Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 3 Bài 3: Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 3 Bài 3: Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ, TỤ ĐIỆN
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho
- Khả năng tác dụng lực của điện trường
- Phương chiều của cường độ điện trường
- Khả năng sinh công của điện trường
- Độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường
Câu 2. Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do
- Thay đổi điện môi trong lòng tụ
- Thay đổi phần điện tích đối nhau giữa các bản tụ
- Thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ
- Thay đổi chất liệu làm các bản tụ
Câu 3. Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
- phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
- khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
- khả năng sinh công tại một điểm.
- khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
Câu 4. Đơn vị của hiệu điện thế là:
- V/m.
- V.
- C.
- J.
Câu 5. Biểu thức nào sau đây là sai?
- UMN= VM- VN.
- U = E.d.
- A = qEd.
- UMN= AMN.q.
Câu 6. Hiệu điện thế giữa hai điểm:
- đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường của điện tích q đứng yên.
- đặc trưng cho khả năng tác tác dụng lực của điện trường của điện tích q đứng yên.
- đặc trưng cho khả năng tạo lực của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
- đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
Câu 7. Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
- 1 J.C.
- 1 J/C.
- 1 N/C.
- 1. J/N.
Câu 8. Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa 2 điểm đó được gọi là:
- công của lực điện.
- điện thế.
- hiệu điện thế.
- cường độ điện trường.
Câu 9. Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định không đúng là:
- Đơn vị của hiệu điện thế là V.
- Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó.
- Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.
- Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường.
Câu 10. Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường là:
- U = qd.
- U = q.E.d.
- U = E.q.
- U = E.d.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
B |
A |
B |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
B |
C |
C |
D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Khi tăng đồng thời khoảng cách và độ lớn của mỗi điện tích điểm lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng
- Tăng 2 lần
- Giảm 2 lần
- Giảm 4 lần
- Không đổi
Câu 2. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào không đúng?
- Điện dung đặc trương cho khả năng tích điện của tụ
- Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn
- Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F)
- Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn
Câu 3. Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển tăng 4 lần thì công của lực điện trường
- tăng 4 lần.
- tăng 2 lần.
- không đổi.
- giảm 2 lần.
Câu 4. Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển giảm 2 lần thì công của lực điện trường
- tăng 4 lần.
- tăng 2 lần.
- không đổi.
- giảm 2 lần.
Câu 5. Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển tăng 3 lần thì công của lực điện trường
- tăng 2 lần.
- tăng 3 lần.
- không đổi.
- giảm 3 lần.
Câu 6. Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển giảm 3 lần thì công của lực điện trường
- tăng 3 lần.
- tăng 2 lần.
- không đổi.
- giảm 3 lần.
Câu 7. Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường
- âm.
- dương.
- bằng không.
- chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 8. Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với →E→ góc α. Trong trường hợp nào sau đây, công của lực điện trường lớn nhất?
- α = 0°.
- α = 45°.
- α = 60°.
- α = 90°.
Câu 9. Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với →E→ góc α. Trong trường hợp nào sau đây, công của lực điện trường nhỏ nhất?
- α = 0°.
- α = 180°.
- α = 60°.
- α = 90°.
Câu 10. Một điện tích điểm q di chuyển trong một điện trường từ điểm C đến điểm D thì lực điện sinh công 1,2J. Nếu thế năng của điện tích q tại D là 0,4J thì thế năng của nó tại C là :
- -1,6J
- 1,6J
- 0,8J
- -0,8J
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
D |
A |
D |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
A |
A |
B |
B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là bao nhiêu?
Câu 2 (6 điểm). Cho điện tích q = +10-8C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10-9 C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là bao nhiêu?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
Điện tích Q = CU = 2.10-6.4 = 8.10-6C |
2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
Ta có: A = qEd |
3 điểm 3 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Một điện tích điểm q = -2.10-7C di chuyển được đoạn đường 5cm dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ điện trường 5000V/m. Công của lực điện thực hiện trong quá trình di chuyển của điện tích q là bao nhiêu?
Câu 2 (6 điểm). Một electron bay với động năng 410eV (1eV = 1,6.10-19J) từ một điểm có điện thế V1 = 600V theo hướng đường sức điện. Hãy xác định điện thế tại điểm mà ở đó electron dừng lại. Cho qe = -1,6.10-19C , me = 9,1.10-31kg?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
Ta có: A = qEd = -5.10-5 J |
2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
Electron dừng lại khi động năng chuyển hóa hoàn toàn thành thế năng: |
3 điểm 3 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Điện thế là đại lượng:
- là đại lượng đại số.
- là đại lượng vectơ.
- luôn luôn dương.
- luôn luôn âm.
Câu 2. Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức:
- VM = q.AM∞
- VM = AM∞
- VM =
- VM =
Câu 3. Tụ điện là
- hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
- hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
- hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
- hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
Câu 4. Cách tích điện cho tụ điện:
- đặt tụ điện gần một nguồn điện.
- cọ xát các bản tụ điện với nhau.
- đặt tụ điện gần vật nhiễm điện.
- nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Tụ điện là gì?
Câu 2 (3 điểm). Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ thay đổi như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
C |
C |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ nên nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ không đổi. |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào sau đây là đúng?
- Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện.
- Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện, đơn vị của tụ điện là N.
- Dưới một hiệu điện thế nhất định, tụ điện có điện dung nhỏ sẽ tích được điện tích lớn.
- Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
Câu 2. Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:
- C = QU
- C =
- C = UQ
- C = 2QU
Câu 3. Đơn vị điện dung là:
- N.
- C.
- F.
- V.
Câu 4. Fara là điện dung của một tụ điện mà
- giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.
- giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C.
- giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
- khoảng cách giữa hai bản tụ là 1 mm.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Điện thế là gì?
Câu 2 (3 điểm). Hiệu điện thế giữa 2 điểm M và N?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
B |
C |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Điện thế tại một điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên điện tích q khi q di chuyển từ M ra xa vô cùng và độ lớn của q. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự dịch chuyển của q từ M đến N và độ lớn của q: |
3 điểm |
=> Giáo án Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 3 Bài 3: Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện