Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời Bài 36: Địa lí ngành thương mại

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 36: Địa lí ngành thương mại. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 36: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Xuất siêu là khi

  1. trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu
  2. giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu
  3. trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu
  4. giá trị nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương?

  1. Chỉ phục vụ nhu cầu của một số đối tượng
  2. Gắn thị trường trong nước
  3. Tạo ra thị trường thống nhất trong cả nước
  4. Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ

Câu 3: Thương mại không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu.
  2. Thương mại tạo ra thị trường, chỉ hoạt động mạnh trong nước
  3. Không gian hoạt động thương mại cả trong nước và ngoài nước
  4. Quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua

Câu 4: Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả có xu hướng

  1. giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn
  2. tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn
  3. tăng, kích thích mở rộng sản xuất
  4. giảm, kích thích mở rộng sản xuất.

Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng với tiền tệ?

  1. Tác đụng là vật ngang giá chung.
  2. Một loại hàng hóa thông thường.
  3. Thước đo giá trị hàng hoá, dịch vụ.
  4. Là một loại hàng hoá đặc biệt.

Câu 6: Người tiêu dùng mong điều nào sau đây xảy ra?

  1. Cầu lớn hơn cung
  2. Thị trường biến động
  3. Cung ngang với cầu
  4. Cung lớn hơn cầu

Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng với nội thương?

  1. Góp phần đẩy mạnh việc trao đổi hàng hoá trong nước.
  2. Làm gia tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
  3. Làm kinh tế đất nước thành bộ phận kinh tế thế giới.
  4. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của hoạt động xuất khẩu tới sự phát triển nền kinh tế trong nước?

  1. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.
  2. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân
  3. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
  4. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng

Câu 9: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua việc

  1. luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua
  2. trao đổi các loại hàng hóa và dịch vụ giữa các địa phương với nhau.
  3. Luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng trong một nước
  4. vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua trong nước, quốc tế

Câu 10: Người tiêu dùng mong điều nào sau đây xảy ra?

  1. Cầu lớn hơn cung.
  2. Thị trường biến động.
  3. Cung lớn hơn cầu.
  4. Cung ngang với cầu.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

B

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

A

A

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cán cân xuất nhập khẩu được hiểu là

  1. giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu
  2. giá trị xuất khẩu : giá trị nhập khẩu
  3. giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu
  4. giá trị xuất khẩu x giá trị nhập khẩu

Câu 2: Nhập siêu là khi

  1. trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu
  2. giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu
  3. giá trị nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu
  4. trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu

Câu 3: Hoạt động cơ bản của thị trường tuân theo quy luật

  1. cạnh tranh
  2. tương hỗ
  3. trao đổi
  4. cung - cầu

Câu 4: Nội thương phát triển góp phần

  1. đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế và tăng kim ngạch nhập khẩu.
  2. làm tăng kim ngạch nhập khẩu, xuất khẩu và đẩy mạnh giao lưu kinh tế.
  3. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo lãnh thổ.
  4. gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, giao lưu kinh tế quốc tế.

Câu 5: Năm 2020, trị giá xuất nhập khẩu chiếm bao nhiêu % giá trị GDP của thế giới?

  1. 42,2%
  2. 62,2%
  3. 52,2%
  4. 72,2%

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng với ngoại thương?

  1. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
  2. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
  3. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một nước.
  4. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất theo vùng.

Câu 7: Quy mô dân số, nguồn lao động, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, phong tục tập quán, mức sống.... là nhân tố ảnh hưởng

  1. quy mô, cơ cấu ngành thương mại cũng như đầu tư và bổ sung lao động cho ngành thương mại
  2. sức mua, nhu cầu của người dân, phát triển mạng lưới và loại hình thương mại.
  3. đầu tư quốc tế, phát triển ngoại thương và hình thành các tổ chức thương mại quốc tế.
  4. cách thức trao đổi, mua bán và phát triển đa dạng loại hình thương mại

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm của ngành thương mại?

  1. Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua
  2. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu
  3. Sự biến động của thị trường không làm biến động về giá cả
  4. Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển.

Câu 9: Nội dung nào sau đây là chức năng cơ bản của WTO?

  1. Bảo vệ quyền lợi của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và khu vực Nam Á, Nam Mĩ.
  2. Tăng cường buôn bán giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia chưa gia nhập.
  3. Giải quyết các tranh chấp thương mại và giám sát chính sách thương mại quốc gia.
  4. Tăng cường trao đổi buôn bán giữa các nước trên thế giới với các khối liên minh.

Câu 10: Hoạt động ngoại thương được đo bằng

  1. cán cân xuất khẩu.
  2. cán cân xuất nhập khẩu
  3. cán cân nhập khẩu.
  4. cán cân thị trường.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

D

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

C

C

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Ngành thương mại có đặc điểm như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Thế nào là ngành thương mại?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cần xuất nhập khẩu. Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu; nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.

Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại diện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Thương mại là quá trình mua, bán, trao đổi, lưu thông hàng hoá, dịch vụ bên trong một nước và giữa các nước trên thế giới.

- Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

- Thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Trình bày tình hình phát triển và phân bố của nội thương?

Câu 2 (4 điểm). Phân biệt cán cân xuất nhập khẩu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

+ Nhìn chung, hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh; hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng.

+ Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và hoàn cảnh xã hội mà hoạt động nội thương có sự khác nhau giữa các nước trên thế giới. Hoạt động nội thương diễn ra sôi động ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ được trao đổi, mua bán dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở các quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị thì hoạt động nội thương bị hạn chế.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Cán cân xuất nhập khẩu:

+ Quan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu với giá trị hàng nhập khẩu được gọi là cán cân xuất nhập khẩu.

+ Nếu trị giá hàng xuất khẩu mà lớn hơn trị giá hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu. Ngược lại, nếu trị giá hàng xuất khẩu mà nhỏ hơn trị giá hàng nhập khẩu thì gọi là nhập siêu.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Tiến bộ khoa học – công nghệ

  1. ảnh hưởng tới cách thức trao đổi, mua bán và phát triển đa dạng loại hình thương mại.
  2. thúc đẩy đầu tư quốc tế, phát triển ngoại thương và hình thành các tổ chức thương mại quốc tế.
  3. ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu của người dân, phát triển mạng lưới và loại hình thương mại.
  4. tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động thương mại

Câu 2. Vai trò của thương mại đối với đời sống người dân là

  1. thay đổi cả về số lượng và chất lượng sản xuất.
  2. thay đổi thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng.
  3. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ.
  4. thúc đẩy hình thành các ngành chuyên môn hoá.

Câu 3. Thương mại ở các nước đang phát triển thường có tình trạng nào dưới đây?

  1. Ngoại thương phát triển hơn.
  2. Xuất khẩu dịch vụ thương mại.
  3. Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
  4. Nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.

Câu 4. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế làm

  1. ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu của người dân, phát triển mạng lưới và loại hình thương mại
  2. thúc đẩy đầu tư quốc tế, phát triển ngoại thương và hình thành các tổ chức thương mại quốc tế
  3. ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu ngành thương mại cũng như đầu tư và bổ sung lao động cho ngành thương mại

D.thay đổi cách thức trao đổi, mua bán và phát triển đa dạng loại hình thương mại

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày cơ cấu xuất nhập khẩu?

Câu 2 (2 điểm): Chứng minh rằng giá cả thị trường luôn biến động?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

D

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu:

+ Các mặt hàng xuất khẩu có thể chia thành các nhóm: Nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến,...

+ Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các nhóm: Tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị...) và sản phẩm tiêu dùng,...

+ Ngoài việc xuất và nhập khẩu hàng hoá, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người bán (bên bán) và người mua (bên mua).

- Giá cả trên thị trường luôn biến động vì phụ thuộc vào quan hệ cung và cầu.

+ Nếu cung lớn hơn cầu, thì hàng hóa ế thừa, giá cả trên thị trường có xu hướng giảm.

+ Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì hàng hoá khan hiếm, giá cả tăng.

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đâu không phải là vai trò của ngành thương mại đối với sự phát triển kinh tế?

  1. Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng
  2. Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
  3. Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua
  4. Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế

Câu 2. Tiền thân của tổ chức thương mại thế giới là

  1. EEC.
  2. SEV.
  3. GATT.
  4. NAFTA.

Câu 3.  Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội làm

  1. ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu của người dân, phát triển mạng lưới và loại hình thương mại.
  2. ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu ngành thương mại cũng như đầu tư và bổ sung lao động cho ngành thương mại
  3. thúc đẩy đầu tư quốc tế, phát triển ngoại thương và hình thành các tổ chức thương mại quốc tế.
  4. cách thức trao đổi, mua bán và phát triển đa dạng loại hình thương mại.

Câu 4. Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến việc hình thành đầu mỗi thương mại, thu hút đầu tư và thúc đẩy thương mại phát triển?

  1. Trình độ phát triển kinh tế
  2. nguồn lao động, cơ cấu dân số
  3. Vị trí địa lí
  4. Quy mô dân số
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nhập siêu là xu thế chủ yếu trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển. Giải thích tại sao?

Câu 2 (2 điểm): Chứng minh hoạt động thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Nhập siêu là xu thế chủ yếu trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển do: 

- Kinh tế phát triển chưa cao; hàng xuất khẩu chủ yếu từ nông - lâm - thủy sản, khoáng sản, hàng công nghiệp gia công, có giá trị thấp.

- Công nghiệp hóa đòi hỏi nhập trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu để phát triển công nghiệp..., đây là những hàng có giá trị cao

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Kinh tế thế giới phát triển mạnh, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và có nhu cầu cao về máy móc, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng...

- Thị trường thế giới rộng mở cùng với toàn cầu hoá, thị trường trong các nước ngày càng phát triển.

- Điều kiện thương mại ngày càng hiện đại, tiện lợi: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ khác...

2 điểm

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 36: Địa lí ngành thương mại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay