Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 cánh diều Bài 3: Nhân giống cây trồng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 cánh diều Bài 3: Nhân giống cây trồng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Việc tạo ra các cá thể mới với đặc tính vốn có củg giống cây trồng đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  1. Nhân giống hữu tính
  2. Nhân giống vô tính
  3. Nhân giống nhân tạo
  4. Nhân giống cây trồng

Câu 2: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì?

  1. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng.
  2. Tăng năng suất cây trồng.
  3. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng.
  4. Tăng vụ gieo trồng.

Câu 3: Quy trình giâm cành gồm có mấy bước?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Bước 2 của quy trình giâm cành là gì?

  1. Chuẩn bị giá thể giâm cành
  2. Chuẩn bị cành giâm
  3. Giâm cành vào giá thể
  4. Chăm sóc cành giâm

Câu 5: Tại sao phải cắt bớt phiến lá khi giâm cành?

  1. Tăng khả năng hút nước của cành giâm.
  2. Tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm.
  3. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm.
  4. Tăng khả năng ra rễ của cành giâm.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về yêu cầu kĩ thuật của giai đoạn chuẩn bị đất để giảm cảnh cây rau muống trong chậu (hoặc thùng xốp)?

  1. Lượng đất ít bằng 1/3 chiều cao của chậu, thành phần dinh dưỡng phù hợp với cây trồng
  2. Lượng đất vừa đủ, thành phần dinh dưỡng phù hợp với mọi loại cây trồng.
  3. Lượng đất vừa đủ, thành phần dinh dưỡng phù hợp với cây rau muống.
  4. Cả B, C đều đúng

Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nhân giống bằng phương pháp giâm cành?

  1. Chất lượng cành giâm ảnh hưởng đến hiệu quả của nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
  2. Thời gian ảnh hưởng của cây ảnh hưởng đến hiệu quả của nhân giống bằng phương pháp giâm cành
  3. Các kĩ thuật giâm cành, chăm sóc cành giâm ảnh hưởng đến hiệu quả của nhân giống bằng phương pháp giâm cành
  4. Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến hiệu quả của nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

Câu 8: Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính?

  1. Lai tạo giống.
  2. Giâm cành.
  3. Chiết cành.
  4. Ghép mắt.

Câu 9: Thứ tự các bước của quy trình giâm cành là

  1. Xử lí cành giâm → Cắt cành → Cắm cành → Chăm sóc cành giâm.
  2. Cắt cành cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắm cành giâm chăm sóc
  3. Cắt cành → Cắm cành → Xử lí cành giâm → Chăm sóc cành giâm.
  4. Xử lí cành giâm →Cắm cành → Cắt cành → Chăm sóc cành giâm.

Câu 10: Hãy sắp xếp các bước sau sao cho phù hợp với các bước trong quy trình trồng trọt

(4) Chuẩn bị đất trồng.

(2) Chăm sóc.

(3) Thu hoạch

(1) Chuẩn bị giống cây trồng.

  1. (4) – (2) – (3) – (1)
  2. (1) – (2) – (3) – (4)
  3. (3) – (2) – (4) – (1)
  4. (1) – (4) – (3) – (2)

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phương pháp nhân giống chiết cành được thực hiện như thế nào?

  1. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
  2. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
  3. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
  4. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.

Câu 2: Bước 1 của quy trình giâm cành là gì?

  1. Chuẩn bị giá thể giâm cành
  2. Chuẩn bị cành giâm
  3. Giâm cành vào giá thể
  4. Chăm sóc cành giâm

Câu 3: Bước 2 của quy trình chuẩn bị hạt giống là

  1. Lựa chọn giống để gieo trồng
  2. Xử lí giống trước khi gieo trồng
  3. Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Thu hoạch cây trồng có bước nào sau đây?

  1. Kiểm tra sản phẩm cây trồng
  2. Tiến hành thu hoạch
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 5: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về cách để cắm cành giâm vào giá thể (đất trồng)?

  1. Chỉ có một cách cắm nghiêng (cành nghiêng một góc so với bề mặt giá thể).
  2. Có hai cách cắm nghiêng và cắm thẳng đứng (cành vuông góc với bề mặt giá thể).
  3. Có hai cách đó là cắm thẳng và cắm cảnh nằm ngang (cành nằm lên bề mặt giá thể).
  4. Có ba cách cắm nghiêng, cắm thẳng đứng và cắm cảnh nằm ngang.

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nhân giống bằng phương pháp giâm cành?

  1. Yếu tố giống cây trồng ảnh hưởng đến hiệu quả của nhân giống bằng phương pháp giâm cành
  2. Chế độ bón phân ảnh hưởng đến hiệu quả của nhân giống bằng phương pháp giâm cành
  3. Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến hiệu quả của nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
  4. Giá thể giâm cành ảnh hưởng đến hiệu quả của nhân giống bằng phương pháp giâm cành

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về phương pháp giâm cành?

  1. Cắt đoạn bánh tẻ có đủ mắt, nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, cắm xuống đất.
  2. Dùng bộ phận sinh dưỡng của cây ghép vào cây khác rồi bó lại.
  3. Chọn cây khỏe mạnh, lấy dao tách đoạn vỏ, dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất bó vào đoạn vừa tách, bọc nylon và dùng dây buộc chặt.
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây nào?

  1. Cây ăn quả.
  2. Cây ngũ cốc.
  3. Cây họ đậu.
  4. Cây họ cải.

Câu 9: Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ trong thời gian

bao lâu?

  1. 5 – 10 phút.
  2. 10 – 15 phút.
  3. 5 – 10 giây.
  4. 15 – 20 giây.

Câu 10: Em hãy sắp xếp các bước sau đây để thực hiện nhân giống bằng phương pháp giâm cành

(1) Khu vực chăm sóc cành giâm đảm bảo được che sáng, che mưa hợp lí. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau khoảng 15 – 20 ngày, kiểm tra nếu thấy ra rễ nhiều và chuyển màu từ trắng sang vàng thì phải chuyển ra vườn ươm.

(2) Cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 7 – 10 cm, mỗi đoạn có từ 2 đến 4 lá, cắt bớt phiến lá.

(3) Cắm cành giảm xuống đất hơi chếch, cắm sâu từ 3 đến 5 cm.

(4) Xử lí cành giâm bằng cách nhúng gốc cảnh giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập từ 1 đến 2 cm, trong khoảng 5 – 10 giây.

 (5) Chọn cành giâm. Chọn cành bánh tẻ (không quá non, không quá già), khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh.

  1. (1) – (2) – (3) – (4) – (5)
  2. (5) – (2) – (4) – (3) – (1)
  3. (1) – (2) – (3) – (4) – (5)
  4. (1) – (3) – (4) – (2) – (5)

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứn 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Trình bày các phương pháp nhân giống vô tính nhân tạo?

Câu 2 (4 điểm): Liệt kê một số loại cây nhân giống bằng biện pháp giâm cành?

  

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Nhân giống vô tính tự nhiên là gì?

Câu 2 (4 điểm): Yếu tố đảm bảo giâm cành thành công là gì?

  

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Em hãy cho biết cần cắt cành giâm với độ dài bao nhiêu là phù hợp?

  1. 10 cm
  2. 20 cm
  3. 15 – 20 cm
  4. 30 cm

Câu 2: Nhóm cây nào dưới đây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành?

  1. Cây mía, cây cam, cây ổi.
  2. Cây mía, cây sắn, cây rau ngót.
  3. Cây rau mồng tơi, cây bắp, cây đậu.
  4. Cây bạc hà, cây mía, cây bắp.

Câu 3: Bộ phận nào của cây được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống?

  1. Bộ phận cành cây
  2. Bộ phận nụ của cây
  3. Bộ phận lá cây
  4. Bộ phận thân cây

Câu 4: Bước 4 của quy trình giâm cành là gì?

  1. Chuẩn bị giá thể giâm cành
  2. Chuẩn bị cành giâ
  3. Giâm cành vào giá thể
  4. Chăm sóc cành giâm
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu các phương pháp nhân giống vô tính nhân tạo?

Câu 2: Cần lưu ý những vấn đề gì khi thực hiện phương pháp giâm cành?

  

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đoạn cành giâm được cắt như thế nào là đạt yêu cầu?

  1. Đoạn cảnh giảm phải có nhiều lá.
  2. Đoạn cành giâm phải ngắn, không có chồi (mắt)
  3. Đoạn cảnh giảm phải có chồi (mắt), được cắt vát và tỉa bớt lá.
  4. Đoạn cảnh giảm cắt dài và tỉa hết lá, không chồi (mắt).

Câu 2: Đặc điểm của các loại cây được chọn để nhân giống bằng phương pháp giâm cành là gì?

  1. Cây có khả năng ra quả nhanh
  2. Cây có khả năng ra hoa nhanh
  3. Cây có khả năng ra rễ phụ nhanh
  4. Cây dễ trồng, mau lớn.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là chính xác đối với những yêu cầu kĩ thuật khi giâm cành cây rau muống vào đất trồng?

  1. Số lượng cành giâm vừa đủ, độ dài cành giâm khoảng 20 – 25 cm, cành già
  2. Đoạn cảnh rau muống được giâm thẳng (vuông góc) so với mặt đất trồng.
  3. Số lượng cành giâm vừa đủ, độ dài cành giâm khoảng 15 – 20 cm, cành không già, không non.
  4. Số lượng cành giâm vừa đủ, độ dài cành giâm khoảng 10 – 20 cm, cành non.

Câu 4: Ý kiến nào sau đây là đúng?

  1. Trong hình thức nhân giống vô tính, cây con có thể được hình thành từ những bộ phận rễ, cành, lá, hoa của cây mẹ.
  2. Trong hình thức nhân giống vô tính, cây con có thể được hình thành từ những bộ phận thân, lá, hoa, quả của cây mẹ.
  3. Trong hình thức nhân giống vô tính, cây con có thể được hình thành từ những bộ phận lá, thân, cành, rễ của cây mẹ.
  4. Trong hình thức nhân giống vô tính, cây con có thể được hình thành từ những bộ phận thân, cành, quả, hạt của cây mẹ
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Giâm cành là gì?

Câu 2: Trình bày các bước giâm cành?

  

=> Giáo án công nghệ 7 cánh diều bài 3: Nhân giống cây trồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay