Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 02

Câu 1: Tiểu luận của tác giả Nguyễn Đình Thi là:

A. Nhận đường

B. Chủ nghĩa Mác và vấn đề Văn hóa Việt Nam

C. Nói chuyện thơ ca kháng chiến

D. Quyền sống con người trong “Truyện Kiều”

Câu 2: Ý nào nói đúng nhất các chức năng của thể hịch?

A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

B. Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp.

C. Dùng để trình bày với nhà vua sự việc, ý kiến hoặc đề nghị.

D. Dùng để, cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.

Câu 3: Trong chiến tranh, Bảo Ninh chiến đấu tại mặt trận nào?

A. Tây Nguyên.

B. Tây Bắc. 

C. Đông Nam Bộ.

D. Trường Sơn.

Câu 4: Quê quán của tác giả của văn bản “Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước” ở đâu?

A. Hà Nội

B. Bắc Giang

C. Hà Giang

D. Bắc Ninh

Câu 5: Đoàn Giỏi thường viết về đề tài gì?

A. Chiến tranh

B. Người nghèo khổ

C. Thiên nhiên, cuộc sống và con người Nam Bộ 

D. Thiên nhiên tươi đẹp

Câu 6: Nội dung của cuốn tiểu thuyết Đất rừng phương Nam là gì?

A. Viết về cuộc sống sinh hoạt của con người miền Tây Nam Bộ.

B. Miêu tả cuộc hành trình lưu lạc tìm người cha của cậu bé An đọc các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào những năm chống Pháp.

C. Miêu tả cuộc hành trình lưu lạc tìm người cha của cậu bé An dọc các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào những năm chống Mỹ.

D. Là câu chuyện xoay quanh những thành viên trong gia đình An.

Câu 7: Giá trị cao cả của truyện “Buổi học cuối cùng” là gì?

A. Thể hiện tinh thần chống chiến tranh xâm lược.

B. Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc.

C. Lên án những nhà lãnh đạo nước Pháp trong việc nhượng đất đai cho nước Phổ.

D. Đề cao tình thầy trò và lòng gắn bó với mái trường thân yêu.

Câu 8: Trong văn bản “Giang”, nét tính cách của nhân vật Giang hiện lên như thế nào qua lời kể của bố Giang? 

A. Trọng tình nghĩa. 

B. Chu đáo. 

C. Dũng cảm. 

D. Nhiệt tình.

Câu 9: Chân lí được nêu ra trong truyện “Buổi học cuối cùng” là gì?

A. Tình thầy trò là cao quý nhất, không có gì có thể thay đổi được thứ tình cảm quý báu ấy.

B. Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.

C. Nếu một dân tộc mà mọi người dân đều có lòng yêu nước thì dân tộc đó sẽ không bao giờ rơi vào vòng nô lệ.

D. Tình yêu quê hương, đất nước phải được thể hiện trước tiên qua tình yêu chữ viết và tiếng nói.

Câu 10: Tác phẩm nào sau đây không phải của nhà văn Đoàn Giỏi? 

A. Đường về gia hương. 

B. Sông nước Cà Mau. 

C. Những dòng máu Nam Kỳ. 

D. Hoa gạo đỏ.

Câu 11: Trong văn bản “Giang”, tính cách của nhân vật Giang tại giếng nước công cộng được hiện lên như thế nào? 

A. Nhẹ nhàng. 

B. Ân cần, chu đáo. 

C. Nhiệt tình. 

D. Cả A và B.

Câu 12: Tác giả xây dựng thành công hai nhân vật chính trong truyện “Buổi học cuối cùng” là nhờ vào:

A. Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.

B. Cho nhân vật tự nói lên suy nghĩ của mình.

C. Tạo ra nhiều chi tiết biểu cảm cho nhân vật thể hiện tình cảm.

D. Đề cao giá trị của tiếng Pháp đối với người đọc.

Câu 13: Trong văn bản “Giang”, khi gặp lại, bố Giang có thái độ như thế nào với Hùng? 

A. Xa cách, né tránh. 

B. Vui mừng, phấn khởi. 

C. Thái độ khó xử. 

D. Đáp án khác.

Câu 14: Câu nào dưới đây nói đúng địa danh của quê hương Nguyễn Bính

A. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam

B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.

C. Xóm Trạm, thôn Thiên Vịnh, xã Đồng Đội, tỉnh Nam Định

D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Câu 15: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Đoàn Giỏi?

A. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo.

B. Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ.

C. Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

D. Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay