Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 11: Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều Bài 11: Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 11: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu không phải một enzyme trong nhóm enzyme phân giải xơ?
A. Cellulase
B. Xylanase
C. Tripacase
D. β-glucanase
Câu 2:Công nghệ lên men lỏng được áp dụng trong chăn nuôi lợn ở quy mô:
A. Trang trại
B. Trang trại, nông hộ
C. Trang trại, nông hộ, cấp quốc gia
D. Trang trại, nông hộ, cấp quốc gia, cấp quốc tế
Câu 3:Trong chế biến thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại, thức ăn thô, xanh sau khi được lên men kị khí với các vi khuẩn lactic được phối trộn với cái gì để thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh?
A. Thức ăn tinh, bột ngũ cốc
B. Thức ăn tinh, khoáng, vitamin, phụ gia
C. Dung dịch chất dinh dưỡng nồng độ cao
D. Bột ngũ cốc, chất bảo quản.
Câu 4:Silo thường được sử dụng để:
A. Chứa các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn như cám, ngô, đậu tương... với số lượng lớn
B. Ủ chua thức ăn cho gia súc nhai lại
C. Thay thế cho kho lạnh trong trường hợp mất điện
D. Cả A và B.
Câu 5:Nhóm enzyme phân giải xơ được bổ sung trong thức ăn cho lợn, gia cầm nhằm:
A. Loại bỏ chất xơ trong khẩu phần ăn.
B. Khuếch đại lượng chất xơ trong thức ăn lên nhiều lần.
C. Tăng hiệu quả sử dụng xơ trong khẩu phần.
D. Cả B và C.
Câu 6:Thức ăn lên men lỏng không giúp ích gì?
A. Tăng cường tính ngon miện
B. Tăng tiêu hoá hấp thu
C. Tăng tỉ lệ nạc thịt
D. Giảm tỉ lệ mắc tiêu chảy ở vật nuôi
Câu 7:Nhiệt độ bảo quản trong phòng lạnh cần ở mức bao nhiêu?
A. 50 – 60°C
B. 100 - 105°F
C. -10 – 10°C
D. 2 - 4°C
Câu 8: Protease được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi để:
A. Tổng hợp amino acid và peptide có trọng lượng phân tử nhỏ trong đậu tương, phụ phẩm công và nông nghiệp,… thành protein, giúp vật nuôi dễ hấp thu và tiêu hoá hơn.
B. Thuỷ phân protein trong đậu tương, phụ phẩm công và nông nghiệp,... thành các amino acid và peptide có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ tiêu hoá hấp thu hơn đối với vật nuôi
C. Biến đổi một phần protein thông thường thành protein tinh chất, giúp vật nuôi có thể hấp thụ, tiêu hoá dễ hơn cũng nhưng tăng chất lượng thịt của vật nuôi.
D. Bổ sung vào thức ăn một phần protein tinh chất từ bên ngoài, giúp vật nuôi có thể hấp thụ, tiêu hoá dễ hơn cũng nhưng tăng chất lượng thịt của vật nuôi.
Câu 9: “Trong quy trình lên men lỏng, các nguyên liệu thức ăn thô, xanh và thức ăn tinh được phối trộn theo tỉ lệ thích hợp, sau đó bổ sung nước với tỉ lệ ………. và cho lên men với chế phẩm vi sinh.”
Điền vào chỗ trống.
A. 2 – 2.5 kg nước/1 kg thức ăn
B. 4 – 5 kg nước/1 kg thức ăn
C. 1 – 1.25 kg nước/1 kg thức ăn
D. 1 kg nước/2 – 2.5 kg thức ăn
Câu 10:Dưới đây là quy trình công nghệ lên men lỏng trong chăn nuôi lợn?
Số 4 trong hình là gì?
A. Nguyên liệu: Thức ăn tinh, thức ăn xanh
B. Lên men
C. Phối trộn: bổ sung nước và giống vi sinh vật khởi động
D. Cho ăn
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhóm enzyme nào có thể bổ sung trong thức ăn cho lợn, gia cầm nhằm giảm ảnh hưởng của các phytate kháng dinh dưỡng, tăng cường hấp thu phosphorus (P), calcium (Ca), amino acid và năng lượng, đồng thời giảm tác động tiêu cực của việc thải P vô cơ ra ngoài môi trường?
A. Phytase
B. Oxidoreductase
C. Hydrolase
D. Lyase
Câu 2: Công nghệ lên men lỏng được áp dụng trong chăn nuôi cho đối tượng nào?
A. Gà con
B. Lợn con sau cai sữa
C. Bê
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Phương pháp nào được ứng dụng để chế biến thức ăn thô có hàm lượng lignin cao như thân cây sắn, rơm, rạ, lõi ngô,...?
A. Phương pháp đường xơ hoá học
B. Phương pháp đường hoá xơ
C. Phương pháp tương lượng đường trong máu
D. Phương pháp giảm lượng đường trong máu
Câu 4: Các loại enzyme tiêu hoá được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi với mục đích nào?
A. Tăng cường tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng và các thức ăn khó tiêu hoá như thức ăn thô, xanh có hàm lượng lignin cao.
B. Giảm tác động xấu của lên men trong ủ chua thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại.
C. Giảm tính đột biến gen trong quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Đối với bảo quản lạnh, nhiệt độ thấp sẽ:
A. Làm chậm quá trình tự phân huỷ của thức ăn, ức chế vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn và gây bệnh
B. Làm chậm quá trình tự phân huỷ thức ăn, tái tạo lại các cấu trúc quan trọng trong thức ăn.
C. Duy trì cường độ hoạt động của vi khuẩn, giúp giữ cho thức ăn nguyên vẹn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Phương pháp bảo quản lạnh áp dụng đối với:
A. Các loại thức ăn được chế biến bằng công nghệ lên men
B. Các nguyên liệu, thức ăn dễ bị hư hỏng bởi nhiệt độ như enzyme, vitamin,...
C. Các nguyên liệu, thức ăn cần giữ lại carbohydrate nguyên chất
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Ligninase trong chế biến thức ăn chăn nuôi được sử dụng để:
A. Lên men (ủ chua) thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại nhằm tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu lignin của vi sinh vật trong dạ cỏ.
B. Kích thích quá trình lên men (ủ chua) thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại, giúp tăng cường tính chất của ase trong tiêu hoá của động vật.
C. Loại bỏ các chất độc hại, những thành phần gây cản trở việc hấp thu, tiêu hoá của vật nuôi trong thức ăn.
D. Khống chế lượng chất độc hại tồn dư do các chất cấm có thể gây ra.
Câu 8: Dưới đây là những ưu điểm của bảo quản bằng silo. Ý nào không đúng?
A. Bảo quản được trong thời gian dài mặc dù chỉ bảo quản được số lượng ít.
B. Tự động hoá trong quá trình nhập, xuất nguyên liệu.
C. Ngăn chặn sự phá hoại của các động vật gặm nhấm, côn trùng.
D. Giảm chi phí lao động và tiết kiệm được diện tích mặt bằng.
Câu 9: Đâu là cấu trúc của một protease?
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Hình dưới đây là cái gì?
A. Hệ thống lên men tự động
B. Tháp điều chế enzyme
C. Thùng nước sạch
D. Tháp silo nguyên liệu thức ăn
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm): Mục đích của việc áp dụng công nghệ enzyme trong chế biến thức ăn chăn nuôi là gì?
Câu 2 (4 điểm): Trình bày hiệu quả của phương pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng silo.
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm): Công nghệ lên men lỏng được ứng dụng trong chế biến thức ăn cho lợn như thế nào?
Câu 2 (4 điểm): Trình bày phương pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng bảo quản lạnh.
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1:Công nghệ lên men lỏng được áp dụng trong chăn nuôi lợn ở quy mô:
A. Trang trại
B. Trang trại, nông hộ
C. Trang trại, nông hộ, cấp quốc gia
D. Trang trại, nông hộ, cấp quốc gia, cấp quốc tế
Câu 2:Silo thường được sử dụng để:
A. Chứa các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn như cám, ngô, đậu tương... với số lượng lớn
B. Ủ chua thức ăn cho gia súc nhai lại
C. Thay thế cho kho lạnh trong trường hợp mất điện
D. Cả A và B.
Câu 3:Thức ăn lên men lỏng không giúp ích gì?
A. Tăng cường tính ngon miện
B. Tăng tiêu hoá hấp thu
C. Tăng tỉ lệ nạc thịt
D. Giảm tỉ lệ mắc tiêu chảy ở vật nuôi
Câu 4:Nhiệt độ bảo quản trong phòng lạnh cần ở mức bao nhiêu?
A. 50 – 60°C
B. 100 - 105°F
C. -10 – 10°C
D. 2 - 4°C
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Một số công nghệ được sử dụng trong bảo quản thức ăn chăn nuôi.
Câu 2:Phương pháp bảo quản lạnh được áp dụng cho các loại thức ăn chăn nuôi nào? Vì sao?
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Phương pháp bảo quản lạnh áp dụng đối với:
A. Các loại thức ăn được chế biến bằng công nghệ lên men
B. Các nguyên liệu, thức ăn dễ bị hư hỏng bởi nhiệt độ như enzyme, vitamin,...
C. Các nguyên liệu, thức ăn cần giữ lại carbohydrate nguyên chất
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Các loại enzyme tiêu hoá được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi với mục đích nào?
A. Tăng cường tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng và các thức ăn khó tiêu hoá như thức ăn thô, xanh có hàm lượng lignin cao.
B. Giảm tác động xấu của lên men trong ủ chua thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại.
C. Giảm tính đột biến gen trong quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Công nghệ lên men lỏng được áp dụng trong chăn nuôi cho đối tượng nào?
A. Gà con
B. Lợn con sau cai sữa
C. Bê
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Dưới đây là những ưu điểm của bảo quản bằng silo. Ý nào không đúng?
A. Bảo quản được trong thời gian dài mặc dù chỉ bảo quản được số lượng ít.
B. Tự động hoá trong quá trình nhập, xuất nguyên liệu.
C. Ngăn chặn sự phá hoại của các động vật gặm nhấm, côn trùng.
D. Giảm chi phí lao động và tiết kiệm được diện tích mặt bằng.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Trình bày quy trình công nghệ lên me lỏng trong chăn nuôi lợn.
Câu 2: Kể tên và vai trò của các công nghệ được ứng dụng trong chế biến thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại.