Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 8: KHÍ QUYỂN, SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vào mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta dải hội tụ nhiệt đới được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí là

  1. ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương.
  2. chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.
  3. chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương.
  4. xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu Nam.

Câu 2: Vào mùa Đông ở dãy Trường Sơn nước ta, sườn có mưa nhiều là

  1. Trường Sơn Đông.
  2. Trường Sơn Tây.
  3. cả hai sườn đều mưa nhiều.
  4. không có sườn nào.

Câu 3: Một trong những yếu tố quan trọng khiến nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là do chịu ảnh hưởng của

  1. gió mùa.
  2. gió Mậu Dịch.
  3. gió Tây ôn đới.
  4. gió đất, gió biển.

Câu 4: Vào mùa đông, đi trước gió mùa đông bắc (khổi khí hậu ôn đới lục địa Pc) đem không khí lạnh tràn vào nước ta là

  1. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới (frông địa cực FA).
  2. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến (frông ôn đới FP).
  3. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.
  4. bề mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí xích đạo ở hai bán cầu (dải hội tụ nhiệt đới).

Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng?

  1. Sườn núi có độ dốc lớn thì nhận được nhiệt ít hơn
  2. Sườn núi có độ dốc lớn thì nhận được nhiệt nhiều hơn.
  3. Sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh nắng mặt trời
  4. Nhiệt độ phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi.

Câu 6: Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo là do

  1. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20olớn hơn ở xích đạo.
  2. Không khí ở vĩ độ 20otrong hơn không khí ở xích đạo.
  3. Bề mặt trái đất ở vĩ độ 20  trơ trụi và ít đại lượng hơn bề mặt trái đất ở xích đạo.
  4. Tầng khí quyển ở vĩ độ 20omỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo.

Câu 7: Gió Mậu Dịch (khối khí chí tuyến hải dương) tác động vào nước ta quanh năm. Khối khí này có kí hiệu là

  1. Am.
  2. Ac.
  3. Tm.
  4. Pe.

Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng?

  1. Càng về gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng nhiều.
  2. Lục địa có biên độ nhiệt nhỏ, đại dương có biên độ nhiệt lớn.
  3. Ở tầng đối lưu, không khí giảm 0,6 độ C khi lên cao 100m.
  4. Nhiệt độ không phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi.

Câu 9: Vì sao ở đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa?

  1. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.
  2. bề mặt các lục địa ngồi lên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.
  3. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.
  4. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng với các khối khí?

  1. Các khối khí ở vĩ độ khác nhau có tính chẩt khác nhau.
  2. Khối khí ờ đại dương khác với khối khí ở trên lục địa.
  3. Nguồn nhiệt ẩm quy định tính chất của các khôi khi.
  4. Tính chất của các khối khí luôn ổn định khi di chuyên.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

A

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

C

C

C

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng

  1. tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên cực.
  2. tăng dần từ xích đạo lên cực.
  3. giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến sau đó tăng dần từ chí tuyến lên cực.
  4. giảm dần từ xích đạo lên cực.

Câu 2: Khối khí có đặc điểm rất nóng là

  1. Khối khí cực.
  2. Khối khí ôn đới
  3. Khối khí chí tuyến.
  4. Khối khí xích đạo.

Câu 3: Biểu hiện rõ rệt nhất của quy luật phân bổ nhiệt độ theo vĩ độ là

  1. nhiệt độ giảm dần từ Xích đạo về cực.
  2. biên độ nhiệt độ tăng từ Xích đạo về cực.
  3. sự hình thành các vòng đai nhiệt như vòng đai nóng, vòng đai ôn hoà, vòng đai lạnh và vòng đai băng giá vĩnh cửu.
  4. sự gia tăng nhiệt độ và biên độ nhiệt độ từ biển vào đất liên.

Câu 4: Tại sao đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa?

  1. Đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.
  2. Bề mặt các lục địa ngồi lên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.
  3. Đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.
  4. Độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.

Câu 5: Không khí nằm ở hai bên Frông có sự khác biệt cơ bản về

  1. tính chất lí học.
  2. tính chất hóa học
  3. hướng chuyển động.
  4. mức độ ô nhiễm.

Câu 6: Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ do Trái Đất

  1. có dạng hình cầu
  2. tự quay quanh trục
  3. có lục địa và đại dương
  4. quay quanh Mặt Trời

Câu 7: Frông khí quyển là

  1. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
  2. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
  3. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
  4. bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành.

Câu 8: Thành phần không khí chủ yếu trong khí quyển là

  1. khí ni tơ
  2. khí carbonic
  3. khí oxy
  4. hơi nước và các chất khí khác

Câu 9: Vì sao nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ đông và bờ Tây các lục địa do

  1. hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau.
  2. chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.
  3. hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của Tia bức xạ mặt trời khác nhau.
  4. ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.

Câu 10: Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí

  1. đều là nóng ẩm, có hướng gió ngược nhau.
  2. có tính chất vật lí và hướng khác biệt nhau,
  3. cùng hướng gió và cùng tính chất lạnh khô.
  4. có tính chất lạnh ẩm và hướng ngược nhau.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

C

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

A

D

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm của tầng đối lưu, tầng bình lưu.

Câu 2 (4 điểm). Khí quyển có cấu trúc gồm những tầng nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

– Tầng đối lưu:

+ Nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực khoảng 8 km.

+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

+ Tập trung 80% khối lượng không khí của khí quyển; 3/4 lượng hơi nước (từ 4 km trở xuống) và các phần tử tro bụi, muối, vi sinh vật,...

+ Nhiệt độ giảm theo độ cao.

– Tầng bình lưu:

+ Từ giới hạn trên của tầng đối lưu đến 50km.

+ Không khí khô và chuyển động thành luồng ngang.

+ Tập trung phần lớn ôzôn, nhất là ở độ cao từ 22 – 25 km.

+ Nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10C.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Khí quyển có cấu trúc gồm nhiều tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển. Một nửa khối lượng khí quyển tập trung từ mặt đất đến độ cao khoảng 5 km.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới nhiệt độ không khí?

Câu 2 (4 điểm). Thành phần không khí trong khí quyển bao gồm những yếu tố nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Độ cao: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6°C. Nguyên nhân: Càng lên cao, bức xạ của mặt đất càng mạnh, đồng thời không khí càng trong sạch và càng ít hơi nước nên hấp thụ nhiệt ít hơn.

- Hướng phơi của sườn núi làm thay đổi nhiệt độ không khí:

+ Sườn núi đón nắng có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất nắng.

+ Sườn núi ngược chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc nhập xạ (góc chiếu sáng) lớn, nên nhận được lượng nhiệt cao hơn.

+ Sườn núi cùng chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc nhập xạ (góc chiếu sáng) nhỏ hơn, nên nhận được lượng nhiệt thấp hơn.

- Độ dốc: Cùng hướng sườn phơi nắng, sườn dốc có nhiệt độ cao hơn sườn thoải, do sườn dốc có góc nhập xạ (góc chiếu sáng) lớn hơn

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Thành phần không khí trong khí quyển gồm: khí nitơ (chiếm khoảng 78% thể tích không khí), khí oxy (chiếm khoảng 21% thể tích không khí), khí carbonic, hơi nước và các khí khác (chiếm khoảng 1% thể tích không khí).

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Khối khí có đặc điểm "lạn" là

  1. Khối khí cực.
  2. Khối khí ôn đới.
  3. Khối khí chí tuyến.
  4. Khối khí xích đạo.

Câu 2. Bức xạ mặt trời trong quá trình tới bề mặt trái đất được phân chia thành nhiều bộ phận chiếm tỉ lệ lớn nhất là bộ phận

  1. tới khí quyển sổ lại phản hồi và không gian.
  2. được bề mặt trái đất hấp thụ.
  3. được khí quyển hấp thụ
  4. tới bề mặt trái đất rồi lại phản hồi và không gian.

Câu 3.  Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là

  1. do khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời.
  2. nhiệt của bề mặt trái đất được mặt trời đốt nóng
  3. do các phản ứng hóa học từ trong lòng đất.
  4. do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Câu 4. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì

  1. càng lên cao không khí càng loãng bức xạ mặt đất càng mạnh.
  2. càng lên cao không khí càng loãng bức xạ Mặt trời càng giảm.
  3. càng lên cao lượng mưa càng lớn làm giảm nhiệt.
  4. càng lên cao gió thổi càng mạnh lên càng lạnh.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày đặc điểm tầng giữa, tầng ion, tầng ngoài.

Câu 2 (2 điểm): Không khí có những tác hại nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

– Tầng giữa:

+ Từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 – 80 km.

+ Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -70°C đến - 80°C ở đỉnh tầng.

– Tầng ion (tầng nhiệt): không khí hết sức loãng, chức nhiều ion.

– Tầng ngoài: không khí rất loãng, chủ yếu là khí heli và hiđrômate

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Đối với sức khỏe con người: gây các bệnh về da, đường hô hấp.

- Đối với động, thực vật và các công trình xây dựng:

+ Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.

+ Gây nên các hiện tượng ăn mòn, nứt nẻ, mất màu. đối với các công trình xây dựng.

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Khí quyển là

  1. khoảng không gian bao quanh Trái Đất.
  2. quyển chứa toàn bộ chất khí.
  3. lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ.
  4. lớp không khí có độ dày khoảng 500 km.

Câu 2. Ở tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ không khí

  1. càng tăng do không khí càng đặc
  2. càng giảm do không khí càng đặc
  3. tăng do không khí càng loãng
  4. giảm do không khí càng loãng

Câu 3.  Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí

  1. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo.
  2. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.
  3. Xích đạo, chí tuyến,ôn đới, cực.
  4. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo

Câu 4. Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt trái đất, lớn nhất ở

  1. Xích đạo.
  2. Chí tuyến.
  3. Vòng cực.
  4. Cực.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Vào ngày hè, trời nhiều mây thì đỡ nóng; đêm đông, trời nhiều mây thì đỡ rét và trời ít mây thì rét hơn. Giải thích tại sao?

Câu 2 (2 điểm): Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất phụ thuộc vào yếu tố nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

C

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

- Mây có vai trò quan trọng trong việc giữ bớt bức xạ mặt trời và ngăn bớt sự tỏa nhiệt của Trái Đất.

- Ngày hè có nhiều mây thì mây sẽ phản xạ và hấp thụ một phần bức xạ mặt trời làm cho mặt đất bớt nóng.

- Đêm đông có nhiều mây thì mây sẽ ngăn bớt sự tỏa nhiệt của Trái Đất, làm cho đỡ rét.

- Đêm đông trời quang mây, Trái Đất mất nhiệt nhiều hơn nên rét hơn.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất phân bố không giống nhau, phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng mặt trời, đặc điểm bề mặt đệm, địa hình,…

2 điểm

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 8: Khí quyển, sự phân bổ nhiệt độ không khí trên trái đất (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay