Đáp án Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Bài 7: Ôn tập

File đáp án Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Bài 7: Ôn tập. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 7: ÔN TẬP

Câu 1: Bạn hình dung như thế nào về đời sống thành thị trong các đoạn trích đã học? Liên hệ và so sánh với đời sống thành thị ngày nay.

Hướng dẫn chi tiết:

- Văn bản “Hai quan niệm về gia đình và xã hội”: Xã hội thành thị hiện lên với nhịp sống sôi động, là nơi bắt đầu du nhập văn hóa Tây Âu vào Việt Năm những năm đầu thế kỉ XIX.

- Văn bản “Ở Xa-Van”: Nơi có nhiều tầng lớp sống khác nhau, với nhiều mối quan hệ phức tạp. Nơi con người ta phải sống giả tạo với bản thân để đi lên.

- Văn bản “Áo dài đầu thế kỉ XX”: Nơi thời trang phát triển.

- Văn bản “Ngày 30 Tết”: Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, tốt đẹp từ bao đời.

=> Dù ở thời kì nào thì nào thì thành thị luôn là nơi đông đúc, nhộn nhịp với nhiều giai tầng và các mối quan hệ phức tạp. Tuy nhiên, đây cũng là nơi đi đầu trong tiếp nhận và phát triển cái mới, là nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại và dù ở bất kì thời kì nào, giá trị truyền thống vẫn luôn được giữ gìn, đề cao, tôn vinh và phát triển.

Câu 2: Kẻ bảng so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại.

Hướng dẫn chi tiết:

Tiểu thuyết trung đại

Tiểu thuyết hiện đại

Tương đồng

Tập trung vào việc tái hiện cuộc sống xã hội và tâm lý con người, cả hai loại tiểu thuyết đều chú trọng vào việc khám phá và phân tích các khía cạnh sâu sắc của xã hội và con người thông qua việc xây dựng nhân vật, diễn biến câu chuyện và truyền đạt thông điệp.

Khác biệt

Sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm, với ưu tiên chủ yếu là chữ Hán, bởi vì trong thời trung đại, chữ Hán được coi là ngôn ngữ quốc gia, cho đến khi truyện "Kiều" của Nguyễn Du xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, chữ Nôm mới thực sự định vị được trong văn hóa văn học.

Các tiểu thuyết trung đại tập trung vào việc mô tả chi tiết và sự kiện. Nhiều tác phẩm và tác giả chỉ cần một hành động để lòe loẹt bộ mặt và đặc điểm của một nhân vật trong trí não của độc giả.

Cốt truyện của tiểu thuyết trung đại thường đơn giản và tuyến tính. Câu chuyện diễn ra theo thứ tự thời gian, với các sự kiện được kể theo thứ tự diễn biến, không có những đảo lộn thời gian hoặc sự kiện phức tạp.

Vì sự chú trọng vào chi tiết và sự kiện, tâm lý và tình cảm của nhân vật thường chỉ được phác thảo sơ bộ.

Các câu chuyện thường được kể từ góc độ thứ ba, người kể chuyện là một người hiện diện ở mọi nơi trong câu chuyện và có vẻ như đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện.

Cấu trúc của các tiểu thuyết thường theo kiểu chương hồi

Được viết bằng chữ quốc ngữ - chữ của dân tộc

Các tác phẩm đặc biệt chú ý tới việc khai thác thế giới bên trong của nhân vật: tâm trạng, cảm xúc, sự biến đổi tinh vi trong nhận thức của con người. Điều này cũng làm nên đặc sắc của tiểu thuyết hiện đại: con người được nhìn nhận trong cái nhìn đa diện, nhiều chiều, trong cuộc đấu tranh với chính mình để hoàn thiện bản thân.

Truyện có thể được kể theo trình tự thời gian tuyến tính hoặc có thể bị đảo lộn thời gian (kể về hiện tại trước rồi mới quay lại kể về quá khứ), theo sự phát triển của tâm lí nhân vật.

Nhân vật được xây dựng là con người phức tạp, đa dạng trong suy nghĩ, cảm xúc, cái xấu và cái ác luôn tồn tại cùng với cái tốt, cái lương thiện buộc con người phải đấu tranh với nó.

Ngôi kể trong truyện đa dạng: ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất hoặc kết hợp nhiều ngôi kể trong cùng một tác phẩm

Truyện được kết cấu theo lối chương, đoạn

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nói mỉa trong trường hợp sau:

Người chết, sau khi được quan trên khám qua loa, đã được khâm liệm đến gần một ngày rồi, vậy mà chưa thấy cụ Hồng ra lệnh phát phục, mặc đầu mọi công việc cử hành tang đã quyết định xong xuôi. Phái trẻ, nghĩa là bọn dâu con, đã bắt đầu la ó lên rằng phải già chậm chạp. Cậu tú Tân thì cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không dùng đến. Bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen – dernières créations!

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

Hướng dẫn chi tiết:

Biện pháp nói mỉa được sử dụng trong đoạn văn trên để phản ánh và lên án những hành vi và tư duy không tôn trọng, cợt nhả đối với người chết trong tang lễ của một số nhân vật:

  • Sử dụng biện pháp nói mỉa làm phản ánh cho sự thiếu lòng trắc ẩn và sự vô trách nhiệm của những người tham dự buổi tang. Họ không dành tình cảm cho người quá cố, mà lại chú trọng vào những vấn đề không đáng kể mà họ quan tâm.
  • Tác giả sử dụng biện pháp nói mỉa để chỉ trích những hành vi không tôn trọng đối với người đã khuất trong buổi tang.
  • Biện pháp nói mỉa vừa mang lại tiếng cười cho độc giả, vừa giúp họ nhận ra sự thiếu suy nghĩ và hành vi không đúng đắn của những người tham gia buổi tang

Câu 4: Bạn hãy rút ra những điều cần lưu ý khi:

- Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội.

- Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội.

Hướng dẫn chi tiết:

- Lưu ý khi viết báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội:

  • Xác định rõ đối tượng nghiên cứu, mục đích, phạm vi điều tra;
  • Xây dựng kế hoạch tiến độ, phương án khảo sát để bảo đảm tính chính xác, khoa học, khách quan của số liệu;
  • Sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau như cơ sở dữ liệu trực tuyến, sách báo, kỉ yếu hội thảo… để đảm bảo độ tin cậy và hợp lệ của dữ liệu được sử dụng;
  • Báo cáo cần chú trọng giải thích kết quả điều tra, kiến nghị các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế đã nêu tại Báo cáo.

- Lưu ý khi trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội:

  • Khi trình bày phải tóm tắt ngắn gọn các nội dung chủ yếu của bản báo cáo, bao gồm cả phần thảo luận và gợi ý cho người nghe. Có slide trình chiếu hoặc poster minh họa nếu thấy cần thiết để người nghe dễ theo dõi, hình dung.

Câu 5: Thực hiện dự án nghiên cứu về một vấn đề xã hội được đặt ra từ tác phẩm văn học và viết báo cáo kết quả.

Hướng dẫn chi tiết:

Gợi ý: Học sinh thực hiện theo dàn ý sau:

  1. Đặt vấn đề
  2. Giải quyết vấn đề

- Phần 1: Phân tích, giới thiệu và nêu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

- Phần 2: Phân tích vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học

  1. Kết luận: tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài, góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn.

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 7: Ôn tập

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay