Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 16: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều Bài 16: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 16: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chẩn đoán di truyền là:
A. Việc sử dụng các xét nghiệm dựa trên chỉ thị phân tử như nucleic acid (DNA, RNA), đoạn gene hay bộ gene hoàn chỉnh của vi sinh vật để chẩn đoán bệnh.
B. Việc sử dụng các xét nghiệm dựa trên chỉ thị nguyên tử như perclonic acid (PDA, HNA), đoạn gene hay bộ gene hoàn chỉnh của vi sinh vật để chẩn đoán bệnh.
C. Việc áp dụng công nghệ gene để khống chế cách hoạt động của vi khuẩn và tế bào trên một mô nhằm xác định bệnh tật.
D. Việc áp dụng công nghệ hoá - sinh để khống chế cách hoạt động của vi khuẩn và tế bào trên cơ thể nhằm xác định bệnh tật.
Câu 2: Đâu không phải ưu điểm của phương pháp PCR?
A. Cho kết quả nhanh
B. Độ nhạy cao
C. Thao tác đơn giản
D. Độ chính xác cao
Câu 3: Nguồn kháng nguyên sử dụng để sản xuất vaccine bằng công nghệ mới không thể là:
A. Nucleic acid
B. Các đoạn gene
C. Protein của mầm bệnh
D. Vi sinh vật hoàn chỉnh
Câu 4: Phương pháp PCR là:
A. Một kĩ thuật khống chế hoạt động của sinh vật được ứng dụng phổ biến
B. Một kĩ thuật biến đổi hoạt động của sinh vật được ứng dụng phổ biến
C. Một kĩ thuật chẩn đoán dựa trên chỉ thị nguyên tử được ứng dụng phổ biến
D. Một kĩ thuật chẩn đoán dựa trên chỉ thị phân tử được ứng dụng phổ biến
Câu 5: Đâu không phải một ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi?
A. Ứng dụng công nghệ chẩn đoán di truyền trong chẩn đoán bệnh cho vật nuôi
B. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi
C. Ứng dụng công nghệ lên men liên tục trong sản xuất kháng sinh điều trị bệnh cho vật nuôi
D. Ứng dụng công nghệ acid sulfuric xúc tác trong loại bỏ virus có hại
Câu 6: PCR viết tắt từ:
A. Protein Chain Reaction
B. Protein Copy Reproduction
C. Polymerase Chain Reaction
D. Polymerase Copy Reproduction
Câu 7: Số lượng của phương pháp PCR như thế nào?
A. Chỉ có duy nhất một phương pháp PCR
B. Có 2 phương pháp PCR với ưu, nhược điểm đối lập nhau.
C. Có nhiều phương pháp PCR khác nhau với phạm vi ứng dụng, ưu và nhược điểm khác nhau
D. Có vô vàn phương pháp PCR vì nó dựa trên cấu trúc của các đoạn gene
Câu 8: Vì sao kháng sinh được sản xuất theo phương pháp truyền thống có giá thành cao và chất lượng mỗi sản phẩm có thể không đồng đều?
A. Vì kháng sinh được sản xuất và gia công bằng tay, không có máy móc hỗ trợ nên độ chính xác giảm xuống.
B. Vì việc sản xuất kháng sinh phải trải qua quá trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt.
C. Vì kháng sinh được sản xuất trong hệ thống lên men từng mẻ nên tốn nhiều thời gian để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Vì sao kháng sinh sản xuất theo phương pháp hiện đại được tạo ra nhanh, nhiều, đồng đều với giá thành thấp hơn so với phương pháp truyền thống?
A. Vì mỗi đơn vị kháng sinh được chăm chút tỉ mỉ, có sự kiểm soát của con người.
B. Vì kháng sinh được sản xuất ở quy mô công nghiệp trong hệ thống lên men liên tục.
C. Vì các loại vi sinh vật để sản xuất kháng sinh hiện đại có sự tương thích cao hơn hẳn các loạ vi sinh vật để sản xuất kháng sinh theo phương pháp truyền thống.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Đây là hình ảnh của cái gì?
A. Máy PCR
B. Máy tạo vaccine tái tổ hợp
C. Máy kiểm định chất lượng kháng nguyên
D. Máy chế tạo kháng nguyên bằng công nghệ lên men liên tục
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ngày nay, PCR được ứng dụng rộng rãi trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho vật nuôi, nhất là các bệnh do:
A. Kí sinh trùng
B. Virus và vi khuẩn
C. Con người
D. Sự nóng lên toàn cầu
Câu 2: Đâu không phải nhược điểm của phương pháp PCR?
A. Các số liệu khó tương thích với các phần mềm máy tính
B. Thiết bị phức tạp, đắt tiền
C. Quy trình kĩ thuật phức tạp
D. Đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao
Câu 3: Kháng sinh được sản xuất từ vi sinh vật không bao gồm:
A. Vi khuẩn
B. Tế bào hạt nhân
C. Xạ khuẩn
D. Nấm mốc
Câu 4: Đối với sản xuất kháng sinh theo phương pháp truyền thống, các vi sinh vật được:
A. Nuôi cấy, nhân lên, sau đó trải qua quy trình phức tạp để chiết tách kháng sinh
B. Nuôi cấy, nhân lên, sau đó trải qua đun nóng và làm lạnh để chiết tách kháng sinh.
C. Chiết tách thành kháng sinh dựa trên công nghệ PCR.
D. Chiết tách thành kháng sinh dựa trên công nghệ sinh học.
Câu 5: Câu nào sau đây là đúng?
A. Kĩ thuật xét nghiệm dựa trên chỉ thị nguyên tử như PCR giúp rút ngắn thời gian và nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán bệnh vật nuôi.
B. Các công nghệ mới trong sản xuất vaccine giúp vaccine được tạo ra nhanh, an toàn và hiệu quả hơn so với phương pháp truyền thống.
C. Công nghệ lên men liên tục giúp kháng sinh được sản xuất ra nhanh, nhiều, đồng đều nhưng giá thành cao hơn so với phương pháp truyền thống.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi đem lại cho ngành chăn nuôi lợi ích gì?
A. Giúp con người không bao giờ phải lo toan đến sức khoẻ của con vật nữa
B. Giúp việc chăm sóc, điều trị bệnh cho vật nuôi được nhanh chóng, hiệu quả, tốn ít chi phí hơn
C. Giúp vật nuôi trở nên khoẻ mạnh vô cùng, chống chịu được mọi loại bệnh tật.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Đâu là một công nghệ mới ứng dụng trong sản xuất vaccine?
A. Công nghệ vaccine tái tổ hợp
B. Kĩ thuật triệt phá virus trao đổi gene
C. Kĩ thuật tấn công trực diện virus
D. Công nghệ sử dụng virus angle
Câu 8: Dưới đây là những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi. Ý nào không đúng?
A. Việc sản xuất vaccine được phát triển nhanh
B. Quy trình sản xuất được công nghiệp hoá cao, cho ra hàng loạt sản phẩm đồng đều với giá thành thấp
C. Vaccine được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng một cách nhanh chóng, dễ dàng, không cần nhiều kiến thức chuyên môn
D. Vaccine thường có đáp ứng miễn dịch tốt hơn, hiệu quả cao hơn so với vaccine cổ điển
Câu 9: PCR có thể được sử dụng để thực hiện hoạt động nào sau đây?
A. Kiểm tra huyết thống
B. Gộp dòng gene
C. Không gây đột biến điểm
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về PCR?
A. PCR là một kỹ thuật trong công nghệ sinh học, do Kary Mullis phát minh ra vào năm 1983, đến nay đã được hoàn thiện qua nhiều cải tiến và được tự động hoá hoàn toàn.
B. Kỹ thuật này vận dụng các kiến thức sinh học phân tử, nhằm tạo ra vô số bản sao (tức khuếch đại) từ đoạn DNA ban đầu (bản gốc) có khi rất nhỏ với số lượng tối thiểu mà không cần sử dụng các sinh vật sống.
C. PCR đã được sử dụng rất phổ biến và là công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu PDA thuộc lĩnh vực sinh học, y học, tội phạm học, xác định huyết thống,...
D. PCR phục vụ nhiều mục đích khác nhau, như phát hiện các bệnh di truyền, nhận dạng tội phạm, nghiên cứu bệnh nhiễm trùng và gần đây là xét nghiệm Covid 19 cũng như giúp sản xuất vaccine chống đại dịch này.
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm): Nêu vai trò của công nghệ mới trong sản xuất vaccine.
Câu 2 (4 điểm): Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi để làm gì?
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm): Nêu khái niệm chẩn đoán di truyền.
Câu 2 (4 điểm): Nêu nhược điểm của phương pháp lên men truyền thống.
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nguồn kháng nguyên sử dụng để sản xuất vaccine bằng công nghệ mới không thể là:
A. Nucleic acid
B. Các đoạn gene
C. Protein của mầm bệnh
D. Vi sinh vật hoàn chỉnh
Câu 2: Phương pháp PCR là:
A. Một kĩ thuật khống chế hoạt động của sinh vật được ứng dụng phổ biến
B. Một kĩ thuật biến đổi hoạt động của sinh vật được ứng dụng phổ biến
C. Một kĩ thuật chẩn đoán dựa trên chỉ thị nguyên tử được ứng dụng phổ biến
D. Một kĩ thuật chẩn đoán dựa trên chỉ thị phân tử được ứng dụng phổ biến
Câu 3: Đâu không phải ưu điểm của phương pháp PCR?
A. Cho kết quả nhanh
B. Độ nhạy cao
C. Thao tác đơn giản
D. Độ chính xác cao
Câu 4: Số lượng của phương pháp PCR như thế nào?
A. Chỉ có duy nhất một phương pháp PCR
B. Có 2 phương pháp PCR với ưu, nhược điểm đối lập nhau.
C. Có nhiều phương pháp PCR khác nhau với phạm vi ứng dụng, ưu và nhược điểm khác nhau
D. Có vô vàn phương pháp PCR vì nó dựa trên cấu trúc của các đoạn gene
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Trình bày kỹ thuật phân tích gen trong chẩn đoán, phòng, trị bệnh.
Câu 2: Nêu ưu điểm của sản xuất kháng sinh trong hệ thống lên men liên tục.
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu không phải nhược điểm của phương pháp PCR?
A. Các số liệu khó tương thích với các phần mềm máy tính
B. Thiết bị phức tạp, đắt tiền
C. Quy trình kĩ thuật phức tạp
D. Đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao
Câu 2: Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi đem lại cho ngành chăn nuôi lợi ích gì?
A. Giúp con người không bao giờ phải lo toan đến sức khoẻ của con vật nữa
B. Giúp việc chăm sóc, điều trị bệnh cho vật nuôi được nhanh chóng, hiệu quả, tốn ít chi phí hơn
C. Giúp vật nuôi trở nên khoẻ mạnh vô cùng, chống chịu được mọi loại bệnh tật.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Kháng sinh được sản xuất từ vi sinh vật không bao gồm:
A. Vi khuẩn
B. Tế bào hạt nhân
C. Xạ khuẩn
D. Nấm mốc
Câu 4: Ngày nay, PCR được ứng dụng rộng rãi trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho vật nuôi, nhất là các bệnh do:
A. Kí sinh trùng
B. Virus và vi khuẩn
C. Con người
D. Sự nóng lên toàn cầu
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy nêu Một số công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất vaccine hiện nay
Câu 2: Trình bày kỹ thuật kỹ thuật siRNA trong chẩn đoán, phòng, trị bệnh.