Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 chân trời Bài 27: Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 chân trời sáng tạo Bài 27: Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 27. CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT HỆ THỐNG MỞ VÀ TỰ ĐIỀU CHỈNH
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hệ thống mở của cơ thể sinh vật?
- Hệ thống mở được hiểu là trong hệ thống cơ thể sinh vật ở mọi tổ chức đều trao đổi vật chất và năng lượng với chính nó, sinh vật chịu sự tác động của môi trường đồng thời sinh vật còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Hệ thống mở được hiểu là trong hệ thống cơ thể sinh vật ở mọi tổ chức đều trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường, sinh vật chịu sự tác động của môi trường đồng thời sinh vật còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Hệ thống mở được hiểu là trong hệ thống cơ thể sinh vật ở mọi tổ chức đều trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường, sinh vật không chịu sự tác động của môi trường đồng thời sinh vật còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Hệ thống mở được hiểu là trong hệ thống cơ thể sinh vật ở mọi tổ chức đều trao đổi vật chất và năng lượng với chính nó, sinh vật không chịu sự tác động của môi trường đồng thời sinh vật còn góp phần làm biến đổi môi trường.
Câu 2: Sự tự điều chỉnh của cơ thể sinh vật?
- Tự điều chỉnh là cơ chế mà chỉ hai cấp độ tổ chức từ sống từ thấp đến cao đều có nhằm duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống
- Tự điều chỉnh là cơ chế mà chỉ một cấp độ tổ chức từ sống từ thấp đến cao đều có nhằm duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống
- Tự điều chỉnh là cơ chế mà mọi cấp độ tổ chức từ sống từ rất cao đến cao đều có nhằm duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống
- Tự điều chỉnh là cơ chế mà mọi cấp độ tổ chức từ sống từ thấp đến cao đều có nhằm duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống
Câu 3: Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxygen tới tế bào, đưa các chất thải và carbon dioxide từ tế bào tới các cơ quan để thải ra ngoài. Đây là mối quan hệ của hệ nào?
- Hô hấp, bài tiết, tiêu hóa và tuần hoàn
- Hô hấp và thần kinh
- Hô hấp và bài tiết
- Hô hấp và nội tiết
Câu 4: Mỗi liên hệ giữa hệ bài tiết và hệ tuần hoàn?
- Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của hệ tuần hoàn
- Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
- Mỗi hệ đều có chức năng riêng và không có mỗi liên hệ
- Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài không qua hệ tuần hoàn
Câu 5: Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp?
- Cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ Enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và Oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2và H2O lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp
- Cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ Enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và Oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là O2và H2O lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp
- Cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ Enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và Oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2và O2 lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp
- Mỗi quá trình đều có chức năng riêng và không có mối liên hệ
Câu 6: Khi bị thụt huyết áp, các hệ cần tham gia để phục hồi trạng thá cơ thể là?
- Hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn
- Hệ tiêu hóa
- Hệ tuần hoàn
- Hệ thần kinh
Câu 7: Nếu quá trình hấp thụ nước ở rễ bị cản trở thì?
- Hoa và quả vẫn phát triển tốt
- Mạch rây và mạch gỗ sẽ bị đứt
- Cây vẫn sống bình thường
- Thiếu nguyên liệu cho quang hợp và hô hấp
Câu 8: Nếu hệ thần kinh trung ương bị tê liệt hoặc rơi vào trạng thái hôn mê sâu.
Thì điều nào sau đây đúng?
- Hoạt động của hệ vận động diễn ra bình thường
- Xúc giác bị tê liệt, hệ vận động tạm dừng hoạt động
- 5 giác quan đều hoạt động bình thường
- Ý thức, hệ thần kinh hoạt động bình thường
Câu 9: Trong hoạt động lao động, các cơ quan cần được tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng và 02. Hệ thần kinh điều khiển tim tăng cường nhịp đập, các mạch máu ở các cơ bắp dãn ra để dòng máu đưa glucôzơ và 02 đến cung cấp kịp thời cho nhu cầu của các cơ đó, đồng thời đưa C02 và các sản phẩm của quá trình chuyển hoá trong các cơ quan đến các cơ quan bài tiết hoặc các tế bào của cơ thể như gan, phổi, thận. Trong khi đó, các tế bào alpha của đảo tuỵ thuộc tuyến tuỵ tiết ra glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen dự trữ trong các tế bào gan và cơ thành glucôzơ đưa vào máu đê cung cấp cho các cơ quan đang hoạt động.
Đây là ví dụ về điều gì?
- Sự hoạt động của cơ thể
- Sự phối hợp giữa hệ thần kinh và hệ nội tiết
- Chức năng của hệ thần kinh
- Chức năng của hệ nội tiết
Câu 3: Khi nói về đặc điểm của các cấp tổ chức sống là những hệ thống mở và tự điều chỉnh, có những thông tin sau
1) Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng
với môi trường.
2) Sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
3) Mọi cấp tổ chức sống từ thấp đến cao của thế giới sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hoà sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
4) Các cá thể trong quần thể chỉ tác động qua lại với nhau mà không có các mối quan hệ với các quần thể khác.
5) Khi nhiệt độ môi trường tăng thì con người tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể biến đổi phù hợp theo môi trường.Có mấy thông tin trên đây đúng?
- 4
- 1
- 3
- 2
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Khi hệ tiêu hóa không có thức ăn để thực hiện hoạt động thì điều gì sẽ xảy ra?
- Mọi thứ diễn ra bình thường
- Tất cả các cơ quan, giác qua sẽ giảm hiệu suất hoạt động, có khi là tạm ngưng hoạt động
- Các giác quan bị ngừng hoạt động ngay lập tức
- Trừ hệ tuần hoàn, các hệ khác không hoạt động
Câu 2: Nếu không có ánh sáng trong thời gian dài thì cây sẽ ra sao?
- Không thực hiên được quang hợp, hô hấp cũng không có nguyên liệu nên cây sẽ chết
- Lá cây tiêu biến và thực hiện hô hấp
- Rễ cây phát triển mạnh
- Cây chết ngay lập tức
Câu 3: Ở thực vật, cơ quan nào
được coi là không quan trọng nhất?
- Mô phân sinh
- Tất cả đều quan trọng như nhau
- Mạch gỗ
- Ploem
Cho phần nội dung sau, hãy điền từ còn thiếu vào chỗ chấm bằng cách trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 10
Đặc điểm cho thấy cơ thể người là (1) ….: Cơ thể người luôn (2) … với môi trường: lấy vào thức ăn, nước uống, khí oxygen và thải ra môi trường các chất thải, khí carbon dioxide. Nhờ đó, cơ thể người có thể (3) …, sinh sản, … Cơ thể người có khả năng (4) … để trả lời các kích thích từ môi trường giúp cơ thể người có thể tồn tại và phát triển.
Đặc điểm cho thấy cơ thể người là một (5) …: Cơ thể người có các cơ chế duy trì thân nhiệt: Khi trời nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao dẫn đến nhiệt độ cơ thể nóng lên, cơ thể sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách: lỗ chân lông mở ra thoát hơi nước (đổ mồ hôi) đồng thời tim đập nhanh hơn và thở mạnh hơn để nhiệt độ cơ thể được (6) …. Ngược lại, khi lạnh, lỗ chân lông co lại tránh mất nhiệt. Cơ thế con người còn có các cơ chế ổn định (7) …. (cân bằng nội môi) để duy trì pH, đường huyết, nồng độ các ion quan trọng, ... ở một mức độ tương đối ổn định.
Câu 4: Chỗ chấm số (1) là?
- Một hệ đóng
- Một hệ mở
- Một hệ bán kín
- Một hệ tần suất
Câu 5: Chỗ chấm số (2) là?
- tích trữ
- dị hóa
- đồng hóa
- trao đổi vật chất và năng lượng
Câu 6: Chỗ chấm số (3) là?
- Sinh trưởng, phát triển
- Giữ nguyên
- Diệt vong
- Mất nước
Câu 7: Chỗ chấm số (4) là?
- cảm thụ
- cảm ứng
- cảm xúc
- cảm quan
Câu 8: Chỗ chấm số (5) là?
- hệ biến nhiệt
- hệ xuất huyết
- hệ tự điều chỉnh
- hệ tự động
Câu 9: Chỗ chấm số (6) là?
- điều hòa
- Tiêu hóa
- kích ứng
- phản xạ
Câu 10: Chỗ chấm số (7) là?
- môi trường sinh thái
- môi trường ngoài
- môi trường trong
- môi trường cực hạn
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Phân tích mối quan hệ giữa các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ở động vật.
Câu 2 ( 4 điểm). Kể tên các loại mô và cơ quan của thực vật và động vật
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở cây.
Câu 2 ( 4 điểm). Phân tích mối quan hệ giữa các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ở động vật.
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hệ nào là quan trọng nhất trong cơ thể?
- Thần kinh
- Nội tiết
- Tuần hoàn
- Tất cả các hệ đều quan trộng như nhau
Câu 2: Mối liên hệ của hệ tiêu hóa và tuần hoàn?
- Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường trong và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng khó hấp thụ để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.
- Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.
- Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các đươn chất vô cơ để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.
- Mỗi hệ đều có chức năng riêng và không có mỗi liên hệ
Câu 3: Khi hệ hô hấp ngừng hoạt động, thì điều gì xảy ra?
- Các hệ khác hoạt động bình thường
- Trừ hệ sinh dục, các hệ khác đều dừng hoạt động
- Trừ hệ bài tiết, các hệ khác hoạt động bình thường
- Tất cả các hệ dừng hoạt động
Câu 4: Khi bị đứt tay, sẽ có những hệ nào tham gia để bảo vệ cơ thể?
- Hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn
- Chỉ hệ miễn dịch
- Chỉ hệ thần kinh
- Không có đán án chính xác
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Liệt kê các quá trình sinh lí của cơ thể động vật. Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí đó.
Câu 2: Vì sao bón phân và tưới nước hợp lí thì cây trồng cho sản lượng cao và sản phẩm đạt chất lượng tốt
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Mối liên hệ của bộ xương và các hệ cơ?
- Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, xương tự hoạt động mà không cần hệ cơ. Cơ chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho xương
- Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác. Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động và các cơ quan vận động.
- Hệ cơ là nới bám cho xương, khi xương tổn thương thì hệ cơ không có vấn đề gì
- Bộ xương tạo khung cho hệ cơ, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho cơ thể. Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động và các cơ quan vận động.
Câu 2: Nếu rễ cây bị tổn thương là mất chức năng hút nước và khoáng chất, thì điều gì sẽ xảy ra?
- Cây sẽ dần dần chết
- Tất cả cơ quan hoạt động bình thường
- Chỉ có mạch rây và mạch gỗ là không hoạt động
- Cây héo khô ngay lập tức
Câu 3: Một người thực hiện chạy dài. Khi chạy có mồ hôi chả ra, tim đập nhanh. Hỏi có những hệ nào tham gia hoạt động mạnh khi người này chạy?
- Hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp
- Hệ tuần hoàn, hệ vận động, hệ hô hấp
- Hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ vận động, hệ hô hấp
- Hệ bài tiết, hệ vận động, hệ hô hấp
Câu 4: Đâu là ví dụ về hệ thống mở của cơ thể sinh vật?
- Chiến tranh giữa hai cường quốc trên thế giới
- Chó đuổi đàn gà chạy loạn xạ
- Mèo ăn chuột và chuột ăn gạo
- Cá voi ăn sinh vật phù du, động vật nhuyễn thể và giáp xác nhỏ nhưng chất thải mà nó thải ra cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất giúp những loài sinh vật là thức ăn này phát triển, góp phần to lớn vào việ duy trì hệ sinh thái biển.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Khi thời gian chiếu sáng tăng và cường độ ánh sáng phù hợp thì khả năng quang hợp của cây trồng sẽ tăng lên, do đó sản lượng thu được nhiều hơn. Em hãy nêu các biện pháp để gia tăng sản lượng nông nghiệp bằng cách thay đổi thời lượng chiếu sáng trong khả năng tự điều chỉnh của cây trồng
Câu 2. Vì sao các nhà khoa học cần nghiên cứu giới hạn thích nghi (giới hạn dưới, điểm cực thuận, giới hạn trên) của sinh vật để ứng dụng vào quá trình chăn nuôi, trồng trọt?
=> Giáo án Sinh học 11 chân trời bài 27: Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh