Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối Bài 5 Thực hành tiếng Việt 1: Biện pháp tu từ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 5 Thực hành tiếng Việt 1: Biện pháp tu từ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có bao nhiêu kiểu ẩn dụ thường gặp?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:

Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có (…) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

  1. Quan hệ tương cận
  2. Điểm gần gũi
  3. Nét tương đồng
  4. Sự giống nhau y hệt

Câu 3: Các từ dưới đây, từ nào là từ láy?

  1. Thiên nhiên
  2. Hồng hào
  3. Chân trời
  4. Mặt giời

Câu 4: Câu thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.”

  1. Ẩn dụ hình thức
  2. Ẩn dụ cách thức
  3. Ẩn dụ phẩm chất
  4. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 5: Câu tục ngữ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

  1. Ẩn dụ hình thức
  2. Ẩn dụ cách thức
  3. Ẩn dụ phẩm chất
  4. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 6: Em hãy đọc câu văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

“- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.”

Trong câu trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. Nhân hóa
  2. Hoán dụ
  3. Ẩn dụ
  4. So sánh
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau:

  1. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
  2. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.

Câu 2 (2 điểm): Tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích miêu tả cảnh đông vui và gợi sức sống nhất trên đảo Tô Cô là gì?

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Phép ẩn dụ giống phép so sánh ở chỗ

  1. Nó giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình thường
  2. Nó là sự đối chiếu để tìm ra nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng
  3. Nó gồm hai loại là: ẩn dụ ngang bằng và ẩn dụ không ngang bằng
  4. Tất cả các ý trên đúng

Câu 2: Câu thơ "Một tiếng chim kêu sáng cả rừng" sử dụng phép ẩn dụ thuộc kiểu

  1. Ẩn dụ hình thức
  2. Ẩn dụ cách thức
  3. Ẩn dụ phẩm chất
  4. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 3: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Từ “giọt máu đào” là chỉ cái gì?

  1. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.
  2. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống
  3. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống
  4. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống

Câu 4: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

  1. Nhằm khẳng định sức mạnh của đoàn kết
  2. Nhằm khẳng định của tình cảm vợ chồng
  3. Nhằm đề cao giá trị của tình cảm
  4. Nhằm thể hiện tình yêu thương thủy chung của vợ chồng

Câu 5: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?

  1. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  2. Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh (có thể lược bớt)
  3. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  4. Vế A, vế B

Câu 6: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

  1. Nói giảm, nói tránh
  2. Nói quá
  3. Ẩn dụ
  4. Hoán dụ
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tìm một câu trong tác phẩm Tô Cô có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 2 (2 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô (…) ngắm toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây…”

Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay