Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05
Câu 1: Đâu là năm sinh, năm mất của Đoàn Giỏi?
A. 1910 - 2000
B. 1925-1989
C. 1930 - 2015
D. 1940 - 2020
Câu 2: Hịch tướng sĩ được viết theo thể văn gì?
A. Văn xuôi.
B. Văn vần.
C. Văn biền ngẫu.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 3: Nguyễn Bính sinh ra trong một gia đình như thế nào?
A. Gia đình nhà nho nghèo
B. Gia đình viên chức nghèo
C. Gia đình gốc quan lại
D. Gia đình buôn bán
Câu 4: Chọn đáp án đúng khi viết về nhận định trong tác phẩm “Nam quốc sơn hà – Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước”?
A. Tác giả đã khẳng định tình yêu nước và ý chí quyết tâm chống ngoại xâm qua bài viết.
B. Tác giả đã đưa ra những cảm nhận của mình về bài thơ “Nam quốc sơn hà” đồng thời khẳng định đây chính là bài thơ do thần linh ban bố trong dân gian.
C. Tác giả đã đưa ra những cảm nhận của mình về bài thơ “Nam quốc sơn hà” đồng thời khẳng định tài năng của Lý Thường Kiệt.
D. Tác giả đã trình bày những hiểu biết về lĩnh vực tâm linh xoay quanh văn bản “Nam quốc sơn hà”.
Câu 5: Nguyễn Đình Thi sinh ra ở đâu?
A. Hà Nội
B. Luông Pha Băng
C. Viêng Chăn
D. Băng Cốc
Câu 6: Tác giả của văn bản “Giang” là ai?
A. Đoàn Giỏi.
B. Bảo Ninh.
C. Giang Nam.
D. Nguyễn Ngọc Tư.
Câu 7: Bài thơ “Xuân về” được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ bảy chữ
B. Thơ tám chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ năm chữ
Câu 8: Câu văn nào trong văn bản nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?
A. Cùng với thiên nhiên được Đoàn Giỏi vẽ với những màu sắc lộng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo lạ lùng.
B. Nhân vật trong Đất rừng phương Nam có nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề như một xã hội thu nhỏ, hoạt động suốt hai triền sông vào rừng U Minh, xuống tận mũi Cà Mau.
C. Truyện Đất rừng phương Nam có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ.
D. Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.
Câu 9: Nội dung câu đề của tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước
A. Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc.
B. Chân lí hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam.
C. Nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.
D. Kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lí, lẽ phải.
Câu 10: Bài thơ “Xuân về” miêu tả khung cảnh vào thời điểm nào trong năm?
A. Khi mùa đông về.
B. Khi mùa xuân về.
C. Khi mùa hè về.
D. Khi mùa thu về.
Câu 11: Chủ đề của văn bản “Đất rừng phương Nam” là gì?
A. Công việc đi lấy mật của con người phương Nam.
B. Cuộc sống sinh hoạt của con người phương Nam.
C. Đặc sản của phương Nam.
D. Những nét tính cách đặc trưng của con người phương Nam.
Câu 12: Nội dung câu thực của tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước
A. Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc.
B. Chân lí hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam.
C. Nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.
D. Kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lí, lẽ phải.
Câu 13: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tập truyện Bảo Ninh - những truyện ngắn?
A. Bao gồm 36 truyện ngắn.
B. Được kể bằng giọng văn hào sảng, hùng hồn về quá khứ và chiến tranh.
C. Là những câu chuyện cảm động về tình người, tình yêu.
D. A và B.
Câu 14: Trong vườn, các loài hoa nào đã rơi rụng?
A. Hoa bưởi, hoa mai.
B. Hoa mai, hoa đào.
C. Hoa đào, hoa cam.
D. Hoa cam, hoa bưởi.
Câu 15: Trong văn bản “Đất rừng phương Nam”, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì?
A. Giúp cho câu chuyện trở nên thật hơn đối với người đọc.
B. Thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật.
C. Người đọc có được những cái nhìn cụ thể và đầy đủ nhất về thiên nhiên, con người Nam Bộ.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................