Đáp án lịch sử 7 kết nối tri thức Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
File đáp án lịch sử 7 kết nối tri thức Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 14. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG- NGUYÊN1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258
Câu 1: Dựa vào thông tin trong mục và lược đồ hình 1, hãy trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.
Trả lời:
- 1/1258: 3 vạn quân Mông Cổ từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.
- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên, sau đó tạm rút lui để bảo toàn lực lượng.
- Thi hành kế sách "vườn không nhà trống".
- Mở cuộc tấn công vào Đông Bộ Đầu → Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long → Đến phủ Quy Hoá bị dân bình địa phương chặn đánh.
- 2/1258: Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Câu 2: Câu nói của Trần Thủ Độ trong tư liệu 1 thể hiện điều gì về tinh thần đánh giặc của quân dân nhà Trần?
Trả lời:
- Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, quyết không khoan nhượng, không lùi bước trước kẻ thù xâm lược.
- Sự dũng cảm, gan dạ, ý chí sắt đá và lòng tự tôn, tự chủ của dân tộc ta.
2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285
Câu 1: Khai thác tư liệu 2,3, em hãy rút ra điểm chung về tinh thần chiến đấu của vua tôi nhà Trần.
Trả lời:
- Đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
- Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, quyết không khoan nhượng.
- Sự dũng cảm, gan dạ, ý chí sắt đá và lòng tự tôn, tự chủ mạnh mẽ.
Câu 2: Trình bày tóm tắt những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 trên lược đồ.
Trả lời:
- 1/1285: hơn 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Trần Quốc Tuấn cho lui quân về đóng ở Vạn Kiếp.
- Thực hiện kế sách "vườn không nhà trống", rút từ Thăng Long về Thiên Trường.
- Phá vỡ kế hoạch hội quân của Toa Đô và Thoát Hoan tại Thiên Trường → Quân Nguyên rút về Thăng Long chờ tiếp viện.
- 5/1285: quân Trần tổ chức phản công, đánh bại giặc ở nhiều nơi và tiến quân giải phóng Thăng Long.
- Quân giặc rút chạy về nước → Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
3. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288
Câu 1: Trình bày tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288 trên sơ đồ trục thời gian/lược đồ.
Trả lời:
- Cuối năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta → Bị quân dân nhà Trần chặn đường tiến quân đến Thăng Long.
- Trần Khánh Du chỉ huy quân phục kích đoàn thuyền quân của địch và giành thắng lợi.
- Đầu năm 1288: quân Nguyên chiếm Thăng Long, trúng kế "vườn không nhà trống".
- Thoát Hoa kéo quân sang Vạn Kiếp, theo hai đường thuỷ - bộ để về nước.
- Nhà Trần tổ chức phản công, Trần Quốc Tuấn chỉ huy bố trí trận địa mai phục tại cửa sông Bạch Đằng.
- Đầu 4/1288: đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến gần khu vực sông Bạch Đằng, bị tấn công bất ngờ → Rút theo đường dẫn đến bãi cọc.
- Quân địch lọt vào trận địa mai phục bị quân ta đổ ra đánh quyết liệt → Thuyền địch tháo chạy, liên tiếp bị vỡ, đắm, mắc kẹt.
- Quân ta thực hiện kế hoả công → Quân Nguyên bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
- Trận Bạch Đằng đại thắng. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288 kết thúc thắng lợi.
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
Câu 1: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
Trả lời:
- Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.
- Kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của nhà Trần.
- Sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của các vị vua và danh tướng nhà Trần.
Câu 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên.
Trả lời:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Viết tiếp trang sử chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc, đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Để lại những bài học quý giá: chăm lo sức dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, làm suy yếu đế chế Mông - Nguyên.
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
Câu 1: Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
Trả lời:
Cuộc kháng chiến | Kế hoạch kháng chiến của nhà Trần | Những chiến thắng tiêu biểu | Kết quả |
Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258 | Thi hành kế sách “vườn không nhà trống”. | Chiến thắng Đông Bộ Đầu. | Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. |
Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 | Thực hiện kế sách "vườn không nhà trống". | - Phá vỡ kế hoạch hội quân của Toa Đô và Thoát Hoan tại Thiên Trường. - Phản công giải phóng Thăng Long. | - Quân giặc rút chạy về nước. - Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. |
Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288 | - Tiếp tục sử dụng kế “vườn không nhà trống”. - Bố trí trận địa mai phục tại cửa sông Bạch Đằng. - Thực hiện kế hoả công. | Chiến thắng Bạch Đằng. | Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. |
Câu 2: Từ kiến thức đã học ở bài 13 và bài 14, em hãy đánh giá ngắn gọn về vai trò của các nhân vật lịch sử: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông đối với nhà Trần và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
Trả lời:
- Trần Thủ Độ:
- Là người có công dựng nước, có tài trị nước và thao lược hơn người.
- Là người đã đưa ra những kế sách tài tình, giữ vai trò chỉ huy chính trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên năm 1258.
- Góp phần cổ vũ, khích lệ, giữ vững tinh thần đấu tranh quyết chiến, quyết thắng của quân dân Đại Việt.
- Trần Quốc Tuấn:
- Giữ vai trò tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến.
- Đưa ra những chủ trương đúng đắn dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Là người khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ".
- Trần Nhân Tông:
- Thể hiện trong chính sách dùng người:
- Cho Hưng Đạo vương chỉ huy trực tiếp toàn quân.
- Trọng dụng các tướng tài không phân biệt tuổi tác, xuất thân: Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật,...
- Là nhà ngoại giao xuất sắc, có cách vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn trước, trong và sau chiến tranh.
- Có sự sáng suốt trong việc nắm bắt tình hình và đánh giá tương quan lực lượng để vừa hoạch định kế sách, vừa đốc binh ngoài mặt trận.
Câu 3: Chiến thắng của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên đã để lại cho chúng ta bài học gì đối với công cuộc bào vệ tổ quốc hiện nay?
Trả lời:
- Phải biết chăm lo cho đời sống nhân dân.
- Không ngừng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
- Cố gắng phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên