Giáo án ngắn gọn công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều dùng để in

Giáo án Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác


GIÁO ÁN NGẮN GỌN CÔNG NGHỆ 11 - CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI CÁNH DIỀU BÀI CHĂN NUÔI TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI

BÀI 1: CHĂN NUÔI TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được vai trò và triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
  • Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.
  • Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK.
  • Tìm hiểu thực tiễn ngành chăn nuôi tại địa phương để trả lời câu hỏi thực hiện nhiệm vụ.

Năng lực riêng:

  • Nêu được các phương pháp chăn nuôi chủ yếu ở nước ta và các yêu cầu cơ bản cần có trong chăn nuôi.
  • Biết cách vận dụng công nghệ vào chăn nuôi để nâng cao năng suất.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích vật nuôi và chăn nuôi
  • Có niềm tin vào sự phát triển của khoa học, công nghệ và sự ứng dụng vào cuộc sống.
  • Tích cực tìm hiểu về các thiết bị hiện đại trong chăn nuôi tại địa phương, những ứng dụng công nghệ cao có thể áp dụng tại địa phương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh, ảnh, video liên quan đến hoạt động chăn nuôi công nghệ cao.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm về các công nghệ chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thành tựu của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.

=> Xem bản soạn chi tiết hơn: 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở kiến thức, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về công nghệ cao trong chăn nuôi.
  3. Nội dung: GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát hình 1.1 SGK, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh 1.1 SGK, trả lời câu hỏi: Mô tả các công nghệ cao được ứng dụng trong chăn nuôi ở hình 1.1?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh GV trình chiếu, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Hình 1.1a : Hệ thống cảm biến: thu thập thông tin về nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ các loại khí độc trong chuồng nuôi. Khi thông số của các yếu tố này vượt quá mức quy định, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo để người chăn nuôi can thiệp kịp thời hoặc hệ thống điều khiển tự động sẽ điều chỉnh đưa các thông số liên quan về điều kiện tối ưu.

+ Hình 1.1b:Công nghệ thị giác máy tính: nhận diện từng cá thể bò thông qua khuôn mặt.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV chiếu video về hệ thống cảm biến trong chăn nuôi cho HS quan sát

https://www.youtube.com/watch?v=v4a4ink68dA ( từ 0:33 đến 2:27)

- GV mở rộng: Chuồng nuôi có gắn hệ thống thị giác máy tính nhận diện khuôn mặt bò cùng các cảm biến, camera kết nối với các thiết bị thông minh và phần mềm quản lí trang trại, từ đó cán bộ kĩ thuật, người chăn nuôi có thể tra cứu thông tin của từng con bò từ hệ thống máy tính hay trên các thiết bị thông minh của từng con bò từ việc tự động hóa các quá trình chăn nuôi theo từng cá thể như phân phối thức ăn tự động, vắt sữa thông minh, vắt sữa tự động…

- GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học: Bài 1 – Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Vai trò của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vai trò của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1, kết hợp quan sát Hình 4.1 SGK tr.21 và trả lời câu hỏi, từ đó rút ra được vai trò của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
  3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được vai trò của chăn nuôi, kể tên được các sản phẩm chăn nuôi cũng như các nguyên liệu, thực phẩm để làm ra các sản phẩm đó.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh về chăn nuôi.

- GV đặt câu hỏi: Nêu vai trò của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, liên hệ thực tế và trả lời Câu hỏi (SGK – tr6)

- GV kết luận về vai trò của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát đọc thông tin mục 1 để tìm hiểu nội dung trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp lần lượt các nội dung sau:

*Câu hỏi (SGK – tr6)

- Làm thực phẩm (thịt, trứng, sữa,…); Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: thịt (sản xuất thịt hộp, giò, chả, xúc xích,…), sữa (sản xuất sữa tươi, sữa bột, bánh, kẹo, phô mai, sữa chua,…), da (sản xuất đồ da như áo, túi, giày,…), lông (làm len sản xuất áo, khăn,…).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Vai trò của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Cung cấp thực phẩm trong nước, xuất khẩu; nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, thực phẩm, giày da...; cung cấp các tế bào, mô, cơ quan để phục vụ nghiên cứu khoa học; phân bón trồng trọt, chăn nuôi thủy sản; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi; phục vụ tham quan du lịch, cung cấp sức kéo...

 

 

 

  1. Một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.

Hoạt động 2. Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được khái niệm chăn nuôi công nghệ cao, một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.

- Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2, mục 2.1.1 và 2.1.2 SGK tr.7, 8 và trả lời câu hỏi liên quan nhằm hình thành kiến thức.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS để nắm rõ được sự hiện đại hóa quy trình chăn nuôi.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm công nghệ cao

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, SGK tr.7, 8 để trả lời câu hỏi:

+ Công nghệ cao là gì ?

+ Nêu một số thành tựu nổi bật về công nghệ cao trong chăn nuôi?

- GV kết luận về một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, đọc thông tin SGK và tìm câu trả lời. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu thành tựu – Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi trong chuồng trại và trang thiết bị.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2.1.1 trang 7 SGK và trả lời câu hỏi: Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi được thể hiện như thế nào trong việc xây dựng chuồng trại và sử dụng trang thiết bị?

- GV kết luận về thành tựu hiện đại hóa quy trình chăn nuôi.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.2, trả lời câu hỏi Luyện tập (SGK – tr7).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, tìm câu trả lời. 

- GV hướng dẫn, quan sát HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.

*Luyện tập (SGK – tr7)

- Hình 1.2.a: Thiết bị thông minh cài đặt phần mềm quản lí trang trại có kết nối mạng cho phép người chăn nuôi, cán bộ kĩ thuật theo dõi, giám sát, quản lí, điều khiển trực tuyến theo thời gian các hoạt động sản xuất trong chuồng trại.

- Hình 1.2.b: Bò được gắn thiết bị cảm biến để phát hiện sớm bệnh cho bò, ghi nhận các thông số về các hoạt động và các chi tiêu sinh lí của bò; hệ thống phân tích, cảnh báo sớm khả năng bị bệnh của bò.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận, chuyển sang tìm hiểu nội dung mới.

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu thành tựu – Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi trong nuôi dưỡng và chăm sóc.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS, yêu cầu các nhóm hoàn thành:

Nhóm : …………….      Lớp : ………….

PHIẾU HỌC TẬP

Vai trò

Công nghệ áp dụng

Thành tựu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết để mở rộng kiến thức.

- GV kết luận về thành tựu nuôi dưỡng và chăm sóc.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành câu hỏi Luyện tập (SGK – tr8).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, hoàn thành phiếu học tập 

- GV hướng dẫn, quan sát kĩ năng làm việc nhóm của HS, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trả lời.

*Luyện tập (SGK – tr8)

- Trong nuôi dưỡng: chế biến, sản xuất thức ăn bổ sung tạo nhiều sản phẩm tốt cho chăn nuôi: thức ăn hỗn hợp, thức ăn ủ men, amino acid,…

- Trong chăm sóc:

+ Chuồng trại, trang thiết bị hiện đại: Hệ thống cho ăn tự động, các thiết bị tự động,….

+ Trong chẩn đoán, phòng trị bệnh: Kĩ thuật PCR,

hệ thống cảm biến giúp chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác; vaccine, probiotics giúp phòng bệnh hiệu quả;…

- Giúp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi chính xác, khoa học và hiệu quả; giảm công lao động; vật nuôi sinh trưởng tốt, cho năng suất cao,…

- GV yêu cầu nhóm khác bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

2. Một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi

- Công nghệ cao là mô hình chăn nuôi ứng dụng những công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi.

- Thành tựu:

1. Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi.

2. Công tác giống

3. Bảo vệ môi trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1. Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi.

a) Chuồng trại và trang thiết bị

- Chuồng nuôi hiện đại: khép kín, quy mô lớn, áp dụng công nghệ và thiết bị hiện đại.

- Công nghệ thông minh: hệ thống Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, blockchain...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Nuôi dưỡng và chăm sóc

- Trong sản xuất, chế biến thức ăn.

- Trong sản xuất chế phẩm sinh học cho chăn nuôi, các sản phẩm bổ sung thức ăn.

- Công nghệ chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh.

* Kết luận: Sử dụng kết hợp các công nghệ cao trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi giúp nuôi dưỡng được chính xác, khoa học, hiệu quả ; giảm công lao động, vật nuôi sinh trường tốt, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, tiêu tốn ít thức ăn và các vật tư đầu vào trên mỗi đơn vị sản phẩm ; chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác, phòng và trị bệnh hiệu quả, đối xử nhân đạo với vật nuôi và bảo vệ môi trường.

Gợi ý phiếu học tập:

Vai trò

Công nghệ áp dụng

Thành tựu

 

Trong sản xuất và chế biến thức ăn.

Công nghệ cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa trong dây chuyền sản xuất thức ăn công nghiệp.

Công nghệ vi sinh để lên men thức ăn.

Sản xuất thức ăn hỗn hợp, chế biến được nhiều loại thức ăn cho vật nuôi: thức ăn ủ men, ủ chua…với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Trong sản xuất chế phẩm sinh học cho chăn nuôi và các sản phẩm bổ sung thức ăn.

Công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme, công nghệ protein sản xuất các sản phẩm bổ sung thức ăn và chế phẩm sinh học dùng cho chăn nuôi.

Các sản phẩm bổ sung thức ăn, các chế phẩm sinh học dùng cho chăn nuôi amino acid, enzyme, vitamin, sinh khối nấm men…

 

 

Trong chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh.

 

Kĩ thuật PCR trong chẩn đoán bệnh, sử dụng các cảm biến, camera nhiệt hỗ trợ theo dõi sức khỏe vật nuôi.

Công nghệ vaccine tái tổ hợp, kĩ thuật tạo giống virus trao đổi gene,…

Công nghệ chọn, nhân giống vi sinh vật, công nghệ lên men nuôi cấy liên tục, công nghệ thu hồi sản phẩm…

Kĩ thuật PCR chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác.

Các thiết bị cảm biến, camera nhiệt, hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh cho vật nuôi.

Sản xuất được vaccine và thuốc kháng sinh với năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả cao.

Hoạt động 3. Công tác giống

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong công tác giống.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2.2, kết hợp kiến thức hiểu biết của bản thân, thảo luận trả lời câu hỏi, hình thành kiến thức.
  3. Sản phẩm: Thông qua câu trả lời, HS nắm rõ các thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong công tác giống.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu những ứng dụng công nghệ cao sử dụng trong công tác giống vật nuôi?

- GV kết luận về thành tựu trong công tác giống.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2.2 SGK trang 8, suy nghĩ trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết câu trả lời của HS, đưa ra đáp án chuẩn.

2.2. Công tác giống

- Ứng dụng công nghệ gene: tạo vật nuôi mang những đặc tính mới.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển giống: tạo ngân hàng gene vật nuôi bản địa quý hiếm, bảo quản lạnh phôi, bảo quản lạnh tinh trùng,...

 

Hoạt động 4. Bảo vệ môi trường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thành tựu nổi vật của việc ứng dụng công nghệ cao trong công tác giống.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2.3, kết hợp kiến thức hiểu biết của bản thân, thảo luận trả lời câu hỏi, hình thành kiến thức.
  3. Sản phẩm: Thông qua câu trả lời, HS nắm rõ một số thành tựu nổi vật của việc ứng dụng công nghệ cao trong công tác giống.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời: Nêu ứng dụng công nghệ cao giúp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?

- GV kết luận về thành tựu trong bảo vệ môi trường.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 trả lời.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết câu trả lời của HS, đưa ra đáp án.

- GV yêu cầu HS về nhà: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi tại Việt Nam và trên thế giới.

- GV tổng kết nội dung mục 2: Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, chăn nuôi đạt nhiều thành tựu nổi bật trong hiện đại hóa quy trình chăn nuôi, công tác giống, chẩn đoán, phòng, trị bệnh và bảo vệ môi trường.

2.3. Bảo vệ môi trường

- Công nghệ vi sinh: tạo chế phẩm sinh học dùng trong chế biến thức ăn cung cấp thêm vi sinh vật có lợi, giúp vật nuôi tiêu hóa thức ăn, hấp thu tốt hơn, giảm lượng phân, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm sinh khí gây mùi, khí độc từ phân.

- Công nghệ vi sinh tạo chế phẩm sử dụng trong xử lí chất thải, giúp xử lí chất thải hiệu quả, giảm mùi hôi, tạo nguồn phân bón tốt cho cây trồng hay nuôi trồng thủy sản.

- Công nghệ cơ giới hóa, tự động hóa: dùng trong quản lí chất thải, giúp thu gom, xử lí chất thải hiệu quả, giảm mùi hôi chuồng trại, tạo phân bón hữu cơ và nước tưới tiêu chuẩn cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản.

- Công nghệ enzyme: sản xuất chế phẩm enzyme trong sản xuất, chế biến thức ăn giúp tăng tỉ lệ tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng nên làm giảm lượng chất thải.

Hoạt động 5. Triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được triển vọng của ngành chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
  2. Nội dung: GV cho HS thảo luận, nghiên cứu mục 3 trang 9 SGK, trả lời câu hỏi hình thành kiến thức.
  3. Sản phẩm: Thông qua câu trả lời, HS biết được các triển vọng trong tương lai của ngành chăn nuôi.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu những triển vọng của ngành chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0?

- GV yêu cầu HS vận dụng: Nêu một số ứng dụng công nghệ cao có thể áp dụng trong chăn nuôi ở địa phương em?

Gợi ý:

- Trong xử lí chất thải

- Trong bảo quản, chế biến thức ăn chăn nuôi

- Trong thiết kế chuồng trại thông minh.

- GV kết luận về triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết câu trả lời của HS, đưa ra đáp án chuẩn.

3. Triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Hướng phát triển: đồng bộ công nghệ cao, tự động hóa trong trang trại chăn nuôi hiện đại.

- Chăn nuôi thông minh.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học.

- Công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme và công nghệ protein

- Chăn nuôi theo chuỗi giá trị.

- Số lượng doanh nghiệp tham gia vào

ngành chăn nuôi tăng, chất lượng nguồn nhân lực của ngành cao.

*Kết luận: Triển vọng trong ngành chăn nuôi Việt Nam là hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững.

Hoạt động 6. Yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể tên được một số ngành nghề phổ biến của chăn nuôi, nêu được những yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.
  2. Nội dung: GV cho HS thảo luận, nghiên cứu mục 4 trang 10 SGK, trả lời các câu hỏi:
  3. Hãy kể tên một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi ở nước ta.
  4. Hãy nêu một số yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.
  5. Sản phẩm: Thông qua câu trả lời, HS nắm rõ các yêu cầu đối với người lao động trong ngành chăn nuôi.
  6. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội, lần lượt đưa ra câu trả lời cho câu hỏi GV đưa, đội nào không đưa ra được câu trả lời là đội thua: Kể tên một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi ở nước ta.

- GV đặt câu hỏi: Nêu một số yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.

- GV kết luận các yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết câu trả lời của HS, đưa ra kết luận chung cho yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.

4. Yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi

- Một số ngành nghề:

+ Nghề nuôi các đối tượng vật nuôi khác nhau

+ Nghề dịch vụ đầu vào chăn nuôi

+ Nghề dịch vụ kĩ thuật chăn nuôi

+ Nghề thú y

+ Nghề dịch vụ đầu ra chăn nuôi

- Kết luận: Yêu cầu cơ bản:

+ Có kiến thức, kĩ năng về chăn nuôi, kinh tế.

+ Có khả năng áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất.

+ Chăm chỉ, cần cù, chịu khó

+ Yêu quý, có sở thích chăm sóc động vật.

+ Có ý thức bảo vệ môi trường, có đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt.

= > Nguồn nhân lực đòi hỏi chất lượng ngày càng cao và toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng những kiến thức đã học về ngành chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ để trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm vào Phiếu bài tập.
  3. Sản phẩm: HS chọn được các đáp án đúng và chuẩn kiến thức của GV.

=> Xem nhiều hơn: 

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát Phiếu bài tập cho HS, yêu cầu HS trả lời.

Họ và tên:

Lớp:

 

PHIẾU BÀI TẬP

BÀI 1: CHĂN NUÔI TRONG BỐI CẢNH

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

 

Câu 1. Công nghệ cao là gì?

A. Là mô hình áp dụng công nghệ mới nhất để tăng năng suất chăn nuôi.

B. Là mô hình chăn nuôi ứng dụng những công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi.

C. Là mô hình đưa các sản phẩm chăn nuôi để chế biến bằng các công nghệ hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm đưa ra thị trường tốt nhất.

D. Là mô hình chăn nuôi sử dụng máy móc đắt nhất và tốt nhất trên thế giới.

Câu 2. Việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi đem lại thành tựu nổi bật nào sau đây? – Chọn đáp án sai

A. Hiện đại hóa quá trình chăn nuôi

B. Bảo vệ môi trường

C. Công tác giống

D. Số lượng doanh nghiệp ngành chăn nuôi lớn nhất

Câu 3. “Cừu sản xuất ra protein trị liệu” là thành quả của ứng dụng công nghệ nào?

A. Công nghệ vi sinh                                    B. Công nghệ sinh học

C. Công nghệ gene                                       D. Công nghệ sản xuất

Câu 4. Đâu không phải là yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi?

A. Có đạo đức, sức khỏe và bảo vệ môi trường

B. Có niềm đam mê và yêu thích đối với động vật

C. Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến

D. Có bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.

Câu 5. Ưu điểm của việc sử dụng nhận diện khuôn mặt vật nuôi

A. theo dõi được vật nuôi mà không cần phải di chuyển nhiều

B. chữa bệnh cho vật nuôi

C. theo dõi được các chỉ số môi trường

D. can thiệp kịp thời nếu thấy vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thức tế về phương thức chăn nuôi để hoàn thành nhanh Phiếu bài tập.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV thu Phiếu bài tập và mời đại diện 1 – 2 HS đọc đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

C

D

D

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn để áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi ở địa phương em.
  2. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS liên hệ vào thực tiễn đưa ra phương án trả lời
  3. Sản phẩm: HS biết cách liên hệ với thực tiễn và đưa ra các đề xuất phù hợp.
  4. Tổ chức thực hiện:

...

 

Giáo án ngắn gọn công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều dùng để in
Giáo án ngắn gọn công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều dùng để in

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều

Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều, tải giáo án công nghệ 11 chăn nuôi cánh diều bản chuẩn, soạn ngắn gọn công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án CN chăn nuôi 11 CD dùng để in

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay