Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS VÀ BẢN ĐỒ SỐ TRONG ĐỜI SỐNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong hệ thống định vị toàn cầu, các vệ tinh thuộc bộ phận không gian có nhiệm vụ gì?

  1. Thu tín hiệu và xử lí số liệu cho thiết bị sử dụng
  2. Theo dõi, đo đạc những tín hiệu do GPS phát ra
  3. Theo dõi và giám sát các hoạt động của GPS
  4. Truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng

Câu 2: Bản đồ số là gì?

  1. Là loại bản đồ thu thập các dữ liệu từ hệ thống GPS
  2. Là loại bản đồ được tạo lập dưới dạng dữ liệu máy tính trên cơ sở xử lí số liệu nhận được từ các thiết bị quét chuyên dụng, ảnh hàng không,… hoặc số hoá bản đồ truyền thống.
  3. Là loại bản đồ được lập trình trong các trò chơi điện tử
  4. Là loại bản đồ số hoá các thông tin trong bản đồ truyền thống nhằm tạo sự hữu ích để có thể sử dụng trên điện thoại, máy tính,…

Câu 3: Đâu không phải là một thiết bị/máy móc sử dụng GPS?

  1. Ô tô
  2. Máy bay
  3. Điều hoà
  4. Điện thoại thông minh

Câu 4: Chúng ta không thể làm gì trên bản đồ số Google Maps?

  1. Tìm tuyến đường ngắn nhất đến nơi mà mình muốn đến
  2. Tính khoảng cách giữa hai địa điểm
  3. Thu phóng bản đồ
  4. Truy xuất dữ liệu của bộ phận điều khiển GPS

Câu 5: Nhận định nào sau đây là sai?

  1. Các ứng dụng rộng rãi của GPS chủ yếu dựa trên khả năng định vị của hệ thống.
  2. GPS xác định chính xác vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo.
  3. Hiện nay, bản đồ số đã thay thế hoàn toàn bản đồ truyền thống trong học tập và đời sống.
  4. Để các ứng dụng của GPS và bản đồ số trở nên hiệu quả và hữu ích cần có các thiết bị điện tử kết nối Internet.

Câu 6: Giả sử em có một nhiệm vụ là tạo một bản đồ giấy để hỗ trợ một nhóm người đang ở điểm A muốn đi sang các điểm B, C, D,… thì theo em phương án nào sau đây là tối ưu nhất.

  1. Sử dụng Google Maps để tìm các con đường ngắn nhất giữa các điểm, xem xét tình hình giao thông thực tế để xem con đường đề xuất đó có phải là tối ưu nhất không, sau đó sử dụng một phần mềm đồ hoạ để để hoàn thành việc tạo bản đồ giấy.
  2. Bản thân em tự di chuyển trên thực địa để tìm con đường ngắn nhất rồi dùng một phần mềm đồ hoạ để làm bản đồ giấy.
  3. Tìm mua một bản đồ truyền thống có chứa các điểm này và tự tìm đường, kết hợp với việc dùng bút để trình bày các con đường và thông tin cần lưu ý.
  4. Tìm một chuyên gia và thuê họ làm.

Câu 7: Ứng dụng nào sau đây không thuộc bản đồ số?

  1. Apple Maps.
  2. Google Maps.
  3. Here Maps.
  4. Book Maps.

Câu 8: GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?

  1. Hoa Kì.
  2. Trung Quốc.
  3. Liên bang Nga.
  4. Nhật Bản.

Câu 9: GPS và bản đồ số dùng để điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với không có chức năng nào sau đây?

  1. Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển.
  2. Chống trộm cho các phương tiện, tính cước phí.
  3. Các cung đường có thể sử dụng, lưu trữ lộ trình.
  4. Tìm thiết bị đã mất, biết danh tính người trộm đồ.

Câu 10: Đâu không phải là một ứng dụng của GPS?

  1. Giám sát không lưu
  2. Cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai
  3. Tự động thiết lập các bản đồ trong trò chơi điện tử
  4. Tìm kiếm đồ vật bị thất lạc

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

B

C

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

A

D

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hệ thống GPS không bao gồm bộ phận nào sau đây?

  1. Bộ phận không gian
  2. Bộ phận sử dụng
  3. Bộ phận điều khiển
  4. Bộ phận quản lí

Câu 2: Nhận định nào sau đây là sai?

  1. Các ứng dụng rộng rãi của GPS chủ yếu dựa trên khả năng định vị của hệ thống.
  2. GPS xác định chính xác vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo.
  3. Hiện nay, bản đồ số đã thay thế hoàn toàn bản đồ truyền thống trong học tập và đời sống.
  4. Để các ứng dụng của GPS và bản đồ số trở nên hiệu quả và hữu ích cần có các thiết bị điện tử kết nối Internet.

Câu 3: Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là gì?

  1. Định vị đối tượng.
  2. Dẫn đường, quản lí và điều hành sự di chuyển của các đối tượng.
  3. Tìm người và thiết bị đã bị mất.
  4. Chống trộm cho các phương tiện.

Câu 4: So với bản đồ truyền thống, bản đồ số có tính … hơn?

  1. Linh hoạt hơn
  2. Cố định hơn
  3. Chính xác hơn
  4. Đặc sắc hơn

Câu 5: Khả năng định vị của GPS như thế nào?

  1. Nhanh chóng và chính xác
  2. Tuyệt đối chính xác
  3. Chậm chạp và không quá chính xác
  4. Chậm hơn so với các hệ thống định vị khác trên thế giới

Câu 6: GPS và bản đồ số được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nào?

  1. Kế toán, kiểm toán, thuế,...
  2. Giáo dục, y tế, thể dục thể thao,...
  3. Nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, ...
  4. Giao thông vận tải, quân sự, khí tượng...

Câu 7: Hệ thống nào sau đây không phải là một hệ thống định vị toàn cầu?

  1. NASDAQ
  2. GLONASS
  3. GALILEO
  4. BEIDAU

Câu 8: Bộ phận điều khiển của hệ thống GPS có nhiệm vụ gì?

  1. Theo dõi các thiết bị sử dụng GPS
  2. Truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng
  3. Hỗ trợ quân đội trinh thám
  4. Theo dõi, giám sát hoạt động của GPS bằng các trạm.

Câu 9: Chúng ta không thể làm gì trên bản đồ số Google Maps?

  1. Tìm tuyến đường ngắn nhất đến nơi mà mình muốn đến
  2. Tính khoảng cách giữa hai địa điểm
  3. Thu phóng bản đồ
  4. Truy xuất dữ liệu của bộ phận điều khiển GPS

Câu 10: Đâu là một ứng dụng của GPS?

  1. Giải trí, chơi game, nghe nhạc
  2. Giám sát trẻ tự kỉ, người mất trí nhớ
  3. Dò tìm bom mìn
  4. Cải thiện khả năng di chuyển cho người khuyết tật

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

A

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

D

D

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Những lĩnh vực thực tế ứng dụng GPS và bản đồ số như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Kể tên một số hệ thống định vị toàn cầu hiện nay?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Giao thông: xác định vị trí phương tiện, quản lí điểm đi điểm đến, tốc độ của phương tiện; tính giá cước vận tải, theo dõi tuyến đường và điều phối đội xe nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động,…

- Nông nghiệp: Tích hợp GPS vào công cụ làm nông nghiệp có thể theo dõi mùa vụ, thời gian thu hoạch,…

- Môi trường: giám sát Trái Đất, theo dõi quỹ đạo của bão, quản lí động vật hoang dã, thực vật quý hiếm;…

- Du lịch: Định hướng khi bị lạc hoặc tìm kiếm các dịch vụ tiện ích ở một địa phương mới của người đi du lịch,…

- Đời sống: GPS được ứng dụng trong các hoạt động thể thao như đạp xe, đi bộ đường dài, dù lượn,…; tích hợp các thiết bị mang trên người trẻ em hoặc người mắc các bệnh về thần kinh để theo dõi và đảm bảo an toàn,…

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Ngày nay, bên cạnh GPS của Hoa Kỳ, còn có nhiều hệ thống định vị toàn cầu như GLONASS của Liên bang Nga, GALILEO của châu Âu, BEIDAU của Trung Quốc, NAVLC của Ấn Độ,... được gọi chung là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GNSS (Global Navigation Satellite System).

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm của bản đồ số?

Câu 2 (4 điểm). Bản đồ số được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

+ Mỗi bản đồ số có một hệ quy chiếu nhất định, thường là hệ quy chiếu phẳng. Các thông tin không gian được tính toán và thể hiện trong hệ quy chiếu đã chọn.

+ Mức độ đầy đủ các thông tin về nội dung và độ chính xác các yếu tố trong bản đồ số hoàn toàn đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn bản đồ theo thiết kế ban đầu.

+ Bản đồ không cần định hình phẳng bằng đồ họa, thực chất là tập hợp có tổ chức các dữ liệu trong một hệ quy chiếu, không có tỷ lệ như bản đồ thông thường.

+ Hệ thống ký hiệu trong bản đồ số thực chất là các ký hiệu của bản đồ thông thường đã số hóa. Nhờ thế có thể thể hiện bản đồ dưới dạng hình ảnh trên màn hình hoặc in ra giấy.

+ Các yếu tố bản đồ giữ nguyên được độ chính xác của dữ liệu đo đạc ban đầu, không chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Ứng dụng của bản đồ số: tìm đường đi, tạo bản đồ riêng mình trên các bản đồ số, lưu địa chỉ nhà và trường học hay nơi làm việc, chia sẻ vị trí, thu phóng bản đồ, xem bản đồ ngoại tuyến, sử dụng giọng nói để điều hướng,…

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Ứng dụng phổ biến của bản đồ số trong đời sống hằng ngày là gì?

  1. Tìm đường đi
  2. Lưu địa chỉ nhà
  3. Cập nhật kiến thức
  4. Thu phóng bản đồ

Câu 2. Bản đồ số là gì?

  1. Là loại bản đồ thu thập các dữ liệu từ hệ thống GPS
  2. Là loại bản đồ được tạo lập dưới dạng dữ liệu máy tính trên cơ sở xử lí số liệu nhận được từ các thiết bị quét chuyên dụng, ảnh hàng không,… hoặc số hoá bản đồ truyền thống.
  3. Là loại bản đồ được lập trình trong các trò chơi điện tử
  4. Là loại bản đồ số hoá các thông tin trong bản đồ truyền thống nhằm tạo sự hữu ích để có thể sử dụng trên điện thoại, máy tính,…

Câu 3.  Ưu điểm của bản đồ số so với bản đồ giấy là gì?

  1. Không cần sử dụng các thiết bị để hiển thị.
  2. Có nhiều kích thước và tỉ lệ.
  3. Thuận lợi trong sử dụng, lưu trữ và chỉnh sửa.
  4. Giá thành rẻ.

Câu 4. Đâu không phải là một thiết bị/máy móc sử dụng GPS?

  1. Ô tô
  2. Máy bay
  3. Điều hoà
  4. Điện thoại thông minh
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Bản đồ số có điểm gì khác biệt so với bản đồ truyền thống?

Câu 2 (2 điểm): Hệ thống định vị toàn cầu được cấu tạo bởi các bộ phận chính nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

C

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

So với bản đồ truyền thống, bản đồ số linh hoạt hơn nhờ thông tin thường xuyên được cập nhật và hiệu chính, đa dạng ứng dụng, có thể in ra các tỉ lệ khác nhau, có thể sửa đổi, cập nhật các kí hiệu, tách lớp và chồng xếp thông tin bản đồ, cho phép phân tích, tạo thành một dạng bản đồ mới,....

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Cấu tạo của hệ thống định vị toàn cầu GPS bao gồm ba bộ phận chính:

- Bộ phận không gian

- Bộ phận điều khiển mặt đất

- Bộ phận sử dụng

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. GPS là gì?

  1. Hệ thống điều hướng toàn cầu
  2. Hệ thống định vị toàn cầu
  3. Hệ thống kiểm toán toàn cầu
  4. Hệ thống bản đồ số

Câu 2. Trong hệ thống định vị toàn cầu, các vệ tinh thuộc bộ phận không gian có nhiệm vụ gì?

  1. Thu tín hiệu và xử lí số liệu cho thiết bị sử dụng
  2. Theo dõi, đo đạc những tín hiệu do GPS phát ra
  3. Theo dõi và giám sát các hoạt động của GPS
  4. Truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng

Câu 3.  Ngày nay, GPS được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông vận tải nhờ vào khả năng nào sau đây?

  1. Xác định vị trí và dẫn đường
  2. Thu thập thông tin người dùng
  3. Điều khiển mọi phương tiện
  4. Cung cấp các dịch vụ vận tải

Câu 4. GPS được hình thành lần đầu tiên bởi quốc gia nào sau đây?

  1. Trung Quốc
  2. Liên bang Nga
  3. Hoa Kỳ
  4. Ấn Độ
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Bản đồ số là gì?

Câu 2 (2 điểm): Kể tên một số hệ thống định vị toàn cầu hiện nay?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

D

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Bản đồ số là loại bản đồ được thành lập dưới dạng dữ liệu máy tính trên cơ sở xử lí số liệu nhận được từ các thiết bị quét chuyên dụng, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, viễn thám hoặc số hoả các bản độ truyền thống. Toàn bộ thông tin về các đối tượng địa lí trong bản đồ số được mã hoá thành dữ liệu số và lưu trữ

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Ngày nay, bên cạnh GPS của Hoa Kỳ, còn có nhiều hệ thống định vị toàn cầu như GLONASS của Liên bang Nga, GALILEO của châu Âu, BEIDAU của Trung Quốc, NAVLC của Ấn Độ,... được gọi chung là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GNSS (Global Navigation Satellite System).

2 điểm

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 3: Một số ứng dụng của gps và bản đồ số trong đời sống (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay