Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 chân trời Bài 14: Tụ điện

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 chân trời sáng tạo Bài 14: Tụ điện. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 14: TỤ ĐIỆN

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  1. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau. Mỗi vật đó gọi là một bản tụ.
  2. Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai tấm kim loại có kích thước lớn đặt đối diện với nhau.
  3. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
  4. Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng.

Câu 2. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào:

  1. Hình dạng, kích thước của hai bản tụ.
  2. Khoảng cách giữa hai bản tụ.
  3. Bản chất của hai bản tụ.
  4. Chất điện môi giữa hai bản tụ.

Câu 3. Một tụ điện phẳng gồm hai bản tụ có diện tích phần đối diện là S, khoảng cách giữa hai bản tụ là d, lớp điện môi có hằng số điện môi 8, điện dung được tính theo công thức:

  1. B. C. D.

Câu 4. Một tụ điện phẳng, giữ nguyên diện tích đối diện giữa hai bản tụ, tăng khoảng cách giữa hai bản tụ lên hai lần thì

  1. Điện dung của tụ điện không thay đổi.
  2. Điện dung của tụ điện tăng lên hai lần.
  3. Điện dung của tụ điện giảm đi hai lần.
  4. Điện dung của tụ điện tăng lên bốn lần.

Câu 5. Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép nối tiếp với nhau thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện đó là:

  1. B. . C. D.

Câu 6. Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép song song với nhau thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện đó là:

  1. B. . C. D.

Câu 7. Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là:

  1. q = 5.104(μC). B. q = 5.104(nC). C. q = 5.10-2 (μC). D. q = 5.10-4 (C).

Câu 8. Một tụ điện phẳng gồm hai bản có dạng hình tròn bán kính 3 (cm), đặt cách nhau 2 (cm) trong không khí. Điện dung của tụ điện đó là:

  1. C = 1,25 (pF). B. C = 1,25 (nF). C. C = 1,25 (F) D. C = 1,25 (F).

Câu 9: Một tụ điện phẳng gồm hai bản có dạng hình tròn bán kính 5 (cm), đặt cách nhau 2 (cm) trong không khí. Điện trường đánh thủng đối với không khí là 3.105 (V/m). Hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt vào hai bản cực của tụ điện là:

  1. Umax= 3000 (V). B. Umax= 6000 (V). C. Umax = 15.103 (V). D. Umax = 6.105 (V).

Câu 10. Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì

  1. Điện dung của tụ điện không thay đổi.
  2. Điện dung của tụ điện tăng lên hai lần.
  3. Điện dung của tụ điện giảm đi hai lần.
  4. Điện dung của tụ điện tăng lên bốn lần.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

B

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

A

B

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì

  1. Điện tích của tụ điện không thay đổi.
  2. Điện tích của tụ điện tăng lên hai lần.
  3. Điện tích của tụ điện giảm đi hai lần.
  4. Điện tích của tụ điện tăng lên bốn lần.

Câu 2. Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ có giá trị là:

  1. U = 50 (V). B. U = 100 (V). C. U = 150(V). D. U = 200 (V).

Câu 3. Hai tụ điện có điện dung C1 = 0,4 (μF), C2 = 0,6 (μF) ghép song song với nhau. Mắc bộ tụ điện đó vào nguồn điện có hiệu điện thế U < 60 (V) thì một trong hai tụ điện đó có điện tích bằng 3.10-5 (C). Hiệu điện thế của nguồn điện là:

  1. U = 75 (V). B. U = 50 (V). C. U = 7,5.10-5(V). D.  U = 5.10-4(V).

Câu 4. Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 30 (μF) mắc nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

  1. Cb= 5(μF). B. Cb= 10(μF) C.  Cb = 15(μF) D. Cb = 55(μF)

Câu 5. Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 30 (μF)  mắc song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

  1. Cb= 5(μF). B. Cb= 10(μF) C.  Cb = 15(μF) D. Cb = 55(μF)

Câu 6. Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (μF), C2 = 30 (μF) mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V). Điện tích của bộ tụ điện là:

  1. Qb= 3.10-3(C). B. Qb = 1,2.10-3 (C). C. Qb = 1,8.10-3 (C). D. Qb = 7,2.10-4 (C).

Câu 7. Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (μF), C2 = 30 (μF)  mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V). Điện tích của mỗi tụ điện là:

  1. Q1= 3.10-3 (C) và Q2= 3.10-3 (C).
  2. Q1= 1,2.10-3(C) và Q2 = 1,8.10-3 (C).
  3. Q1= 1,8.10-3(C) và Q2 = 1,2.10-3 (C).
  4. Q1= 7,2.10-4 (C) và Q2= 7,2.10-4 (C).

Câu 8. Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (μF), C2 = 30 (μF) mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V). Hiệu điện thế trên mỗi tụ điện là:

  1. U1= 60 (V) và U2= 60 (V).
  2. U1= 15 (V) và U2= 45 (V).
  3. U1= 36 (V) và U2= 24 (V).
  4. U1= 30 (V) và U2= 30 (V).

Câu 9. Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (μF), C2 = 30 (μF) mắc song song với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V). Hiệu điện thế trên mỗi tụ điện là:

  1. U1= 60 (V) và U2= 60 (V).
  2. U1= 15 (V) và U2= 45 (V).
  3. U1= 45 (V) và U2= 15 (V).
  4. U1= 30 (V) và U2=30 (V).

Câu 10. Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (μF), C2 = 30 (μF) mắc song song vói nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V). Điện tích của mỗi tụ điện là:

  1. Q1= 3.10-3(C) và Q2 = 3.10-3 (C).
  2. Q1= 1,2.10-3(C) và Q2 = 1,8.10-3 (C).
  3. Q1= 1,8.10-3(C) và Q2 = 1,2.10-3 (C)
  4. Q1= 7,2.10-4 (C) và Q2= 7,2.10-4 (C).

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

B

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

D

C

A

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Khi tăng diện tích đối diện giữa hai bản tụ lên bốn lần và khoảng cách giữa hai bản tụ cũng tăng hai lần thì điện dung của tụ điện phẳng sẽ tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần?

Câu 2 (6 điểm). Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 220V. Nối hai bản tụ với hiệu điện thế 120 V. Điện tích của tụ điện tích là?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Điện dung của tụ phẳng: C =   .

Khi S tăng 4 lần, d tăng 2 lần nên C tăng 2 lần.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Trên vỏ một tụ điện có ghi 5μF - 220 V

 C = 5 μF = 5.10-6 F, Umax = 220V

Khi nối hai bản của tụ điện với hiệu điện thế 120V thì tụ sẽ tích điện là:

Q = C.U = 5.10-6.120 = 6.10-4 C

3 điểm

3 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 4 lần thì điện dung của tụ?

Câu 2 (6 điểm). Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 110V. Điện tích lớn nhất mà tụ điện tích được là?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ nên nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ không đổi.

4 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Hiệu điện thế lớn nhất mà tụ còn chịu được là: Umax = 110V

Điện tích của tụ điện:

Q = C.U

Qmax = C.Umax= 5.10-6.110 = 5,5.10-4 C

3 điểm

3 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 5 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

  1. 2.10-6C.          
  2. 2.10-5C.          
  3. 10-6C.             
  4. 10-5C.

Câu 2. Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5 V thì tụ tích được một điện lượng 10-5 C. Điện dung của tụ là

  1. 2 μF.                
  2. 2 mF.              
  3. 2 F.                           
  4. 2 nF.

Câu 3. Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 110V. Điện tích lớn nhất mà tụ điện tích được là:

  1. 11.10-4 C.
  2. 5,5.10-4 C.
  3. 5,5 C.
  4. 11 C.

Câu 4. Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 220V. Nối hai bản tụ với hiệu điện thế 120 V. Điện tích của tụ điện tích là:

  1. 12.10-4 C.
  2. 1,2.10-4 C.
  3. 6.10-4 C.
  4. 0,6 .10-4 C.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Tụ điện là gì?

Câu 2 (3 điểm). Nêu cách tích điện cho tụ điện?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Tụ điện là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Cách tích điện cho tụ điện: nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.

3 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Để tụ tích một điện lượng 2 μC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5V. Để tụ đó tích được điện lượng 4 μC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế

  1. 5 V.
  2. 0,5 V.              
  3. 10V.                          
  4. 20 V.

Câu 2. Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 20 V. Cường độ điện trường đều trong lòng tụ là

  1. 1 V/m.             
  2. 20 V/m.           
  3. 1000 V/m.                 
  4. 2000 V/m.

Câu 3. Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 20 (μF) mắc song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

  1. 5 (μF).
  2. 45 (μF).
  3. 0,21 (μF).
  4. 20 (μF).

Câu 4. Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 20 (μF) mắc nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

  1. 0,21 (μF).
  2. 45 (μF).
  3. 4,7 (μF).
  4. 20 (μF).
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức?

Câu 2 (3 điểm). Fara là gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức: C =   

 3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Fara là điện dung của một tụ điện mà giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.

 3 điểm

=> Giáo án Vật lí 11 chân trời bài 14: Tụ điện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay