Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 05

Câu 1: Ở “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi tố cáo giặc Minh về:

A. Chủ trương đồng hóa.

B. Chủ trương cai trị thâm độc.

C. Tội ác của giặc.

D. Cả B, C đều đúng.

Câu 2: Địa danh nào dưới đây là quê hương của Quang Dũng?

A. Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội)

B. Làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội

C. Xã Cam An , huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

D. Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Câu 3: Đại cáo trong nhan đề tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được hiểu là gì?

A. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố một việc, một vấn đề gì đó.

B. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố những việc trọng đại đến muôn dân.

C. Bài văn nghị luận được viết bằng văn biền ngẫu có độ dài và dung lượng lớn.

D. Bài văn nghị luận được viết ra vì đại nghiệp, đại sự.

Câu 4: 4 phần của tập Quốc âm thi tập là:

A. Vô đề, Môn thì lệnh, Môn hoa mộc, Môn cầm thú

B. Vô đề, Môn thì lệnh, Môn hoa mộc, Mạn thuật

C. Vô đề, Môn thì lệnh, Tự thán, Tự thuật

D. Vô đề, Tự thán, Tự thuật, Bảo kính cảnh giới

Câu 5: Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng?

A. Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

B. Bài thơ là một bản quyết tâm tư, là lời thề hành động của người chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.

C. Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

D. Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Câu 6: Nội dung chính của cả bài thơ “Chiếc lá đầu tiên” là gì? 

A. là kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò (trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm ...và cả tình yêu đầu tiên của mình).

B. là tình cảm trong sáng, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc.

C. là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên.

D. tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Bài thơ “Bảo kính cảnh giới” số 43 nằm trong tập thơ nào? 

A. Ức trai thi tập. 

B. Quốc ngữ thi tập. 

C. Thơ chữ Hán. 

D. Quốc âm thi tập.

Câu 8: Bài thơ Tây Tiến được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1986

B. 1987

C. 1988

D. 1989

Câu 9: Là một áng “thiên cổ hùng văn”, thành công quan trong, dễ thấy nhất của “Đại cáo bình Ngô” là đã kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa giữa:

A. Yếu tố lịch sử và yếu tố nghệ thuật.

B. Yếu tố lí trí và yếu tố cảm xúc.

C. Yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.

D. Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.

Câu 10: Trong bài “Thư dụ Vương Thông thư”, tác giả nhắc đến những chuyện xưa nhằm mục đích gì?

A. Vạch ra những tội ác của giặc.

B. Cho Vương Thông hiểu được sự thất bại tất yếu của quân Minh trên đất Đại Việt.

C. Phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh.

D. A và B đúng.

Câu 11: Những loài hoa nào được tác giả nhắc đến khi nhớ về những kỉ niệm tuổi học trò trong bài thơ “Chiếc lá đầu tiên”?

A. Hoa súng, hoa phượng, hoa mận, hoa mướp.

B. Hoa sen, hoa phượng, hoa mơ, hoa mướp.

C. Hoa súng, hoa phượng, hoa mơ, hoa mướp.

D. Hoa súng, hoa lan, hoa mơ, hoa mướp.

Câu 12: Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Trãi?

A. Dư địa chí.

B. Lam Sơn thực lục. 

C. Bạch Vân am thi tập. 

D. Chí Linh sơn phú.

Câu 13: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Tây Tiến” là gì?

A. Khi ông được phân công đi công tác tại đơn vị Tây Tiến.

B. Khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến của mình.

C. Khi ông đi lên thăm một người bạn trong đơn vị Tây Tiến.

D. Khi ông đi thực tế vùng cao Tây Bắc và vô tình gặp đoàn quân Tây Tiến.

Câu 14: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất mối quan hệ giữa việc nhân nghĩa và yên dân được tác giả phát biểu trong câu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

A. Yên dân là mục đích của việc nhân nghĩa

B. Yên dân là thước đo của việc nhân nghĩa

C. Yên dân là cái gốc của việc nhân nghĩa

D. Yên dân là cốt lõi của việc nhân nghĩa

Câu 15: Hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ “Chiếc lá đầu tiên” ẩn dụ cho điều gì?

A. Ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ của tuổi học trò.

B. Ẩn dụ cho tình yêu đầu trong sáng mộng mơ.

C. Ẩn dụ cho không khí tiếc nuối ngày chia tay.

D. A và B đúng.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay