Đáp án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam

File đáp án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều

BÀI 4. DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

MỞ ĐẦU

Quan sát Hình 1, em hãy: 

  • Chia sẻ cảm nhận của em về bức ảnh này

  • Kể tên một số dân tộc ở Việt Nam mà em biết

Hướng dẫn chi tiết:

- Cảm nhận của em về bức ảnh trên: 

+ Em thấy đây là hình ảnh đẹp, thể hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Việt Nam.

+ Qua đây còn cho ta thấy, Việt Nam có khá đông những dân tộc khác nhau sinh sống 

- Một số dân tộc ở Việt Nam mà em biết: Kinh, Dao, H-Mông, Tày, Lùng, Thái,…

1. DÂN CƯ

Số dân

Câu hỏi: Dựa vào bảng 1, em hãy cho biết: 

  • Năm 2021, Việt Nam có số dân là bao nhiêu nghìn người

  • So sánh số dân của Việt Nam với số dân một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

Hướng dẫn chi tiết:

- Năm 2021, Việt Nam có 98 504 (nghìn người) 

- Việt Nam có số dân đông thứ 3 Đông Nam Á (năm 2021), chỉ sau Indonexia và Philippin. 

Gia tăng dân số

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, 4, em hãy:

  • Nhận xét về sự gia tăng dân số của Việt Nam.

  • Nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh ở Việt Nam.

Hướng dẫn chi tiết:

- Nhận xét:

+ Dân số Việt Nam tăng nhanh, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người.

+ Những năm gần đây, tốc độ tăng dân số đã giảm hơn so với trước.

- Hậu quả: Dân số tăng nhanh gây nhiều hậu quả như:

+ Suy giảm tài nguyên thiên nhiên, gia tăng ô nhiễm môi trường

+ Gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân (giải quyết việc làm, nhà ở, cơ hội giáo dục, chăm sóc y tế,...).

Phân bố dân cư

Câu hỏi: Quan sát hình 5 và đọc thông tin, em hãy: 

- Nhận xét về sự khác nhau về mật độ dân số giữa đồng bằng, ven biển và miền núi

- Cho biết sự phân bố dân cư chưa hợp lí dẫn đến những hậu quả gì

Hướng dẫn chi tiết:

- Sự khác nhau về mật độ dân số: 

+ Ở đồng bằng và ven biển, dân cư tập trung đồng đúc, ở miền núi, dân cư thưa thớt. 

+ Phân bố dân cư nước ta còn có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Ở thành thị có một độ dân số cao hơn ở nông thôn

- Hậu quả:

+ Sự phân bố dân cư chưa hợp lý gây khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.

+ Nhà nước đã và đang có sự điều chỉnh phân bố dân cư giữa các khu vực

2. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 

Các dân tộc

Câu hỏi: Đọc thông tin, em hãy: 

  • Cho biết Việt Nam có bao nhiêu dân tộc

  • Kể tên một số dân tộc ở Việt Nam 

Hướng dẫn chi tiết:

- Việt Nam có 54 dân tộc như: Kinh, Tây, Thái, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Hoa,...; trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán,... tạo nên tính đa dạng, giàu bản sắc của văn hoá Việt Nam,

- Một số dân tộc ở Việt Nam: Kinh, Dao, H-Mông, Tày, Lùng, Thái, Ê Đê, Chăm, Hoa,..

Tìm hiểu: Hãy giới thiệu tranh ảnh và nét văn hoá tiêu biểu của một số dân tộc Việt Nam mà em đã sưu tầm.

Hướng dẫn chi tiết:

- Kho tàng văn hóa của người Tày có nhiều giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc.

- Đến với Tuyên Quang, du khách sẽ được thưởng thức những làn điệu hát then mê đắm lòng người.

- Những âm thanh tưởng chừng như quen thuộc của cây đàn tính hòa trong những lời then mới ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương đất nước đổi thay như những dòng suối mát thanh lọc tâm hồn mỗi người. 

Tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Câu hỏi: Đọc thông tin và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy kể lại một số câu chuyện về tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Hướng dẫn chi tiết:

Bài học về sự đoàn kết: Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc

Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác "đãi" với rau, thịt gà… những "sản phẩm" do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.

Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột... Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể: "Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân.

Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:

- Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình. Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:

- Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?

Tôi thưa:

- Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác. Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ...Bác nói:

- Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi".

Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.

Bài học kinh nghiệm 

Câu chuyện ngắn gọn nhưng cho chúng ta nhiều bài học lớn: Bài học về tình cảm, sự quan tâm đối với các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; bài học về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc để có thành công lớn

LUYỆN TẬP

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay