Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 4 Bài 2: Điện trở
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 4 Bài 2: Điện trở. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 2: ĐIỆN TRỞ
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch
- tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
- tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn.
- tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn.
- tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.
Câu 2. Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch
- tăng rất lớn.
- tăng giảm liên tục.
- giảm về 0.
- không đổi so với trước.
Câu 3. Khi có hiện tượng đoản mạch xảy ra thì:
- cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại.
- công suất tiêu thụ trên mạch ngoài đạt cực đại.
- điện trở toàn mạch đạt giá trị cực đại.
- hiệu điện thế mạch ngoài đạt giá trị cực đại.
Câu 4. Điện trở có công dụng:
- Phân chia điện áp
- Ngăn cản dòng một chiều
- Ngăn cản dòng xoay chiều
- Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp
Câu 5. Đơn vị đo điện trở là:
- Ôm
- Fara
- Henry
- Oát
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng:
- Tụ điện ngăn cản dòng xoay chiều, cho dòng một chiều đi qua.
- Cuộn cảm ngăn cản dòng một chiều, cho dòng xoay chiều đi qua.
- Tụ điện ngăn cản dòng một chiều và xoay chiều đi qua.
- Cuộn cảm ngăn cản dòng xoay chiều, cho dòng một chiều đi qua.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng:
- Trị số điện trở cho biết mức độ cản trở của điện trở đối với dòng điện chạy qua nó.
- Trị số điện dung cho biết mức độ cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
- Trị số điện cảm cho biết mức độ cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.
- Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 8. Đặt vào hai đầu một điện trở (R) một hiệu điện thế (U = 12V), khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là (1,2A ). Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là (0,8A ) thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là:
- 4,0
- 4,5
- 5,0
- 5,5
Câu 9. Tính chất nào sau đây không phải của kim loại
- Tính dẫn điện tăng khi nhiệt độ tăng
- Dòng điện đi qua gây ra tác dụng nhiệt
- Dòng điện tuân theo định luật Ohm
- Điện trở suất tăng khi nhiệt độ tăng
Câu 10. Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ
- Giảm đi.
- Không thay đổi.
- Tăng lên.
- Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
A |
A |
D |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
A |
A |
A |
C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Câu nào sau đây là sai?
- Muốn có một dòng điện đi qua một điện trở, phải đặt một hiệu điện thế giữa hai đầu của nó.
- Với một điện trở nhất định, hiệu điện thế ở hai đầu điện trở càng lớn thì dòng điện càng lớn.
- Khi đặt cùng một hiệu thế vào hai đầu những điện trở khác nhau, điện trở càng lớn thì dòng điện càng nhỏ.
- Cường độ dòng điện qua điện trở tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài
Câu 2. Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
…………. của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
- Điện trở
- Chiều dài
- Cường độ
- Hiệu điện thế
Câu 3. Một dây dẫn có điện trở 50 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:
- 1500V
- 15V
- 60V
- 6V
Câu 4. Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:
- Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.
- Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
- Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.
- Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần
Câu 5. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở (R = 6 Ω) là (0,6A). Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:
- 3,6V
- 36V
- 0,1V
- 10V
Câu 6. Mắc một dây dẫn có điện trở (R = 12 Ω ) vào hiệu điện thế (3V ) thì cường độ dòng điện qua nó là:
- 36A
- 4A
- 2,5A
- 0,25A
Câu 7. Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau:
- 1kΩ = 1000Ω = 0,01MΩ
- 1MΩ = 1000kΩ = 1000000Ω
- 1Ω = 0,001kΩ = 0,0001MΩ
- 10Ω = 0,1kΩ = 0,00001MΩ
Câu 8. Cho hai dây dẫn có giá trị điện trở là R1 và R2. Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu mỗi dây dẫn lần lượt là U1 và U2. Biết R2 = 2.R1 và U1 = 2.U2. Khi đưa ra câu hỏi so sánh cường độ dòng điện chạy qua hai dây dẫn đó, bạn A trả lời: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì U1 lớn hơn U2 2 lần”. Bạn B lại nói rằng: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì R1 nhỏ hơn R2 2 lần”. Vậy bạn nào đúng? Bạn nào sai?
- Cả hai bạn đều đúng.
- Bạn A đúng, bạn B sai.
- Bạn B đúng, bạn A sai.
- Cả hai bạn đều sai.
Câu 9. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?
- 1A
- 1,5A
- 2A
- 2,5A
Câu 10. Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
- tăng 5V
- tăng 3V
- giảm 3V
- giảm 2V
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
A |
B |
D |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
B |
D |
B |
B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Cường độ dòng điện chạy qua điện trở (R = 6 Ω) là (0,6A). Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là bao nhiêu?
Câu 2 (6 điểm). Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
U = IR = 3,6V |
4 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
Điện trở của dây dẫn là: Hiệu điện thế sau khi giảm là: U2 = 12 – 4 = 8V Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là: |
3 điểm 3 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Mắc một dây dẫn có điện trở (R = 12 Ω ) vào hiệu điện thế (3V ). Tìm cường độ dòng điện qua nó?
Câu 2 (6 điểm). Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
I = U/R = 0,25 A |
4 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, ta có: |
3 điểm 3 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?
- 1A
- 1,5A
- 2A
- 2,5A
Câu 2. Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
- tăng 5V
- tăng 3V
- giảm 3V
- giảm 2V
Câu 3. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?
- 0,2 A
- 0,3 A
- 0,4 A
- 0,5 A
Câu 4. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Khi K1 và K2 đều đóng, ampe kế chỉ 0,5A. Nếu thay R1 bằng R2 thì thấy ampe kế chỉ 1,25A. Hãy so sánh R1 với R2. Biết rằng bộ nguồn không thay đổi.
- R1 =2R2
- R1 =2,5R2
- C. R1 =3R2
- R1 =3,5R2
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Đơn vị của điện trở là gì?
Câu 2 (3 điểm). Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho tính chất gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
B |
A |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Đơn vị của điện trở là Ôm (Ω) |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó. |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là:
- 1,5A
- 2A
- 3A
- 1A
Câu 2. Đặt một hiệu điện thế (U = 12V) vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là (2A ). Nếu tăng hiệu điện thế lên (1,5 ) lần thì cường độ dòng điện là:
- 3A
- 1A
- 0,5A
- 0,25A
Câu 3. Đặt vào hai đầu một điện trở (R) một hiệu điện thế (U = 12V), khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là (1,2A ). Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là (0,8A ) thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là:
- 4,0
- 4,5
- 5,0
- 5,5
Câu 4. Khi đặt hiệu điện thế (4,5V ) vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ (0,3A ). Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm (3V ) nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là:
- 0,2A
- 0,5A
- 0,9A
- 0,6A
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Điện trở là gì?
Câu 2 (3 điểm). Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
A |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Điện trở cua một vật dẫn bất kì được xác định bằng tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn và cường độ dòng điện qua nó R = U/I |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Vì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch, nên hiệu điện thế tăng lên bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện cũng tăng lên bấy nhiêu lần. Vậy cường độ dòng điện cũng tăng lên 3 lần. |
3 điểm |
=> Giáo án Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 4 Bài 2: Điện trở