Đáp án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê
File đáp án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều
BÀI 11. KHỞI NGHĨA LAM SƠN VÀ TRIỀU HẬU LÊ
1. KHỞI NGHĨA LAM SƠN
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 2,3,4, hãy:
-
Kể lại một số nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
-
Kể câu chuyện về một số nhân vật lịch sử tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
Hướng dẫn chi tiết:
a, Một số nét chính:
- Để đánh đuổi quân Minh đô hộ, năm 1418, Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn (Thanh Hoá), thu hút nhiều người yêu nước tham gia như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Lê Lai,..
- Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427).
+ Giai đoạn 1418 – 1423: Căn cứ nghĩa quân nhiều lần bị bao vậy. Nghĩa quân ba lần rút lên vùng núi Chí Linh (Thanh Hoá)
+ Giai đoạn 1424 – 1425: Giải phóng Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân
+ Giai đoạn 1426 – 1427: Từ 10/1427, giành chiến thắng ở Chi Lăng, Xương Giang. Tháng 12/1427, quân Minh đầu hàng, khởi nghĩa giành thắng lợi
b, Câu chuyện về nhân vật Lê Lai
Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, ông là tướng luôn ở bên cạnh, xông pha nhiều trận hiểm nguy. Bấy giờ quân Lam Sơn ít lính, thiếu lương, thường bị quân Minh đánh bại. Cuối tháng 4 năm 1418, Lê Lợi bị thua trận ở Mường Một, chạy thoát về Trịnh Cao, quân Minh đuổi theo vây chặt các lối hiểm yếu. Trong tình thế nguy cấp, Lê Lợi họp các tướng lại hỏi:
– Nay thế trận hiểm nguy, có ai dám bắt chước Kỷ Tín đời Hán, thân khoác hòang bào mà chết thay ta không?Các tướng đều ngồi yên không ai dám thưa. Lê Lai đứng dậy nói:
– Thần nay nguyện được tử trận thay cho chúa công. Ví như sau này giành được giang sơn thì xin nghĩ đến công lao của thần, khiến cho con cháu muôn đời được nhờ quốc ân, được vậy thần chết cũng nhắm mắt.
Lê Lợi rất thương cảm. Lê Lai nói:
– Tình hình nguy khổn, nếu ngồi khư khư, quân thần chung mạng, bao công sức đây hãy còn gì. Nếu theo kế này, may ra có thể thoát được. Kẻ trung thần chết vì nước nào có tiếc gì?
Lê Lợi vái trời khấn rằng:
– Lê Lai có công đổi áo, nếu sau này khôi phục nghiệp xưa, nếu không nhớ đến công lao ấy, thì xin cho cung điện biến thành rừng núi, ấn triện biến thành cục đồng, gươm thần biến thành dao cùn.
Lê Lai vâng mệnh mang 2 voi và 500 quân kéo ra trại quân Minh khiêu chiến. Quân Minh đổ ra đánh. Lê Lai thúc ngựa xông thẳng vào giữa trận hô to:
– Ta là chúa Lam Sơn đây!
Quân Minh ngỡ là Lê Lợi nên xúm lại đánh kịch liệt. Lê Lai xung trận giết giặc rồi kiệt sức, bị quân Minh bắt và đem hành hình. Hôm ấy là ngày 29 tháng 4.
Lê Lợi nhân lúc việc vây hãm của địch lơi lỏng, cùng các tướng chạy ra đường khác, trốn thoát. Cảm động lòng trung nghĩa của ông, Lê Lợi sai người ngầm tìm được thi hài ông, mang về an táng ở Lam Sơn.
2. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI HẬU LÊ
Câu hỏi: Đọc thông tin và trình bày những nét chính về lịch sử Việt Nam thời Hậu Lê
Hướng dẫn chi tiết:
- Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô ở Đông Kinh (thành Thăng Long), lấy tên nước là Đại Việt
- Thời Hậu Lê, bộ máy chính quyền được hoàn thiện, ban hành Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức), kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được quan tâm, đặc biệt là dưới triều vua Lê Thánh Tông
- Thời Hậu Lê, văn hoá, giáo dục đều có sự chuyển biến tích cực. Tiêu biểu là năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia đá trong Văn miếu để ghi danh những người đỗ tiến sĩ, thể hiện sự coi trọng việc học
LUYỆN TẬP
Câu 1: Lập bảng về diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn theo gợi ý dưới đây:
Thời gian |
Tên sự kiện |
1418 |
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa |
? |
? |
? |
? |
Hướng dẫn chi tiết:
Thời gian |
Tên sự kiện |
1418 |
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa |
1421 |
Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút lên núi Chí Linh |
1423 |
Nghĩa quân tạm thời hoà hoãn với quân Minh |
1424 |
Nghĩa quân rời miền núi Thanh Hoá tiến vào Nghệ An |
1425 |
Giải phóng Tân Bình – Thuận Hoá |
9/1426 |
Nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc |
11/1426 |
Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động |
10/1427 |
Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang, chiến tranh kết thúc |
12/1427 |
Hội thề Đông Quan diễn ra, quân Minh rút quân về nước |
Câu 2: Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn.
…
=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê