Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời Bài 20: Cơ cấu dân số

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 20: Cơ cấu dân số. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 20: CƠ CẤU DÂN SỐ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thành phần nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?

  • A. Người có việc làm ổn định.         
  • B. Những người làm nội trợ.
  • C. Người làm việc tạm thời.
  • D. Người chưa có việc làm.

Câu 2: Vì sao các nước truyền thống Đông Á thường có tỉ lệ nam cao hơn nữ?

  • A. Chiến tranh nhiều nam ra trận.
  • B. Tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
  • C. Chuyển cư sang các nước công nghiệp.
  • D. Tâm lý xã hội và phong tục tập quán.

Câu 3: Các nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu theo lao động?

  • A. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế theo ngành.
  • B. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế thành phần,
  • C. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần.
  • D. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.

Câu 4: Thông thường, nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi) được gọi là nhóm

  • A. Trong độ tuổi lao động.
  • B. Trên độ tuổi lao động.
  • C. Dưới độ tuổi lao động.
  • D. Hết độ tuổi lao động.

Câu 5: Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới

  • A. Phân bố sản xuất
  • B. Tổ chức đời sống xã hội.
  • C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
  • D. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Câu 6: Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là

  • A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ.
  • B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.
  • C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ.
  • D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A.  Kiểu tháp tuổi thu hẹp thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già.
  • B. Kiểu tháp tuổi thu hẹp thường có ở các nước phát triển
  • C.  Kết cấu dân số theo độ tuổi phản ánh chiến lược phát triển kinh tế, nguồn lao động của quốc gia
  • D. Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng lao động khu vực II và III

Câu 8: Một nước có tỉ lệ dân số theo nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi chiếm từ 35% trở lên, nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm không quá 7% số dân cả nước thì được coi là nước có cơ cấu dân số.

  • A. trẻ
  • B. già
  • C. ổn định
  • D. vàng

Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do chiến tranh.
  • B. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
  • C. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do chuyển cư.
  • D. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do tâm lý xã hội.

Câu 10: Nước ta có cơ cấu dân số theo tuổi tác như sau: 0-14 tuổi: 33,6%, 15-59 tuổi: 58,3%, 60 tuổi: 8,1 %. Như vậy nước ta có

  • A. Dân số già .
  • B. Dân số trẻ nhưng đang già đi.
  • C. Dân số trẻ.
  • D. Dân số trung gian giữa trẻ và già.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánADAAC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDCADD

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là

  • A. Nguồn lao động.
  • B. Lao động đang hoạt động kinh tế .
  • C. Lao động có việc làm.
  • D. Những người có nhu cầu về việc làm.

Câu 2: Hoạt động kinh tế nào sau đây thuộc khu vực II?

  • A. Nông nghiệp.  
  • B. Lâm nghiệp,
  • C. Công nghiệp.
  • D. Ngư nghiệp.

Câu 3: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa

  • A. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân
  • B. giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
  • C. giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
  • D. số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân

Câu 4: Cho biết dân số của một quốc gia năm 2019 có 985 triệu người nam và 872 triệu người nữ. Tỉ số giới tính của quốc gia đó là

  • A. 113%, cứ 100 nam có 113 nữ.
  • B. 112%, cứ 112 nam có 100 nữ.
  • C. 113 %, cứ 113 nam có 100 nữ.
  • D. 112%, cứ 100 nam có 112 nữ.

Câu 5: Cho biết dân số của một quốc gia năm 2019 có 955 triệu người nam và 1036 triệu người nữ. Tỉ số giới tính của quốc gia đó là

  • A. 92 %, cứ 92 nam có 100 nữ.
  • B. 92%, cứ 100 nam có 92 nữ.
  • C. 94%, cứ 96 nam có 100 nữ.
  • D. 94%, cứ 100 nam có 96 nữ.

Câu 6: Thông thường, nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi được gọi là nhóm

  • A. Trong độ tuổi lao động.
  • B. Trên độ tuổi lao động.
  • C. Dưới độ tuổi lao động.
  • D. Độ tuổi chưa thể lao động.

Câu 7: Cơ cấu dân sô thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

  • A. Cơ cấu dân số theo lao động.
  • B. Cơ cấu dân số theo giới.
  • C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
  • D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

Câu 8: Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là

  • A. nguồn lao động.
  • B. Lao động đang hoạt động kinh tế .
  • C. Lao động có việc làm.
  • D. Những người có nhu cầu về việc làm.

Câu 9: Kiểu tháp ổn định (Nhật) có đặc điểm là

  • A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.
  • B. Đáy hẹp, đỉnh phình to
  • C. Ở giữa tháp thu hẹp, phình to ở phía hai đầu.
  • D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 10: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 25 %, nhóm tuổi trên 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có

  • A. Dân số trẻ.
  • B. Dân số già.
  • C. Dân số trung bình.
  • D. Dân số cao.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánACACA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCCADB

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày những đặc điểm của tỉ suất nhập cư.

Câu 2 (4 điểm). Trình bày ý nghĩa của cơ cấu dân số theo giới?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

ĐỊNH NGHĨA

Là tương quan giữa số người nhập cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm

CÁCH TÍNH

Số người nhập cư/ Số dân trung bình cùng thời điểm. Đơn vị tính là %%.

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống, thu nhập, việc làm,...); tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên,...).

Ý NGHĨA

Phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện sống của một lãnh thổ

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 + Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia.  + Khi phân tích cơ cấu dân số theo giới, người ta không chỉ chú ý tới khía cạnh sinh học, mà còn quan tâm tới khía cạnh xã hội như vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và giới nữ

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Cơ cấu dân số già và dân số trẻ đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia có những thuận lợi và khó khăn gì?

Câu 2 (4 điểm). Cơ cấu dân số theo tuổi là gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Cơ cấu dân số trẻ:  + Lao động lớn, lao động dự trữ dồi dào; thị trường tiêu thụ lớn là điều kiện để mở rộng quy mô các ngành kinh tế.  - Cơ cấu dân số già:  + Tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn trong giải quyết việc làm, nhu cầu chăm sóc y tế, giáo dục trẻ em lớn.  + Không chịu sức ép về giáo dục đào tạo và việc làm. Việc nâng cao mức sống, chăm sóc, giáo dục trẻ em tiến hành thuận lợi.  + Tuy nhiên, phải đối mặt với các vấn đề: Thiếu lao động, tăng hỗ trợ và chăm sóc y tế cho người già, quỹ phúc lợi người già cao, nguy cơ suy giảm dân số.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Cơ cấu dân số theo tuổi Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Dựa vào khoảng cách tuổi, thông thường cơ cấu dân số theo tuổi được chia thành hai loại:

– Độ tuổi có khoảng cách đều nhau: có thể là 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm (khoảng cách 5 năm được sử dụng nhiều hơn).

– Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau và thường chia thành 3 nhóm tuổi gồm 0 – 14 tuổi, 15 – 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế ?

  • A. Nội trợ.
  • B. Những người tàn tật.
  • C. Học sinh, sinh viên.
  • D. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm. 

Câu 2. Cơ cấu dân số theo tuổi là

  • A. tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
  • B. tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
  • C. tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo một nhóm tuổi nhất định.
  • D. tập hợp nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

Câu 3. Loại cơ cấu dân số nào thể hiện được trình độ dân trí và học vấn của dân cư ở một quốc gia?

  • A. Cơ cấu dân số theo lao động.
  • B. Cơ cấu dân số theo giới.
  • C. Cơ cấu dân số theo tuổi.
  • D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

Câu 4. Thông thường, nhóm tuổi từ 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên được gọi là nhóm

  • A. Trong độ tuổi lao động.
  • B. Trên độ tuổi lao động.
  • C. Dưới độ tuổi lao động.
  • D. Không còn khả năng lao động.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nguồn lao động là gì?

Câu 2 (2 điểm): Nhân tố nào ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDADB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao động thường được chia thành hai nhóm: dân số hoạt động kinh tế (thường xuyên hoặc không thường xuyên) và dân số không hoạt động kinh tế (gồm học sinh, sinh viên và những người không tham gia lao động). Hiện nay, nguồn lao động chiếm khoảng 41,6% tổng số dân thế giới, số dân hoạt động kinh tế ở các nước dao động từ 25% đến 50% tổng số dân4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng phần trăm (%).

 - Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới:  + Tự nhiên: tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam...  + Kinh tế – xã hội: trình độ phát triển kinh tế – xã hội, chiến tranh, tại nạn, chuyển cư, việc chăm bà mẹ và bé gái chưa tốt, phong tục tập quán,...

2 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Cơ cấu dân số được chia thành hai loại chính là

  • A. cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ văn hoá
  • B. cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.
  • D. cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.

Câu 2. Sức sản xuất cao nhất của xã hội tập trung ở nhóm tuổi

  • A. dưới tuổi lao động
  • B. trong tuổi lao động
  • C. trên tuổi lao động
  • D. dưới và trên tuổi lao động

Câu 3.  Thành phần nào sau đây thuộc vào nhóm hoạt động kinh tế?

  • A. Học sinh.
  • B. Sinh viên.
  • C. Nội trợ.
  • D. Thất nghiệp.

Câu 4. Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là

  • A. Đáy rộng, đỉnh nhịn, ở giữa thu hẹp.
  • B. Đáy hẹo, đỉnh phình to.
  • C. Ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp.
  • D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày cơ cấu dân số theo giới?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDBDC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Cơ cầu dân số theo giới tính biểu thị bằng tỉ lệ giới tính (Tỉ lệ nam và nữ trong tổng số dân) hoặc tỉ số giới tính (100 nữ thì tương ứng có bao nhiêu nam).

  - Cơ cầu dân số theo giới tính thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các nước, các khu vực, phụ thuộc vào tinh trạng chiến tranh, tỉnh hình phát triền kinh tê, quan niệm xã hội.... - Cơ cầu dân số theo giới tính thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các nước, các khu vực, phụ thuộc vào tinh trạng chiến tranh, tỉnh hình phát triền kinh tê, quan niệm xã hội....

  - Cơ cấu dân số theo giới tính tác động tới phân bó sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,... - Cơ cấu dân số theo giới tính tác động tới phân bó sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,...

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

  - Cơ cầu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí và trình độ học vấn của dân cư; thường thể hiện qua tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm đi học trung bình của người trên 25 tuổi,... - Cơ cầu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí và trình độ học vấn của dân cư; thường thể hiện qua tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm đi học trung bình của người trên 25 tuổi,...

  - Cơ cầu dân số theo trình độ văn hoá là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của một khu vực, một quốc gia. - Cơ cầu dân số theo trình độ văn hoá là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của một khu vực, một quốc gia.

2 điểm

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 20: Cơ cấu dân số (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay