Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 4 Thực hành tiếng Việt 1: Từ đồng âm và từ đa nghĩa
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 4 Thực hành tiếng Việt 1: Từ đồng âm và từ đa nghĩa. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Dòng nào nói đúng khái niệm về từ đồng âm?
- Những từ có nghĩa trái ngược nhau
- Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
- Những từ giống nhau về âm thanh
- Những từ giống nhau về ý nghĩa
Câu 2: Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
- Chú ý đầy đủ ngữ cảnh, dùng từ chính xác, để tránh sai nghĩa của từ trong câu
- Chú ý thông báo rằng mình sắp sửa dùng từ đồng âm
- Chú ý phát âm thật chính xác
- Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Đâu là nghĩa của từ nặng trong câu ca dao “Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non”?
- Chỉ một vật có trọng lượng lớn
- Chỉ sức ảnh hưởng của giọng hát
- Chỉ tính chất, mức độ nhiều tình cảm
- Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 4: Dòng nào sau đây đều là các từ đồng âm ?
- Mai một, hoa mai, mai táng
- Bình yên, bình an, bình tĩnh
- Bàn bạc, luận bàn, bàn cãi
- Tất cả các đáp án đúng
Câu 5: Cho bài ca dao sau:
“Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi (1) chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi (2) thì có lợi (3) nhưng răng chẳng còn!”
Lợi (1) trong đoạn thơ có nghĩa là gì:
- Răng lợi
- Lợi ích
- Lợi dụng
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 6: Trong bài ca dao trên, lợi (2), lợi (3), lợi (1) có giống nghĩa nhau không?
- Lợi (1) khác lợi (2) giống lợi (3)
- Lợi (1) khác lợi (2) khác lợi (3)
- Lợi (1) khác lợi (2), lợi (2) giống lợi (3)
- Lợi (1) giống lợi /(2), lợi (2) giống lợi (3)
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ đa nghĩa là gì? Cho ví dụ về từ đa nghĩa?
Câu 2 (2 điểm): Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:
- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
- Tháng Tám mùa thu xanh thắm.
- Một vùng cỏ mọc xanh rì.
- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc.
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Trong các ý dưới đây, ý nào không chứa các tiếng đồng âm?
- Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường
- Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận, tác dụng
- Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa
- Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là
Câu 2: Từ nhiều nghĩa là gì?
- Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên
- Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
- Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu
- Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên
Câu 3: Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì?
- Con ngựa đá con ngựa đá
- Con kiến bò đĩa thịt bò
- Học sinh học sinh học
- Không có tác dụng gì cả
- Khiến câu nói dễ hiểu
- Làm cho câu nói thú vị hơn
- Các đáp án trên đều sai
Câu 4: Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào sau đây?
- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
- Nghĩa bóng và nghĩa chuyển
- Nghĩa gốc và nghĩa đen
- Nghĩa gốc và nghĩa bóng
Câu 5: Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?
- Tìm gặp người nói hoặc người viết
- Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể
- Các đáp án trên đều đúng
- Các đáp án trên đều sai
Câu 6: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?
- Mắt na
- Mắt biếc
- Mắt lưới
- Mắt cây
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tìm từ có nghĩa khác với những từ còn lại trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
- a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân
- b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội
Câu 2 (2 điểm): Dùng các từ dưới đây để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): đi, ngọt.