Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời Bài 12: Thuỷ quyển, nước trên lục địa

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 12: Thuỷ quyển, nước trên lục địa. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 12: THỦY QUYỂN, NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nước mặn chiếm chủ yếu trong thuỷ quyền, khoảng

  • A. 99%.
  • B. 97,5%.
  • C. 90,5%.
  • D. 95%.

Câu 2: Hồ có nguồn gốc nội sinh gồm

  • A. hồ kiến tạo, hồ băng hà.
  • B. hồ núi lửa, hồ băng hà.
  • C. hồ kiến tạo, hồ bồi tụ do sông.
  • D. hồ kiến tạo, hồ núi lửa.

Câu 3: Vì sao không khí có độ ẩm?

  • A. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm
  • B. Do mưa rơi xuyên qua không khí
  • C. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định
  • D. Do không khí chứa nhiều mây

Câu 4: Vào mùa mưa, lũ lên rất nhanh ở những vùng có cấu tạo bởi đá

  • A. biến chất.
  • B. granit
  • C. phiến sét.
  • D. đá vôi.

Câu 5: Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố nào sau đây?

  • A. Lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm.
  • B. Lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.
  • C. Nước ngầm, địa hình, các hồ đầm.
  • D. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật

Câu 6: Hồ có nguồn gốc ngoại sinh gồm

  • A. hồ kiến tạo, hồ băng hà.
  • B. hồ núi lửa, hồ băng hà
  • C. hồ kiến tạo, hồ bồi tụ do sông.
  • D. hồ kiến tạo, hồ núi lửa.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.
  • B. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.
  • C. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.
  • D. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng

Câu 8: Hồ và sông ngòi không có giá trị khai thác nào sau đây?

  • A. Giao thông.
  • B. Du lịch.
  • C. Khoáng sản.
  • D. Thủy sản.

Câu 9: Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí càng thấp.
  • B. Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí càng cao.
  • C. Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí trung bình.
  • D. Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí bằng 0oC.

Câu 10: Sông nào sau đây ở nước ta có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất?

  • A. Sông Cửu Long.
  • B. Sông Hồng.
  • C. Sông Thái Bình.
  • D. Sông Đồng Nai.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBDCCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCDCBA



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sông nào sau đây nằm trong khu vực ôn đới lạnh?

  • A. Nin.
  • B. I-ê-nit-xây.
  • C. A-ma-dôn. 
  • D. Mê Công.

Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Hồ là những vùng trũng chứa nước trong lục địa, không thông trực tiếp với biển.
  • B. Hồ là những vùng trũng chứa nước trong lục địa thông với biển.
  • C. Hồ nối với sông có tác dụng điều hoà chế độ nước sông.
  • D. Hồ cung cấp nước cho sản xuất và đời sống.

Câu 3: Nước trên lục địa gồm nước ở

  • A. trên mặt, hơi nước.
  • B. trên mặt, nước ngầm.
  • C. băng tuyết, sông, hồ.
  • D. nước ngầm, hơi nước.

Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng?

  • A. Nước ngọt đang rất dồi dào.
  • B. Nước ngọt chiếm tới 76% bề mặt Trái Đất.
  • C. Nước ngọt đang trở nên khan hiếm và ô nhiễm.
  • D. Nước ngọt chủ yếu tồn tại ở dạng nước ngầm.

Câu 5: Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là

  • A. chế độ nước.
  • B. nguồn cấp nước.
  • C. dòng chảy mặt.
  • D. lưu vực nước.

Câu 6: Phía dưới tầng nước ngầm là

  • A. tầng đất, đá không thấm nước.
  • B. nhiều đất, hàm lượng khoáng.
  • C. giàu chất khoáng, nhiều đá vôi.
  • D. các tầng đất, đá dễ thấm nước.

Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Thực vật làm tăng quá trình bốc hơi và giảm khả năng thấm của nước.
  • B. Mực nước ngầm luôn thay đổi phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước.
  • C. Nước ngầm cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
  • D. Nước ngầm góp phần ổn định dòng chảy và chống sụt lún.

Câu 8: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả

  • A. Mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.
  • B. Mực nước sông quanh năm cao, sông chảy siết.
  • C. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.
  • D. Sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.

Câu 9: Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (......) để hoàn thành đoạn thông tin sau

“Lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển và đại dương, ....và hơi nước trong khí quyển được gọi là .... Thuỷ quyền có thể xâm nhập tới giới hạn trên của ... trong khí quyển và tồn tại trong ...của thạch quyển. Thuỷ quyển phân bố không đều, chủ yếu là ....chiếm khoảng 97,5%, nước ngọt rất ít, chỉ chiếm khoảng 2,5%, phân bố ở trên lục địa.”

  • A. Nước trên lục địa / thủy quyển/ tầng đối lưu / tầng nước ngầm /nước mặn
  • B. Thủy quyển/ tầng đối lưu/ tầng nước ngầm/ nước mặn  
  • C. Thủy quyển/ tầng đối lưu /nước mặn / nước trên lục địa / tầng nước ngầm/
  • D. Tầng đối lưu /nước mặn/ nước trên lục địa / tầng nước ngầm/

Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng về thuỷ quyển?

  • A. Nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa, nước ngầm.
  • B. Nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
  • C. Nước trong các đại dương và hơi nước trong khí quyển.
  • D. Nước trong các sông, hồ, ao, nước biển, hơi nước, băng tuyết.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBBBCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánAACAB



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Địa hình ảnh hưởng như thế nào tới lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm?

Câu 2 (4 điểm). Chứng minh rằng khi các hồ cạn dần thường biến thành đầm lầy?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Ảnh hưởng đến lượng mưa: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.  - Ảnh hưởng đến chế độ nước sông: độ dốc địa hình lớn, nước mưa tập trung - Ảnh hưởng đến mức nước ng ta địa hình có tác dụng tăng cường nhanh vào sông, khiến cho mực nước dâng nhanh hay giảm bớt lượng ngấm của nước mưa.  + Độ dốc lớn, nước mưa chảy nhanh nên thấm ít → mực nước ngầm thấp.  + Độ dốc nhỏ, nước thấm nhiều hơn → mực nước ngầm cao

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Ở miền khí hậu khô (ít mưa), nước hồ bốc hơi nhiều và cạn dần.  - Hồ có sông chảy ra, sông có lòng càng sâu thì càng rút bớt nước của hồ.  - Hồ có sông chảy vào, phù sa của sông sẽ lắng đọng và lấp dần đáy hồ.  - Giai đoạn cuối, đáy hồ bị lấp nông dần, thực vật phát triển, hồ trở thành đầm lầy.

4 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Khí hậu có tác động như thế nào đến chế độ nước sông?

Câu 2 (4 điểm). Ở đới khí hậu ôn hòa, phần lớn sông chảy theo hướng Bắc – Nam thường có vùng đầm lầy ở cửa sông. Giải thích tại sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Sự thay đổi từ Xích đạo về cực của khí hậu làm cho chế độ nước của sông cũng có sự thay đổi theo: Sống ở Xích đạo quanh năm đầy nước, sống ở nhiệt đới có hai mùa nước đầy và kiệt trong năm, sống ở ôn đới thường đóng băng vào mùa đông, đến mùa xuân tan băng có nước lớn, sông ở vùng cực gần như đóng băng quanh năm,...  - Các kiểu khí hậu khác nhau cũng làm cho chế độ nước sông khác nhau: Sông ở nhiệt đới gió mùa có lượng nước trong mùa lũ lớn gấp nhiều lần trong mùa kiệt, sống ở nhiệt đới lục địa rất ít nước và thường cạn dòng vào mùa khô, sông ở ôn đới hải dương quanh năm đầy nước, lớn nhất vào mùa xuân, sông ở ôn đới lục địa thường nhiều nước vào mùa hạ, mùa đông rất ít nước; sông ở nơi có kiểu khí hậu địa trung hải thưởng nhiều nước vào thu đông, ít nước vào mùa hạ,…

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

– Sông ở vùng này thường có hiện tượng đóng băng vào mùa đông.

– Mùa xuân, băng ở phía thượng nguồn (phía nam) tan trước, cung cấp lượng nước lớn cho sống.

– Phần hạ lưu đến lúc này (đầu xuân) băng chưa tan, tạo nên đê chắn nước làm ngập vùng cửa sông, hình thành vùng đầm lầy.

4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Băng tuyết khá phổ biến ở vùng

  • A. hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao.
  • B. ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp.
  • C. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp.
  • D. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.

Câu 2. Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là

  • A. Chế độ mưa.
  • B. Địa hình.
  • C. Thực vật.
  • D. Hồ, đầm.

Câu 3.  Sông ngòi ở vùng nào sau đây có lượng nước đây quanh năm?

A Xích đạo     

  • B. Nhiệt đới gió mùa
  • C. Cận nhiệt lục địa.     
  • D. Cận nhiệt Địa Trung Hải.

Câu 4. Tốc độ dòng chảy của sông chịu ảnh hưởng của nhân tô nào sau đây?

  • A. Lưu lượng nước, chiều dài con sông.
  • B. Chiều dài con sông, lưu lượng phù sa.
  • C. Độ dốc lòng sông, chiều rộng lòng sông.
  • D. Diện tích lưu vực, hướng chảy con sông.  

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông?

Câu 2 (2 điểm): Nước băng tuyết có những đặc điểm gì?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDAAC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

– Độ dốc lòng sông: Nước sông chảy nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ dốc của lòng sông, nghĩa là tùy độ chênh của mặt nước. Độ chênh của mặt nước càng nhiều thì tốc độ dòng chảy càng lớn.

 - Chiều rộng lòng sông: Nước sông chảy nhanh hay chậm còn tùy thuộc bề ngang của lòng sông hẹp hay rộng. Ở khúc sông rộng nước chảy chậm, đến khúc sông hẹp nước chảy nhanh hơn.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

 - Bao phủ 10% diện tích lục địa.  - Nước bằng tuyết có tác dụng quan trọng trong điều hoà nhiệt độ Trái Đất  - Cung cấp nước ngọt – chiếm gần 70% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất.

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Thủy quyển là gì?

  • A. lớp nước trên đại dương bao gồm nước biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển,..v..v
  • B. lớp nước trên lục địa bao gồm nước biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển,..v..v
  • C. lớp nước trên mặt đất bao gồm nước biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển,..v..v
  • D. lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển,..v..v

Câu 2. Nước ngầm tồn tại thường xuyên trong tầng

  • A. chứa nước
  • B. thấm nước.
  • C. không thấm nước.
  • D. bề mặt đất.

Câu 3.  Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào

  • A. Đặc điểm địa hình.
  • B. Mức độ bốc hơi
  • C. Đặc điểm đất, đá.
  • D. Lớp phủ thực vật.

Câu 4. Chế độ nước của một con sông phụ thuộc vào những nhân tố nào?

  • A. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, nhiệt độ trung bình năm.
  • B. Chế độ gió, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm.
  • C. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, hồ đầm.
  • D. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Thủy quyển là gì? Trình bày sự phân bố của thủy quyển?

Câu 2 (2 điểm): Điều kiện quan trọng nhất để sinh ra vòng tuần hoàn của nước là gì?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDACC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Thuỷ quyền là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biến và đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển,... Thuỷ quyền có thể xâm nhập tới giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển và tồn tại trong tầng nước ngầm của thạch quyền  - Thuỷ quyền phân bố không đều, chủ yếu là nước mặn chiếm khoảng 97,5%, nước ngọt rất ít chỉ khoảng 2,5%, phân bố ở trên lục địa4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Điều kiện quan trọng nhất để sinh ra vòng tuần hoàn của nước:

 - Nhiệt độ để dẫn đến quá trình bốc hơi nước.  - Các hạt nhân ngưng đọng hơi nước.

2 điểm

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 12: Thuỷ quyển, nước trên lục địa (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay