Đáp án lịch sử 7 kết nối tri thức Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI
File đáp án lịch sử 7 kết nối tri thức Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 18. VƯƠNG QUỐC CHĂM PA VÀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI1. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Câu 1: Giới thiệu những diễn biến chính về chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Trả lời:
Những diễn biến chính về chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:
- Năm 988: Vương triều Vi-giay-a ra đời, mở ra thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa.
- Những diễn biến chính về tình hình chính trị:
Câu 2: Nêu những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa. Hoạt động nào khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?
Trả lời:
Những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa:
- Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu, tiếp tục phát triển các kĩ thuật đào kênh, đắp đập thuỷ lợi,...
- Khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý, đánh bắt hải sản.
- Thương mại đường biển phát triển mạnh mẽ, nhiều hải cảng được mở rộng.
- Nghề thủ công: sản xuất gốm, dệt vải, chế tác đồ trang sức, đóng thuyền,...
Hoạt động khiến em ấn tượng nhất là sự phát triển của các nghề thủ công vì sản phẩm gốm thời kì này rất đẹp và tinh xảo.
Câu 3: Trình bày những nét chính về văn hoá ở Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Trả lời:
Những nét chính về văn hoá ở Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:
- Tôn giáo - tín ngưỡng:
- Hin-đu giáo có vị trí quan trọng nhất, chủ yếu thờ thần Si-va.
- Phật giáo tiếp tục phát triển.
- Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi.
- Chữ viết: chữ Chăm được cải tiến và hoàn thiện.
- Kiến trúc, điêu khắc: nổi tiếng nhất là các đền tháp được xây bằng gạch nung.
- Biểu diễn ca múa nhạc: sử dụng các bộ nhạc cụ và có nhiều điệu múa nổi tiếng.
2. Lược sử vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Câu 1: Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Trả lời:
Những nét chính về tình hình chính trị vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:
- Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyên cai trị của Chân Lạp.
- Thực tế: triều đình Ăng-co gặp nhiều khó khăn, không thể quản lí → giao cho người thuộc dòng dõi Phù Nam.
- Cuối thế kỉ XIV: Chân Lạp phải đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm → không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.
- Giai đoạn thế kỉ X - đầu thế kỉ XIV: khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên → cư dân thưa vắng.
Câu 2: Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Trả lời:
Những nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:
- Cư dân Nam Bộ tập trung thành xóm làng ở những vùng đất cao phía Tây.
- Kinh tế:
- Dựa vào canh tác lúa kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thuỷ hải sản.
- Làm các nghề thủ công, buôn bán nhỏ, thương nghiệp kém phát triển.
- Văn hoá:
- Giữ nhiều truyền thống văn hoá từ thời Phù Nam, tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.
- Hin-đu giáo, Phạt giáo, các tín ngưỡng dân gian: tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hoá.
- Đời sống vật chất, tinh thần phản ánh nền văn hoá bình dân của những con người sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lí giải về những nguyên nhân khiến trong một thời kì dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát được vùng đất Nam Bộ.
Trả lời:
- Thế kỉ XV: sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái và sự tấn công của người Thái khiến triều đình Ăng-co suy yếu → Gặp nhiều khó khăn, không thể quản lí vùng đất Nam Bộ.
- Cuối thế kỉ XIV: phải đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm → Không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.
Câu 2: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet để viết một đoạn văn giới thiệu về một di tích đền tháp Chăm-pa được xây dựng trong giai đoạn từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Theo em cần phải làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích đó.
Trả lời:
Giới thiệu về đền tháp Po-na-ga.
Đền tháp Po-na-ga được xây dựng trong khoảng từ thế kỉ thứ VIII đến hết thế kỉ thứ XIII. Đây là thời kỳ Hinđu giáo phát triển cực thịnh tại vương quốc Chăm-pa cổ. Tên gọi của tháp được đặt theo tên của một vị nữ vương, cũng chính là là vị thần tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo. Đền tháp Po-na-ga nằm trên ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mặt nước biển, phân bố theo 3 khối kiến trúc gồm Tháp Cổng, Mandapa và khu đền tháp. Suốt quá trình tồn tại và phát triển, người Chăm-pa đã để lại những di sản văn hóa khổng lồ. Văn hoá Chămpa có ý nghĩa to lớn cả về vật chất và tinh thần dọc dải đất miền Trung. Tháp Po-na-ga chính là một thành tựu tiêu biểu nhất về nghệ thuật xây dựng kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, bia ký và tôn giáo, tín ngưỡng, một chứng tích rõ ràng cho sự ảnh hưởng lớn mạnh của Hindu giáo đối với người Chăm.
- Cách bảo vệ và phát huy giá trị của di tích:
- Giáo dục ý thức bảo vệ di sản cho du khách và cộng đồng địa phương.
- Huy động nguồn vốn trong nước và ngoài nước cho hoạt động trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường trong khu di tích, di sản.
- Tăng cường quảng bá điểm đến di sản văn hóa.
- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch để khai thác đầy đủ giá trị di sản.