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư |
- Máy tính điện tử đầu tiên ra đời tại Mỹ năm 1946, chạy bằng điện tử chân không, dẫn đến tự động hóa trong quá trình sản xuất. - Internet được phát minh năm 1957. - Năm 1969, internet được khai thác sử dụng. Tim Béc nơ-ly sáng tạo ra giao thức mang tên Word Wide Web, internet phát triển với tốc độ chóng mặt. - CNTTT phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu. - Thiết bị điện tử là loại thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và các mạch điện tử cho phép tự động hóa trong quá trình công nghệ và kiểm tra sản phẩm. Thiết bị điện tử làm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc. - Chế tạo thành công vật liệu mới, chinh phục vũ trụ, ... | - Trí tuệ nhân tạo là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thông minh. Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh,....Góp phần không nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách truyền thống. - Internet kết nối vạn vật được mô tả là mối quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm,...và con người, hình thành nhờ sự kết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau. - Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn với nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như chọn tạo giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật,.... |
VẬN DỤNG
Câu 1: Hãy nêu và phân tích tác động của một thành tựu từ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đến cuộc sống bản thân em.
Trả lời:
Tác động của một thành tựu từ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đến cuộc sống bản thân em:
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba: Công nghệ thông tin giúp em
- Nếu như trước đây, việc tiếp thu kiến thức được cung cấp từ sách vở thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến qua kết nối internet.
- Tạo điều kiện có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện, có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi, có thể tham gia thảo luận một vấn đề mà mỗi người đang ở cách xa nhau.
- Tự thiết kế một bài thuyết trình có nhiều hình ảnh, gói gọn vào các thiết bị, tránh sự cồng kềnh.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Trí tuệ nhân tạo AI giúp em
- Các thiết bị theo dõi sức khỏe có thể đeo được giúp theo dõi nhịp tim và mức độ hoạt động của con người. Chúng có thể gửi cảnh báo cho con người để tập thể dục nhiều hơn và có thể chia sẽ thông tin này cho bác sĩ để biết thêm dữ liệu về nhu cầu và thói quen.
- Dự đoán các vấn đề sức khỏe mà chúng ta phải đối mặt dựa trên di truyền của chính mình.
- Các hoạt động giáo dục như chấm điểm hay dạy kèm học sinh có thể được tự động hóa nhờ công nghệ AI. Nhiều trò chơi, phần mềm giáo dục ra đời đáp ứng nhu cầu cụ thể, cải thiện tình hình học tập theo tốc độ riêng của mình.
- Phát hiện là gửi đáp án sai cho bài tập.
- Theo dõi sự tiến bộ của học sinh.
Câu 2: Hãy nêu một số giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư đối với con người.
Trả lời:
Một số giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư đối với con người:
- Tổ chức quán triệt và thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển, tăng cường năng lực ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ.
- Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển khoa học - công nghệ quốc gia đồng thời và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với định hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục tình trạng luật có nhưng các văn bản dưới luật, nghị định hướng dẫn thi hành lại chậm, thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể. Tăng cường giáo dục pháp luật, đổi mới các hình thức giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng đối tượng trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Sử dụng các thiết bị công nghệ, mạng xã hội như một kênh thông tin pháp luật chính thống, vừa giúp người dân tiếp cận thông tin pháp luật nhanh, chính xác, vừa ngăn chặn được các luồng thông tin sai trái, xuyên tạc.
- Tận dụng triệt để các thành quả, thế mạnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực tiếp cận, ứng dụng các thành quả công nghệ mới để phát huy năng lực sáng tạo của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa.
- Phải có tính chủ động cao, tính định hướng sớm, tính khoa học và tính dân tộc; các giá trị văn hóa truyền thống chuẩn mực phải được gìn giữ, các giá trị văn hóa hiện đại phải được tiếp thu có chọn lọc, được chuyển hóa thành thái độ, động cơ, ý chí, hành động.
- Tăng cường giáo dục đạo đức xã hội, xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, bởi đây chính là yếu tố nền tảng quan trọng và bền vững để giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, đẩy lùi các tác động tiêu cực đến văn hóa, lối sống người dân.
- Có cơ chế đào tạo, thu hút, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách thỏa đáng cả về kinh tế và tinh thần, tôn vinh các nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản lý văn hóa. Ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần xã hội hóa các nguồn lực đầu tư cho văn hóa, có các cơ chế tài chính đặc thù bởi đây là lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm, là nền tảng tinh thần của xã hội. Tăng đầu tư cho khoa học - công nghệ nghiên cứu về văn hóa, con người.
- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tiếp thu và ứng dụng kịp thời các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống; tiếp thu có chọn lựa các tinh hoa văn hóa thế giới; học hỏi kinh nghiệm các nước đã đạt được nhiều thành công trong ứng phó với những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến văn hóa, lối sống người dân...
- Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát, hướng tới làm chủ các nội dung thông tin được truyền tải trên nền tảng khoa học - công nghệ, nhất là trên không gian mạng, dần hình thành một môi trường văn hóa lành mạnh và giàu tính nhân văn trên không gian mạng.
Câu 3: Hãy làm sáng tỏ nhận định của Cờ-lau Xva-bơ: "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy sinh từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh học".
Trả lời:
Làm sáng tỏ nhận định của Cờ-lau Xva-bơ: "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy sinh từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh học".:
- Đây là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Hiện nay, cuộc CMCN lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ ba với đặc trưng là sự hợp nhất các loại công nghệ, làm xóa nhòa ranh giới giữa lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học với trung tâm là phát triển trí tuệ nhân tạo, robot hóa, Internet vạn vật, khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động không dây liên ngành sâu rộng cho tự động hóa sản xuất chế tạo.
- Từ cách giải thích như vậy, có thể thấy được cốt lõi của cuộc cách mạng này nằm ở các vấn đề sau: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Đây thực sự là một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử công nghiệp trên thế giới, tạo ra những thời cơ và thách thức rất lớn đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.