Đáp án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức Bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet

File đáp án Tin học 11 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức Bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

BÀI 3 - PHẦN MỀM NGUỒN MỞ VÀ PHẦN MỀM CHẠY TRÊN INTERNET

MỞ ĐẦU

Câu 1: Theo em, lợi ích đối với cộng đồng trong việc chia sẻ mã nguồn là gì?

Trả lời:

  • Cho phép quản lý và điều khiển những phần nào có thể hoạt động, phần nào không.
  • Vì mã nguồn mở được thiết kế dưới dạng “mở" nên nhiều người có thể phát triển các tính năng của phần mềm. Đây chính là cơ hội giúp các lập trình viên thể hiện được khả năng sáng tạo của mình.
  • So với các phần mềm độc quyền khác thì mã nguồn mở lại đảm bảo được tính bảo mật và tính an ninh cao hơn hẳn. Lý do là vì nhiều người lập trình có thể cùng hoạt động trên mã nguồn mở đó. Và họ sẽ thường xuyên sửa chữa, cập nhật và nâng cấp phần mềm, các chức năng sẽ được cải tiến và tốt hơn.
  • Nhiều doanh nghiệp lựa chọn mã nguồn mở để phát triển website trong thời gian dài bởi mã nguồn mở có tính chất ổn định, có thể hỗ trợ dài hạn cho các dự án quan trọng hay các hoạt động của web.

1. PHẦN MỀM NGUỒN MỞ

Hoạt động 1. Tìm hiểu các cách chuyển giao phầm mềm

Câu 1: Cách thức chuyển giao phần mềm cho người sử dụng theo chiều hướng "mở dần" như sau:

  1. Bán phần mềm dưới dạng mã máy.
  2. Cho sử dụng phần mềm miễn phí có điều kiện hoặc không điều kiện, không cung cấp mã nguồn.
  3. Cho sử dụng phần mềm tự do, cung cấp cả mã nguồn để có thể sửa, nâng cấp, phát triển và chuyền giao (phân phối) lại phần mềm.

Hãy thảo luận xem lợi ích của người dùng được tăng dần như thế nào theo hướng mở nói trên.

Trả lời:

  1. Trường hợp này, người dùng chỉ được phép sử dụng phần mềm khi mua phần mềm.
  2. Trường này, người dùng được phép sử dụng phần mềm miễn phí có điều kiện hay không điều kiện. Tuy nhiên, người dùng không thể tự sửa đổi, cải tiến, phát triển phần mềm.
  3. Trường hợp này, người dùng được tự do sử dụng mà không cần xin phép. Đặc biệt, người dùng có thể sửa, nâng cấp, phát triển và chuyền giao (phân phối) lại phần mềm do họ cung cấp mã nguồn.

Hoạt động 2. Giấy phép đối với phần mềm nguồn mở

Câu 1: Em hãy so sánh quyền sử dụng phân mềm nguồn mở với quy định về bản quyền và cho biết một số điểm mâu thuẫn.

Trả lời:

Quy định về bản quyền và quyền sử dụng phần mềm nguồn mở mà cần có giấy phép cho phần mềm nguồn mở có sự mâu thuẫn. Giấy phép sẽ cung cấp cho người dùng các quyền vốn bị cấm bởi các quy định bản quyền.

  • Theo quy định về bản quyền, thì:
  • Các tác giả của phần mềm có quyền bảo vệ chống phần mềm bị sửa đổi gây phương hại đến uy tín và danh dự của tác giả.
  • Nếu là người đầu tư, các tác giả còn giữ cả quyền tạo bản sao, sửa đổi, nâng cấp phần mềm, quyền chuyển giao sử dụng,…
  • Theo quy định về quyền sử dụng phần mềm nguồn mở, thì:
  • Được sao chép và phân phối phần mềm, có quyền yêu cầu trả phí cho việc chuyển giao đó nhưng phải thông báo rõ ràng về bản quyền gốc và thông báo miễn trừ trách nhiệm bảo hành.
  • Được sửa đổi và phân phối sửa đổi với điều kiện phải công bố mã nguồn phần sửa đổi, nêu rõ đó bản đã được thay đổi, chỉ rõ các thành phần được thay đổi.

Câu hỏi

Câu 1: Em hãy cho biết ý nghĩa của yêu cầu “người sửa đổi, nâng cấp phần mềm nguồn mở phải công bố rõ ràng phần nào đã sửa, sửa thế nào so với bản gốc”.

Trả lời:

  • Được sao chép và phân phối phần mềm: có quyền yêu cầu trả phi cho việc chuyến giao đó nhưng phải thông báo rõ ràng về bản quyền gốc và thông báo miễn trừ trách nhiệm bảo hành.
  • Được sửa đổi và phân phối bản sửa đổi với điều kiện phải công bố mã nguồn phần sửa đổi, nêu rõ đó là bản đã được thay đổi, chỉ rõ các thành phần được thay đồi: đồng thời phải áp dụng giấy phép GNU GPL cho chính phần thay đổi đó. Nói cách khác phần mềm có nguồn gốc từ việc sửa đổi một phần mềm nguồn mở theo GPL cũng phải là phản mềm nguồn mở theo GPL.
  • Giấy phép nguồn mở nếu được hiểu theo cách đơn giản nhất là hợp đồng hợp pháp và ràng buộc giữa tác giả và người sử dụng các thành phần phần mềm, xác nhận rằng phần mềm có thể được sử dụng trong các ứng dụng thương mại theo các điều kiện cụ thể. Giấy phép là thứ biến mã nguồn thành một thành phần nguồn mở. Nếu không có giấy phép nguồn mở, thành phần phần mềm sẽ không thể được sử dụng bởi người khác, ngay cả khi nó đã được đăng công khai trên GitHub.

Câu 2: Ý nghĩa của yêu cầu "phần mềm sửa đổi một phần mềm nguồn mở theo GPL cũng phải mở theo giấy phép của GPL" là gì?

Trả lời:

Giấy phép công cộng GNU GPL là giấy phép điển hình đối với phần mềm nguồn mở. Nó đảm bảo quyền tiếp cận của người sử dụng đổi với mã nguồn để dùng, thay đổi hoặc phân phối lại: bảo đảm quyền miễn trừ của các tác giả về hậu quả sử dụng phần mềm; bảo đảm quyền đứng tên của các tác giả tham gia phát triển, đảm bảo sự phát triển bền vững của phần mềm nguồn mở bằng cách công bố rõ ràng các thay đổi của các phiên bản vá buộc phải phát triển dựa trên phần mềm nguồn mở theo giấy phép GPL cũng phải mở theo GPL.

Hoạt động 3. Vai trò của phần mềm thương mại và phần mêm nguồn mở

Câu 1: Hãy thảo luận xem phần mềm nguồn mở có thay thế hoàn toàn được phần mềm thương mại hay không. Tại sao?

Trả lời:

Phần mềm nguồn mở không thể thay thế hoàn toàn được phần mềm thương mại. Vì mỗi phần mềm nguồn mở đáp ứng nhu cầu chung của nhiều người, trong khi đó những nhu cầu riêng, nâng cao, vốn phong phú hơn rất nhiều so với những nhu cầu chung thì phần mềm thương mại nói chung hay phần mềm “đặt hàng” nói riêng mới có thể đáp ứng được.

Câu hỏi

Câu 1: Cho ví dụ về phần mềm đóng gói và phần mềm đặt hàng. Ưu điểm của phần mềm thương mại là gì?

Trả lời:

  • Phần mềm “đặt hàng” được thiết kế theo yêu cầu của từng khách hàng.

Ví dụ: Phần mềm điều khiển một dây chuyền lắp ráp hay phần mềm đặt xe trên thiết bị di động của các hàng taxi.

  • Phần mềm “đóng gói” được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung của nhiều người. Chúng được viết rất hoàn chỉnh và kèm theo công cụ cài đặt tự động giúp người dùng dễ sử dụng.

Ví dụ: Phần mềm xử lí ảnh Photoshop, phần mềm Microsoft Word, …

⇒ Ưu điểm của phần mềm thương mại: góp phần tạo ra thị trường phần mềm phong phú, đáp ứng các nhu cầu riêng của cá nhân, tổ chức và các nhu cầu chung của xã hội.

Câu 2: Cho ví dụ về một phần mềm thương mại và một phần mềm nguồn mở có thể thay thế. Ưu điểm của phần mềm nguồn mở là gì?

Trả lời:

Ví dụ về phần mềm thương mại là Adobe Photoshop, còn phần mềm nguồn mở thay thế có thể là GIMP. Một ưu điểm của phần mềm nguồn mở là tính linh hoạt cao và có cộng đồng phát triển đông đảo giúp cho việc phát triển và bảo trì phần mềm trở nên dễ dàng.

3. PHẦN MỀM CHẠY TRÊN INTERNET

Hoạt động 4: Phần mềm chạy trên internet

Câu 1: Em hãy nêu những ưu điểm của phần mềm chạy trên Internet.

Trả lời:

  • Phần mềm chạy trên Internet được hiểu là phần mềm cho phép sử dụng qua Internet mà không cần phải cài đặt vào máy.
  • Ví dụ: Google Docs, Google Sheets, …
  • Ưu điểm của phần mềm chạy trên Internet là: có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, bất cứ máy tính nào miễn là có kết nối Internet; chi phí rẻ hoặc không mất phí.

Câu 2: Em hãy nêu tên một phần mềm trực tuyến khác với các phần mềm đã nêu trong bài.

Trả lời:

Phần mềm trực tuyến: Office.com, Photopea.com, …

LUYỆN TẬP

Câu 1: Có thể nói “Phần mềm nguồn mở ngày càng phát triển thì thị trường phần mềm thương mại càng suy giảm” hay không? Tại sao?

Trả lời:

Cách nói này không đúng. Vì phần mềm thương mại sẽ cung cấp các loại phần mềm “đặt hàng” để đáp ứng được nhu cầu cá nhân, tổ chức hoặc cung cấp các loại phần mềm “đóng gói” hoàn thiện cho người dùng đáp ứng nhu cầu chung của nhiều người.

Câu 2: Phần mềm ở các trạm ATM (rút tiền tự động) có phải là phần mềm trực tuyến không?

Trả lời:

Phần mềm ở các trạm ATM không phải phần mềm trực tuyến.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy tìm hiểu trên Internet và cho biết tên một số phần mềm đồ họa nguồn mở và một số phần mềm đồ họa thương mại.

Lời giải:

  • Phần mềm đồ họa nguồn mở: GIMP, Paint, Inkscape,…
  • Phần mềm đồ họa thương mại: Photoshop, Adobe InDesign, AutoCAD,…

Câu 2: Nói chung, các môi trường lập trình trên ngôn ngữ Python đều không có chức năng biên dịch để chuyển mã nguồn thành mã máy. Các chương trình Python đều ở dạng mã nguồn. Liệu có thể coi mọi phần mềm viết bằng Python đều là phần mềm nguồn mở hay không?

Lời giải:

Có thể coi mọi phần mềm viết bằng Python đều là phần mềm nguồn mở.

 

=> Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên internet

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay