Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 10 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 04
Câu 1: Thành phần chêm xen trong câu nào thể hiện sự bộc lộ cảm xúc?
A. Cô ấy, theo tôi, là người rất thông minh.
B. Mẹ tôi – người phụ nữ tuyệt vời nhất – luôn hy sinh cho gia đình.
C. Anh ấy – tôi tin chắc – sẽ giành chiến thắng.
D. Bạn biết không, hôm nay tôi rất vui!
Câu 2: Câu nào dưới đây có sử dụng biện pháp tu từ chêm xen?
A. Trời mưa rất to khiến đường phố ngập nước.
B. Cô giáo – người mà chúng tôi luôn kính trọng – đã nghỉ hưu.
C. Cây bàng trút lá mỗi khi mùa đông về.
D. Bạn ấy luôn đạt điểm cao trong các kỳ thi.
Câu 3: Biện pháp chêm xen giúp câu văn trở nên như thế nào?
A. Khô khan và cứng nhắc hơn
B. Sinh động, gần gũi và thể hiện quan điểm của người nói
C. Dài dòng và khó hiểu hơn
D. Không có ảnh hưởng gì đến câu văn
Câu 4: Thành phần chêm xen trong câu sau có tác dụng gì?
"Cuốn sách này – theo mình – rất đáng để đọc."
A. Giải thích ý nghĩa của cuốn sách
B. Nhấn mạnh quan điểm cá nhân của người nói
C. Tạo sự nhấn mạnh về từ "sách"
D. Không có tác dụng gì đặc biệt
Câu 5: Dấu câu nào thường dùng để đánh dấu thành phần chêm xen?
A. Dấu phẩy (,), dấu ngoặc đơn (()), dấu gạch ngang (–)
B. Dấu chấm (.)
C. Dấu hai chấm (:)
D. Dấu hỏi (?)
Câu 6: Phép liệt kê có tác dụng gì?
A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng
B. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng
C. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng
D. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.
Câu 7: Văn bản "Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp" gồm mấy phần?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 8: Quận Châu đã có hành động gì khi đối đầu với đám kiêu binh?
A. xuất quân tự mình đánh trận.
B. mở cửa, chống kiếm lên voi, cưỡi ra giữa sân phủ, trỏ ba quân và quát chúng.
C. phái tướng tài ra ứng chiến.
D. tử thủ, chờ viện binh.
Câu 9: Tuấn kiệt như sao buổi sớm – Nhân tài như lá mùa thu ý nói:
A. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy không có nhiều người tài.
B. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy còn rất hiếm người tài giỏi.
C. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy hiếm người văn võ toàn tài.
D. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy các hào kiệt đã hy sinh quá nhiều.
Câu 10: “Người ở bến sông Châu” diễn ra trong những không gian nào?
A. trên bến sông Châu
B. ở nhà dì Mây
C. ở nhà chú San
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 11: Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần như thế nào?
A. phá huy dinh Quận Huy
B. các quan văn võ hễ ai thuộc bè đảng của Thị Huệ và Quận Huy, cùng những người dự vào việc tố giác vụ án năm Canh Tí đều bị phá nhà hàng loạt và bị lùng bắt đem giết chết.
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 12: Nội dung phần 1 của văn bản “Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp” là gì?
A. Người anh hùng dân tộc.
B. Nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất.
C. Giới thiệu gia đình Nguyễn Trãi.
D. Nỗi oan của Nguyễn Trãi.
Câu 13: Tìm một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong văn bản Đại cáo bình Ngô để: Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã trải qua.
A. Dối dân, lừa dân, đủ muôn nghìn kế,/Gây binh, kết oán, trải hai mươi năm.
B. Khi Lương Sơn lương hết mấy tuần,/ Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
C. Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc, ngọn cờ phấp phới,/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông, chén rượu ngọt ngào.
D. Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường/ Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước.
Câu 14: Tên hiệu của Nguyễn Trãi là gì?
A. Ức Trai
B. Ngọc Chúc
C. Liêu Trai
D. Minh Duệ
Câu 15: Cơ sở nhân nghĩa của bài cáo thể hiện rõ và đầy đủ ý nghĩa nhất trong từ ngữ nào?
A. Điếu dân phạt tội
B. Mưu phạt tâm công
C. Mở đường hiếu sinh
D. Đại nghĩa, chí nhân.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................