Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 5: Huyện trìa xử án
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Huyện trìa xử án. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –
HUYỆN TRÌA XỬ ÁN
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tác dụng của việc dùng tên các con vật để đặt cho các nhân vật trong tác phẩm văn học là gì?
A. Mang đến những điều mới lạ, hấp dẫn cho người đọc.
B. Khiến tác phẩm mang đậm chất văn học dân gian.
C. Khiến người đọc chú ý hơn vào tác phẩm.
D. A và B đúng.
Câu 2: Lời tự giới thiệu trong lời xưng danh của nhân vật quan huyện cho thấy nhân vật này có tính cách như thế nào?
A. Tỏ ra chán chường cảnh nhà mình.
B. Tỏ ra tự mãn về bản thân.
C. Thể hiện tình cảm thật lòng với Thị Hến.
D. A và B đúng.
Câu 3: Mục đích xử kiện của Huyện Trìa qua lời xưng danh của nhân vật này là gì?
A, Quan xử kiện vì công bằng, lẽ phải.
B. Xử kiện chỉ vì muốn được nhiều tiền của, những ai đút lót càng nhiều càng được quan xử thẳng.
C. Xử án dựa vào tình cảm và mối quan hệ.
D. Đáp án khác.
Câu 4: Nhân vật có lượt lời nhiêu nhất trong trích đoạn là ai?
A. Nhân vật Trùm Sò.
B. Nhân vật Huyện Trìa.
C. Nhân vật Thị Hến.
D. Nhân vật Đề Hầu.
Câu 5: Mâu thuẫn trước phiên tòa là mâu thuẫn giữa hai nhân vật nào?
A. Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Đề Hầu.
B. Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Thị Hến.
C. Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Trùm Sò.
D. Mâu thuẫn giữa Thị Hến và Trùm Sò.
Câu 6: Tác giả đã thể hiện cảm xúc gì qua "Huyện Trìa xử án”?
A. Thái độ vui vẻ, nhằm mục đích tạo tiếng cười là chính.
B. Thái độ trung lập.
C. Thái độ mỉa mai, châm biếm.
D. Thái độ ca ngợi.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trình bày giá trị nội dung của tác phẩm
Câu 2 (2 điểm): Trình bày giá trị nghệ thuật của tác phẩm
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | B | B | B | A | C |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Văn bản phơi bày bộ mặt xấu xa thối nát của những kẻ quan lại, chức dịch tham ô, nhũng nhiễu dân chúng và đam mê tửu sắc, những góc khuất đen tối, xấu xa của xã hội với những mặt trái, những điều tiêu cực còn tồn tại chốn cửa quan - nơi mà người ta tìm đến để đòi lại công bằng. Qua đó bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho thân phận của những người dân thấp cổ bé họng. | 2 |
Câu 2 (2 điểm) | - Thể hiện được những đặc trưng của tuồng: ngôn ngữ, nhân vật, lời thoại, cử chỉ, hành động. - Nghệ thuật châm biếm hóm hỉnh. - Nghệ thuật châm biếm hóm hỉnh. - Ngôn từ dễ hiểu, mộc mạc - Ngôn từ dễ hiểu, mộc mạc | 2 |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cảm hứng chủ đạo của văn bản "Huyện Trìa xử án" là gì?
A. Sự bất công trong vấn đề xử án.
B. Thói hư tật xấu của con người.
C. Thói hư tật xấu của quan lại thời xưa.
D. Cuộc sống thường nhật của con người trong xã hội xưa.
Câu 2: Vì sao có thể nói: Văn bản Huyện Trìa xử án (trong vờ tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) được sáng tác, lưu truyền theo phương thức truyền miệng?
A. Văn bản này được trích trong một vở tuồng. (thể loại văn học dân gian)
B. Văn bản trên không có tên tác giả cụ thể.
C. Văn bản xuất hiện nhiều dị bản ở mỗi vở diễn khác nhau.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Qua lời phán cuối cùng của Huyện Trìa, lời than của Trùm Sò, lời tri ân của Thị Hến, có thể nhận xét gì về kết quả của phiên tòa?
A, Kết quả công bằng cho cả hai bên.
B. Kết quả thiên vị về phía vợ chồng Trùm Sò.
C. Kết quả thiên vị về phía Thị Hến.
D. Đáp án khác.
Câu 4: Từ việc đọc hiểu văn bản trên, cho biết: khi đọc, phân tích một kịch bản tuồng nói riêng, văn bản kịch nói chung, ta cần lưu ý những gì?
A, Chú ý những từ ngữ, hình ảnh đặc biệt trong câu thoại của từng nhân vật.
B. Xác định được đề tài, cảm hứng chủ đạo của văn bản.
C. Hiểu được ý nghĩa, quan điểm mà tác giả muốn gửi gắm.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Tại sao Huyện Trìa là nhân vật có số lượt lời nhiều nhất?
A. Tác giả dân gian muốn lật tẩy bản chất của y.
B. Vì ông là người cầm cân nảy mực, vừa ba hoa, vừa muốn làm ra vẻ công minh vừa muốn tán tỉnh, lấy lòng Thị Hến, lấn át Đề Hầu, doạ dẫm Trùm Sò,…
C. Huyện Trìa nắm giữ, thích nói gì thì nói, miệng nhà quan có gang có thép,…
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Đâu không phải là một câu bàng thoại của Huyện Trìa?
A. Luật không hay (thời ta) xử theo trí.
B. Đơn từ già, trẻ, lạ, quen/ Nhắm mắt đánh đòn phát lạc.
C. Mồm xà cáng vinh râu ngoe ngoét.
D. Đồ hành khiển nhiều mâm cũng đặng.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy phân tích nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn trong văn bản
Câu 2 (2 điểm): Văn bản thuộc thể loại gì? Em hãy trình bày hiểu biết của mình về thể loại đó.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | D | C | D | D | A |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn: Các mâu thuẫn nảy sinh trước phiên toà xuất phát từ vụ trộm và việc tàng trữ đồ ăn cắp bị phát giác. Từ các mâu thuẫn đó, khi vụ việc được đưa đến cho quan toà (Huyện Trìa) xử lại nảy sinh những mâu thuẫn mới. Nguyên nhân là do Đề Hầu và Huyện Tria đều mê nhan sắc Thị Hến, đều muốn lấy lòng, ban ơn cho Thị Hến để tán tỉnh Thị và xử ép Trùm Sò | 2 |
Câu 2 (2 điểm) | - Văn bản “Huyện Trìa xử án” thuộc thể loại tuồng đồ - Là loại tuồng hài (tuồng gây cười), được xây dựng trên cảm hứng hài kịch, thiên về châm biếm, đả kích, không bị ràng buộc vào những điển luật nghiêm ngặt như tuồng thầy. | 2 |
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 2 - Huyện trìa xử án