Đáp án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long
File đáp án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều
BÀI 9. TRIỀU LÝ VÀ VIỆC ĐỊNH ĐÔ Ở THĂNG LONG
MỞ ĐẦU
Hãy chia sẻ những điều em biết về vua Lý Thái Tổ
Hướng dẫn chi tiết:
Hiểu biết của em về vua Lý Thái Tổ:
Vua Lý Công Uẩn, trong gần 20 năm trị vì (1009-1028), ngoài những công lao to lớn đối với nhà Lý trên các phương diện kinh tế, văn hóa, củng cố thế độc lập tự chủ dân tộc, ông đã có một đóng góp nổi bật mang ý nghĩa lịch sử, đó là công cuộc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nhà nước phong kiến độc lập và mở ra một giai đoạn lịch sử mới có ý nghĩa quyết định với vận mệnh dân tộc của đất Thăng Long
1. SỰ THÀNH LẬP TRIỀU LÝ VÀ VIỆC DỜI ĐÔ
Câu hỏi: Đọc thông tin, em hãy:
-
Nêu sự thành lập Triều Lý
-
Nhận xét về nội dung và ý nghĩa của “Chiếu dời đô”
Hướng dẫn chi tiết:
a, Sự thành lập triều Lý:
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua.
- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long.
b, Nội dung và ý nghĩa Chiếu dời đô
- Nội dung:
+ Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện ý chí của toàn dân tộc, là kết tinh văn hóa của thời đại. Đó là 1 tác phẩm đầu tiên mở đầu cho sự hình thành 1 hệ tư tưởng mới của Đại Việt: tinh thần hòa đồng, đoàn kết mang màu sắc dân chủ.
+ Tinh thần dân chủ, nhân ái vốn chứa dựng trong cộng đồng Việt từ bao đời với Nho giáo biểu hiện qua tư tưởng, xây dựng 1 nhà nước trên vận lệnh trời, dưới thuận ý dân tạo cơ sở cho sự thống nhất đất nước. Tư tưởng ấy là chỗ dựa vững chắc cho sự tốn vong và phát triển của đất nước.
2. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC DƯỚI THỜI LÝ
Câu hỏi: Đọc thông tin, em hãy trình bày một số nét chính về xây dựng và bảo vệ đất nước dưới thời Lý
Hướng dẫn chi tiết:
- Nhà Lý quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, củng cố chính quyền, quân đội, xây dựng nhiều chàu chiền, coi trọng giáo dục
- Nhà Lý giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng. Năm 1076, quân Tống đưa quân sang xâm lược Đại Việt. Nhà Lý đã chủ động tổ chức cuộc kháng chiến chống Tống và giành thắng lợi.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Kể tóm tắt câu chuyện về Lý Công Uẩn, trong đó có sử dụng những cụm từ sau: 1009, Hoa Lư, dời đô, Đại La, Thăng Long
Hướng dẫn chi tiết:
Vào năm 1005, vua Lê Hoàn mất, các con của Lê Hoàn tranh chấp ngôi vua, đem quân đánh lẫn nhau; các hoàng tử hoặc bị giết, hoặc đầu hàng. Lúc bấy giờ, Lê Long Đĩnh (1005 - 1009) lên ngôi vua nhưng do sớm đi vào con đường ăn chơi sa đọa nên làm mất lòng dân, khiến dân oán giận. Năm 1009 Lê Long Đĩnh mất, triều đại Tiền Lê chính thức kết thúc.
Dưới hoàn cảnh đó, tháng 10 âm lịch năm 1009, triều đình đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, lập ra triều Lý (1009 - 1225). Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. Việc dời đô về Thăng Long phản ánh yêu cầu mới về phát triển nhà nước phong kiến tập quyền và chứng tỏ khả năng, lòng tin, quyết tâm của cả dân tộc trong việc giữ vững nền độc lập.
Câu 2: Kể tên và nêu những đóng góp nổi bật của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Lý
…
=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long