Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 11: Phương pháp nhân giống cây trồng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều Bài 11: Phương pháp nhân giống cây trồng.Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 11: PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quá trình làm tăng số lượng cây của loài hoặc giống cây trồng là

  • A. Tạo giống cây trồng.
  • B. Chọn lọc giống cây trồng.
  • C. Nhân giống cây trồng.
  • D. Phát triển giống cây trồng.

Câu 2: Các phương pháp nhân giống cây trồng là

  • A. Nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính.
  • B. Nhân giống nhân tạo và nhân giống tự nhiên.
  • C. Nhân giống biến đổi gen và nhân giống đột biến gen.
  • D. Nhân giống cá thể và nhân giống hỗn hợp.

Câu 3: Phương pháp nhân giống bằng hạt là

  • A. Nhân giống tự nhiên.
  • B. Nhân giống hữu tính.
  • C. Nhân giống vô tính.
  • D. Nhân giống nhân tạo.

Câu 4: Phương pháp tạo cây mới từ cành vẫn còn trên cây mẹ là

  • A. Ghép.
  • B. Chiết cành.
  • C. Giâm cành.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Đâu không phải ưu điểm của phương pháp nhân giống hữu tính    

  • A. Dễ thực hiện, chi phí thấp.
  • B. Hệ số nhân giống cao.
  • C. Cây có tuổi thọ cao, tính thích nghi cao.
  • D. Dễ dàng bảo quản và vận chuyển hạt giống.   

Câu 6: Cây bàng được nhân giống bằng cách           

  • A. Chiết cành.
  • B. Ghép.
  • C. Gieo hạt.
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 7: Sắp xếp thứ tự các bước trong quy trình nhân giống hữu tính

(1)      Gieo trồng, chăm sóc.

(2)      Chọn lọc, làm sạch, phơi khô hạt.

(3)      Thu hoạch hạt.

(4)      Chọn hạt giống gốc.

(5)      Bảo quản

  • A. (4), (2), (1), (3), (5).
  • B. (4), (2), (3), (1), (5).
  • C. (4), (3), (5), (1), (2).
  • D. (4), (1), (3), (2), (5).

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây không đúng

  • A. Cần cắt cành giâm ngang, không bị nhọn để thuận lợi ra rễ.
  • B. Cây chiết cành sinh trưởng nhanh hơn cây giâm cành do kích thước cây lớn. 
  • C. Có thể ghép mắt hoặc đoạn cành lên gốc ghép cùng loài hay khác loài.
  • D. Nhược điểm của ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng là đòi hỏi kỹ thuật cao, chi phí đầu tư lớn, thời gian dài.

Câu 9: Đâu không phải cây được nhân giống bằng phương pháp ghép

  • A. Dừa.
  • B. Vải.
  • C. Bưởi.
  • D. Nhãn.

Câu 10: Những cây dưới đây được tạo ra bằng phương pháp nhân giống

          

  • A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  • B. Phương pháp chiết cành.
  • C. Phương pháp nuôi cấy mô.
  • D. Phương pháp ghép.

 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có mấy phương pháp nhân giống cây trồng

  • A. 3.
  • B. 5.
  • C. 2.
  • D. 4.

Câu 2: Nhân giống vô tính là

  • A. Phương pháp tạo cây mới từ cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.
  • B. Phương pháp tạo cây mới từ cơ quan sinh sản của cây mẹ.
  • C. Phương pháp tạo cây mới từ thân của cây mẹ.
  • D. Phương pháp tạo cây mới từ lá của cây mẹ.

Câu 3: Phương pháp tạo cây mới bằng cách gắn đoạn cành, mắt ghép, chồi của cây mẹ lên cây khác nhằm phát huy ưu điểm của cây mẹ và cây gốc là

  • A. Giâm cành.
  • B. Chiết cành.
  • C. Ghép.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Ứng dụng công nghệ ………. có thể nhân nhanh giống cây với số lượng lớn”

  • A. chuyển gen.
  • B. nhân bản vô tính.
  • C. đột biến đa bội.
  • D. nuôi cấy mô tế bào.

Câu 5: Phương pháp nhân giống hữu tính gồm mấy bước

  • A. 6.
  • B. 4.
  • C. 7.
  • D. 5.

Câu 6: Cây bằng lăng được nhân giống bằng cách           

  • A. Giâm cành.
  • B. Cả C và D đều đúng.
  • C. Gieo hạt.
  • D. Chiết cành.

Câu 7: Sắp xếp thứ tự các bước trong quy trình chiết cành

(1)      Chọn cành đường kính 0,5-2cm.

(2)      Bọc kín bằng nylon.

(3)      Bao quanh vết cắt trên bằng giá thể.

(4)      Bóc vỏ và cạo sạch thượng tầng.

(5)      Khoanh 2 vòng dài 3-5cm.

(6)      Bôi chất kích thích ra rễ.

  • A. (2), (5), (4), (1), (3), (6).
  • B. (1), (2), (3), (6), (4), (5).
  • C. (1), (3), (4), (5), (6), (2).
  • D. (1), (5), (4), (6), (3), (2).

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây đúng

  • A. Chiết cành tạo cây mới từ cành vẫn còn trên cây mẹ.
  • B. Phương pháp nhân giống vô tính giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ nhưng thu hoạch muộn hơn phương pháp nhân giống hữu tính.
  • C. Nhược điểm của phương pháp giâm cành là khó thực hiện, cây dễ bị úng nước do không kịp mọc rễ.
  • D. Nhược điểm của phương pháp chiết cành giống phương pháp giâm cành.

Câu 9: Sắp xếp các bước nhân giống cây cà phê bằng nuôi cấy mô tế bào

(1)      Tạo mẫu lá sạch.

(2)      Tái sinh phôi thành cây.

(3)      Chọn mẫu lá.

(4)      Tạo cây hoàn chỉnh.

(5)      Tạo nhân mô, sẹo.

(6)      Tái sinh phôi.

  • A. (3), (2), (6), (5), (1), (4).
  • B. (3), (4), (5), (1), (2), (4).
  • C. (3), (1), (5), (6), (2), (4).
  • D. (1), (3), (5), (2), (4), (6).

Câu 10: Các phương pháp nhân giống vô tính chính gồm

  • A. Giâm cành, chiết cành, ghép, nuôi cấy mô
  • B. Giâm cành, ghép và nuôi cấy mô.
  • C. Giâm cành, chiết cành và ghép.
  • D. Giâm cành, chiết cành và nuôi cấy mô.

  

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Nhân giống cây trồng là gì? Có mấy phương pháp nhân giống cây trồng?

Câu 2 (4 điểm): Nêu các bước thực hiện phương pháp ghép?

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Thế nào là phương pháp nhân giống vô tính? Nhân giống vô tính gồm các phương pháp nào?

Câu 2 (4 điểm): Nêu các bước thực hiện phương pháp chiết cành?

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phạm vi ứng dụng của phương pháp chiết cành là

  • A. Cả C và D đều đúng.
  • B. Một số loại rau.
  • C. Cây thân gỗ lâu năm.
  • D. Cây không có hạt.

Câu 2: Có mấy phương pháp nhân giống vô tính chính

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 3: Phương pháp sử dụng đoạn cành hoặc bộ phận khác (thân, rễ, lá, chồi,… ) từ cây mẹ đặt trong đất nền (đất, giá thể, dung dịch) để tạo cây mới là

  • A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  • B. Ghép.
  • C. Chiết cành.
  • D. Giâm cành.

Câu 4: Sắp xếp thứ tự các bước trong quy trình giâm cành

(1)      Cắm vào nên giâm sâu 2-5cm.

(2)      Nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ.

(3)      Cắt cành giâm 10—15cm, loại bỏ bớt lá.

(4)      Phun hoặc tưới nước giữ ấm.

(5)      Chọn cành mẹ

  • A. (5), (1), (4), (3), (2).
  • B. (5), (3), (2), (1), (4).
  • C. (4), (3), (5), (1), (2).
  • D. (4), (2), (1), (3), (5).

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu các bước thực hiện phương pháp giâm cành?

Câu 2: Cần lưu ý điều gì khi thực hiện phương pháp giâm cành?

  

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhân giống vô tính là

  • A. Phương pháp tạo cây mới từ cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.
  • B. Phương pháp tạo cây mới từ cơ quan sinh sản của cây mẹ.
  • C. Phương pháp tạo cây mới từ thân của cây mẹ.
  • D. Phương pháp tạo cây mới từ lá của cây mẹ.

Câu 2: Phương pháp tạo cây mới bằng cách gắn đoạn cành, mắt ghép, chồi của cây mẹ lên cây khác nhằm phát huy ưu điểm của cây mẹ và cây gốc là

  • A. Giâm cành.
  • B. Chiết cành.
  • C. Ghép.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 3: Phương pháp nhân giống hữu tính gồm mấy bước

  • A. 6.
  • B. 4.
  • C. 7.
  • D. 5.

Câu 4: Cây bằng lăng được nhân giống bằng cách           

  • A. Giâm cành.
  • B. Cả C và D đều đúng.
  • C. Gieo hạt.
  • D. Chiết cành.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu các bước thực hiện phương pháp ghép?

Câu 2: Cần lưu ý điều gì khi thực hiện phương pháp chiết cành?

 

  

=> Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 11: Phương pháp nhân giống cây trồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay