Đáp án Lịch sử 10 cánh diều Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

File Đáp án Lịch sử 10 cánh diều Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 4. SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát các hình 4.2, 4.3, hãy phân tích mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Hãy làm rõ mối quan hệ đó qua một ví dụ cụ thể.

Trả lời:

  • Phân tích mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:
    • Các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,…) đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử.
    • Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên; xác định vị trí, vai trò ý nghĩa của di sản với cộng đồng.
    • Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản
    • Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
    • Sử học xác định giá trị của các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cần bảo tồn; đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả.
  • Ví dụ: Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long là nguồn sử liệu vô cùng quan trọng cho ta biết về đời sống sinh hoạt, kiến trúc, vị thế chính trị,v.v.. dưới thời Lí-Trần- Lê Sơ. Đồng thời công tác bảo tồn, gìn giữ di tích giúp cho các nhà Sử học có một nguồn tài liệu vô dùng quý giá để nghiên cứu.  Thông qua Sử học, ta có thể biết về thời gian xây dựng, tồn tại, tu sửa, vị trí của khu Hoàng Thành Thăng Long xưa. Đồng thời đánh giá chính xã về giá trị của Hoàng Thành Thăng Long để bảo tồn, phát triển tốt nhất.

2. Sử học với sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát Bảng 4, hãy nêu vai trò của Sử học đối với một số ngành nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa. Trình bày tác động của sự phát triển các ngành, nghề thuộc lĩnh vực Công nghiệp văn hóa đối với Sử học.

Trả lời:

  • Vai trò của Sử học đối với một số ngành nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa:
    • Cung cấp những thông tin liên quan đến ngành (về quá trình hình thành, phát triển, biến đổi; về vị trí, vai trò của ngành trong đời sống xã hội).
    • Hình thành ý tưởng, nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hóa (đề tài phim ảnh, các loại hình giải trí, thời trang,...).
    • Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững (kết hợp giữa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa với sự phát triển kinh tế, xã hội).
  • Tác động của sự phát triển các ngành, nghề thuộc lĩnh vực Công nghiệp văn hóa đối với Sử học:
    • Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử (về quá trình ra đời, thực trạng, triển vọng, vị trí và đóng góp của ngành đối với xã hội).
    • Thúc đẩy sử học phát triển (quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử, tri thức lịch sử văn hóa và nhân loại).
    • Góp phần giao lưu và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa trong cộng đồng (thông qua ngành để giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử và văn hóa.

3. Lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Câu 1: Đọc thông tin tư liệu và quan sát các hình 4.4-4.6, các sơ đồ 4.1, 4.2, hãy:

  • Giải thích vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.
  • Phân tích tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa. Lấy ví dụ cụ thể và phân tích.

Trả lời:

  • Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch:
    • Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành Du lịch, đem lại những nguồn lực lớn
    • Cung cấp tri thức lịch sử văn hóa để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
    • Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch. 
  • Phân tích tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa:
    • Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa.
    • Cung cấp thông tin của ngành để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.
    • Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao vị thế các ngành du lịch, lịch sử.
  • Ví dụ cụ thể: Xuất phát từ nhu cầu của rất nhiều du khách trong nước, quốc tế và những người đã đóng góp một phần xương máu, những năm tháng tuổi trẻ ở Quảng Trị muốn đến thăm nơi từng thấm đẫm máu của hàng vạn chiến sỹ, đồng bào của mọi miền đất nước trên từng tấc đất vùng này nên một số tour du lịch mới đã được ra đời cũng trên nền tảng của hệ thống di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng một thời của Quảng Trị mang tên: Du lịch Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội; Du lịch tâm linh... Đây là điểm nhấn quan trọng có tính chất khẳng định một thương hiệu du lịch mới được các lữ hành trong nước và quốc tế quan tâm hưởng ứng. Chính vì vậy, Quảng Trị tập trung công tác bảo tồn, phát huy giá trị các giá trị các di tích lịch sử cách mạng gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn, thông qua nhiều hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, mang lại lợi ích cho toàn thể nhân dân. Bên cạnh đó để bảo đảm vừa bảo tồn được, vừa quảng bá đúng, đầy đủ giá trị di tích lịch sử cách mạng, các cấp, các ngành trong toàn tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, để họ hiểu và biết đầy đủ về giá trị các di tích lịch sử cách mạng; đồng thời tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch tại một số điểm, phát triển mô hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung chính của bài học.

Trả lời:

 

Câu 2: Kể tên 5 di sản của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới. Hãy giới thiệu về các giá trị lịch sử, văn hóa liên quan đến những di sản đó.

Trả lời:

Kể tên 5 di sản của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới. Giới thiệu về các giá trị lịch sử, văn hóa liên quan đến những di sản đó:

  • Quần thể di tích Cố đô Huế: Quần thể di tích Cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa. Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993.
  • Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình: Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũ nhất trên thế giới. Phủ lên cảnh quan là thảm rừng và các tháp dạng nón hùng vĩ cao 200m, với các hố trũng hẹp khép kín, bao quanh bởi các sống núi nối liền nhau, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống suối xuyên ngầm có chiều dài lên tới 1 km. Ngày 23/6/2014, Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam.
  • Ca trù: Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc. Ngày 1/10/2009, ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
  • Mộc bản triều Nguyễn: Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản Hán Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20.
  • Thánh địa Mỹ Sơn:Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi. Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại.

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Giới thiệu một di sản (hoặc địa điểm) ở địa phương em có thể phát triển du lịch.

Trả lời:

Học sinh giới thiệu một di sản (hoặc địa điểm) ở địa phương em có thể phát triển du lịch dựa trên gợi ý sau:

  • Địa phương em thuộc xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố nào.
  • Giới thiệu tến di sản/địa điểm.
  • Giới thiệu đặc điểm di sản/địa điểm về: giá trị lịch sử văn hóa, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa khi phát triển du lịch,....
  • Ví dụ:

Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình nằm ở rìa phía Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km về phía Đông Nam. Tổng diện tích của quần thể danh thắng khoảng 12.252ha, chứa đựng hầu hết các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh đã được nhận diện, xếp hạng ở cấp tỉnh (26 di tích) và cấp quốc gia (20 di tích), trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt là: Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cố đô Hoa Lư và danh lam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc - Bích Động.

Quần thể danh thắng Tràng An có các giá trị văn hóa lịch sử và thiên nhiên đặc sắc, hàm chứa nhiều giá trị nổi bật, với cảnh quan thiên nhiên đẹp, được tạo nên bởi sự kết hợp hài hòa sông, núi, các hang động ngập nước quanh năm với thảm động, thực vật còn hoang sơ nguyên vẹn. Nơi đây còn mang đậm dấu ấn và lưu truyền những giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống đặc sắc. Nổi bật là các công trình lịch sử có kiến trúc nghệ thuật như cố đô Hoa Lư, đền Nội Lâm… hay các lễ hội truyền thống: lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Thái Vi… cho đến văn hóa ẩm thực với những món ăn dân dã nổi tiếng cả nước như: tái dê, cơm cháy, ốc núi, cá rô Tổng Trường, mắm tép…Ngày 25/6/2014, tại thủ đô Doha (Qatar) tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An vào danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới – Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể được Ủy ban Di sản Thế giới công nhận dựa trên ba tiêu chí: văn hóa, vẻ đẹp thẩm mĩ và địa chất địa mạo.

Từ năm 2007 đến năm 2019, công trình nghiên cứu khảo cổ học do Tiến sĩ Ryan Rabett cùng đồng nghiệp tại Trường đại học Cambridge, Queen Belfast và Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành, đã có những phát hiện quan trọng chứng minh người tiền sử đã cư trú và sinh sống ở vùng đất Tràng An, Ninh Bình cách nay khoảng hơn 30.000 năm. Các nguồn thức ăn tìm thấy trong các đống rác bếp khai quật ở các hang cho thấy hoạt động sinh kế chủ yếu là săn bắt, hái lượm và khai thác các nguồn lợi từ sông (cua nước ngọt, cá và rùa) và đánh cá từ biển. Cuối năm 2017, các chuyên gia khảo cổ học đã phát hiện được bộ xương người khá hoàn chỉnh có niên đại khoảng trên 12.000 năm, hiện đã tái hiện được khuôn mặt và chiều cao. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh làm rõ thêm về truyền thống cư trú và sử dụng vùng đất cũng như cách cư dân Tràng An xưa thích ứng với sự thay đổi to lớn về môi trường, cảnh quan để kiếm sống và sinh tồn như việc khai thác ốc núi khi biển tiến, đánh bắt và khai thác nguồn thức ăn từ sông suối, ao đầm khi biển thoái.

Quá trình thay đổi sinh kế từ khi có sự tác động của phát triển du lịch đã làm phong phú thêm sinh kế của cư dân tại Tràng An, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định hơn. Theo kết quả khảo sát tại khu vực di sản Tràng An thì tác động hoạt động du lịch tạo ra những tích cực như: Hoạt động Du lịch di sản mang lại nhiều lợi ích về mặt bảo tồn và phát triển cộng đồng. Trước hết, nó góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa và lịch sử thông qua sự kết nối, tham gia của người dân trong cộng đồng. Thứ hai, thông qua việc tham gia vào các hoạt động du lịch và được giới thiệu về các di tích lịch sử của địa phương, người dân sẽ biết rõ hơn về lịch sử và truyền thống góp phần tạo dựng niềm tự hào, giá trị văn hóa địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính họ;Du lịch đã giúp biến đổi sinh kế bằng cách đa dạng hóa các ngành nghề, cư dân trong vùng có thể có nhiều sự lựa chọn nghề để tham gia phù hợp với khả năng, điều kiện của mình. Trước đây, người dân sinh sống trong khu vực di sản QTDT Tràng An chỉ quen với nghề làm nông nghiệp, chăn nuôi, nghề thủ công thì nay hoạt động du lịch tác động làm ra nhiều ngành nghề mới như: kinh doanh lưu trú, nhà hàng ăn uống, chèo thuyền phục vụ du khách, chụp ảnh, hướng dẫn viên tại các điểm du lịch,bán hàng, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch trang trại, vận chuyển khách…sự thay đổi này làm cơ cấu lao động theo hướng hợp lý hơn, người lao động có cơ hội dễ tìm việc làm và có thu nhập cao hơn trước; Nguồn lực con người thay đổi theo chiều hướng tích cực, dưới tác động của du lịch khi ruộng đất không còn là kế sinh nhai chính, đã dẫn đến thay đổi trong nhận thức của cư dân vung di sản là đầu tư cho công tác giáo dục cho con em để có kế sinh nhai tốt hơn trong tương lai và có thể quay lại làm ngành nghề mà du lịch mở ra; Tác động du lịch mang lại cho vùng di sản Tràng An một hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là giao thông, đường điện, nước, thông tin liên lạc. Người dân cũng được hưởng lợi khi giá đất tăng, tài sản cũng tăng do được nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng của nhà nước. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay