Giáo án hóa học 10 kết nối bài 19: Tốc độ phản ứng

Giáo án bài 19: Tốc độ phản ứng sách hóa học 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của hóa học 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoá học 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 19: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hóa học và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng.
  • Nêu và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ( nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt, chất xúc tác).
  • Viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ. Từ đó nêu được ý nghĩa hằng số tốc độ phản ứng.
  • Nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, tài liệu. Kĩ năng thực hành (quan sát hình ảnh, đồ thị, thực hiện thí nghiệm để tìm hiểu về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng)
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Kĩ năng làm việc nhóm (hoàn thành phiếu học tập nhóm, thực hành thí nghiệm…..) để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Kĩ năng lắng nghe và phản hồi về kết quả hoạt động của nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức tốc độ phản ứng vào việc giải thích một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất.
  • Năng lực riêng:
  • Năng lực nhận thức hóa học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- HS trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hóa học và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng.

- HS xác định được yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ( nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt, chất xúc tác).

- HS viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ. Từ đó nêu được ý nghĩa hằng số tốc độ phản ứng.

- HS nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.

  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm và làm bài tập để hiểu về tốc độ phản ứng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
  • Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: giải thích được một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất liên quan tốc độ phản ứng hóa học.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  • Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:

- Hình ảnh, video, dụng cụ và hóa chất thí nghiệm ( nếu có) để nghiên cứu về tốc độ phản ứng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng; và một số ứng dụng của việc thay đổi tốc độ phản ứng.

Một số hình ảnh:

    

Link video

+Tốc độ phản ứng:  https://www.youtube.com/watch?v=FKXEo0k8VoQ

+ Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng: Na2S2O3 tác dụng với dd H2SO4 https://www.youtube.com/watch?v=lQpC_z11_4Y

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng: Mg tác dụng với H2O https://www.youtube.com/watch?v=tg7F4du-_2c

+ Ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng: Phân hủy H2O2 https://www.youtube.com/watch?v=js6rCsSMoJI

https://www.youtube.com/watch?v=cK6W7eAvmU0

https://www.youtube.com/watch?v=584r3CtX80s

+ Ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng: CaCO3 tác dụng dd HCl

https://www.youtube.com/watch?v=ALG8OApH_Gs

- Phiếu học tập số 1, số 2....và hệ thống câu hỏi bài tập củng cố; bảng đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.

  1. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mở đầu.
  3. a) Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được học của HS, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu tốc độ phản ứng
  4. b) Nội dung: Trò chơi: Lật mảnh ghép hoặc Bức tranh bí ẩn
  5. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.
  6. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Trò chơi: Lật mảnh ghép hoặc Bức tranh bí ẩn

- Có 4 mảnh ghép màu khác nhau ( xanh lá, nâu, xanh dương, cam) tương ứng với 4 câu hỏi che một bức tranh bí ẩn.

- Câu hỏi các mảnh ghép:

+ Xanh lá - Câu 1: (Gồm 10 chữ cái) Vào những tối giao thừa đón năm mới, thường có hoạt động này xảy ra?     

Đáp án: BẮN PHÁO HOA

+ Nâu -  Câu 2:  (Chiếu hình ảnh than cháy mạnh)  Cho biết phản ứng hóa học xảy ra trong hình ảnh trên?                   

 Đáp án:   C   +   O2   CO2

+ Xanh dương – Câu 3: (7 chữ cái) Khi để sắt bên ngoài không khí lâu ngày thì hiện tượng này xảy ra?                    

Đáp án:  SẮT BỊ GỈ

+ Cam – Câu 4: (6 chữ cái) Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

“ Sữa chua hay Yogurt là một chế phẩm sữa được sản xuất bằng cách cho vi khuẩn   ……………  sữa.”             

Đáp án:  LÊN MEN

+ Bức tranh bí ẩn: Hình ảnh thỏ và rùa thi chạy ( Thỏ và rùa đặc trưng cho nhanh và chậm dẫn dắt đến các phản ứng vừa nhắc ở các ô màu – có phản ứng nhanh,  chậm…)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

Đáp án:

Câu 1: BẮN PHÁO HOA

Câu 2: C   +   O2   CO2

Câu 3: SẮT BỊ GỈ

Câu 4: LÊN MEN

- Dẫn dắt vào bài mới: Thỏ chạy nhanh, rùa chạy chậm, phản ứng trong pháo hoa nổ hay than cháy đều xảy ra nhanh còn phản ứng sắt bị gỉ, lên men xảy ra chậm. Làm thế nào để so sánh sự nhanh chậm trong các phản ứng hóa học để thúc đẩy hoặc kìm hãm nó theo mong muốn ? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng đi tìm hiểu:

Bài 19: Tốc độ phản ứng hóa học

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tốc độ phản ứng hóa học

  1. Mục tiêu:

+ Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hoá học.

+ Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

  1. b) Nội dung: HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi của GV và hình thành nên kiến thức.
  2. c) Sản phẩm: Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học và kí hiệu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt học sinh từ những câu trả lời phần mở đầu.

+ Câu 1: Từ những câu trả lời trên em hãy cho biết thời gian xảy ra phản ứng của các phản ứng trên như thế nào? Từ đó rút ra kết luận về thời gian xảy ra phản ứng của các phản ứng khác nhau.

+ Câu 2: Vậy để xác định được tốc độ phản ứng hóa học người ta đưa ra khái niệm gì và nội dung của khái niệm đó là gì?

+ Câu 3: Dựa vào hình 19.1 sgk nhận xét về sự biến đổi lượng chất của chất phản ứng và chất sản phẩm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi và trình bày vào bảng nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV đưa ra đáp án chính xác.

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát, kết luận lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Tốc độ phản ứng hóa học

1. Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học

 

- Trả lời câu 1:

+ Thời gian pháo hoa nổ: 3s - 6s

+ Thời gian than cháy: 3-5p

+ Thời gian sắt gỉ: vài tuần - vài tháng

+ Thời gian lên men: vài ngày

=> Nói chung các phản ứng hóa học khác nhau xảy ra nhanh, chậm rất khác nhau.

- Trả lời câu 2:

 Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh chậm của các phản ứng hóa học người ta đưa ra khái niệm tốc độ phản ứng hóa học (gọi tắt là tốc độ phản ứng).

Khái niệm: Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi lượng chất của chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

+ Tốc độ phản ứng được xác định bằng thực nghiệm.

+ Ký hiệu: ʋ

+ Thứ nguyên của tốc độ phản ứng: lượng chất/(thể tích.thời gian)

ví dụ: mol/(L.s) hay M/s.

Trả lời câu 3:

Theo thời gian tăng dần, lượng chất sản phẩm tăng dần và lượng chất ban đầu giảm dần.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoá học 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Giáo án hóa học 10 kết nối bài 1: Thành phần của nguyên tử
Giáo án hóa học 10 kết nối bài 4: Ôn tập chương 1

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

Giáo án hóa học 10 kết nối bài 9: Ôn tập chương 2

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

Giáo án hóa học 10 kết nối bài 14: Ôn tập chương 3

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA- KHỬ

Giáo án hóa học 10 kết nối bài 16: Ôn tập chương 4

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC

Giáo án hóa học 10 kết nối bài 19: Tốc độ phản ứng

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

Giáo án hóa học 10 kết nối bài 21: Nhóm halogen

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM HALOGEN

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử hóa học 10 kết nối bài 4: Ôn tập chương 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

Giáo án điện tử hóa học 10 kết nối bài 9: Ôn tập chương II

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

Giáo án điện tử hóa học 10 kết nối bài 14: Ôn tập chương 3

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA- KHỬ

Giáo án điện tử hóa học 10 kết nối bài 16: Ôn tập chương 4

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC

Giáo án điện tử hóa học 10 kết nối bài 18: Ôn tập chương 5

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

Giáo án điện tử hóa học 10 kết nối bài 20: Ôn tập chương 6

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM HALOGEN

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay