Giáo án Vật lí 11 chân trời bài 14: Tụ điện

Giáo án Bài 14: Tụ điện sách Vật lí 11 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Vật lí 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Vật lí 11 chân trời bài 14: Tụ điện

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 14: TỤ ĐIỆN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Định nghĩa được điện dung và đơn vị đo điện dung (fara).
  • Vận dụng được công thức điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được đặt ra cho các nhóm; tự điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân, bình tĩnh và có cách cư xử đúng khi giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm.
  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động trong giao tiếp khi làm việc nhóm; biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận, lập luận để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến điện thế và thế năng điện, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Nêu được đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường.
  • Nêu được khái niệm tụ điện.
  • Nêu được định nghĩa điện dung và đơn vị đo điện dung của tụ điện.
  • Giải thích được các cách ghép tụ điện và vận dụng được công thức tính điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình vẽ và bảng số liệu trong SGK: hình ảnh màn hình cảm ứng, hình ảnh điện môi trước và sau khi đặt trong một điện trường, bảng hằng số điện môi và điện trường giới hạn của một số điện môi,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua ví dụ thực tế về màn hình cảm ứng sử dụng tụ điện, GV dẫn dắt HS vào vấn đề cần tìm hiểu của bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và thảo luận về hoạt động của màn hình cảm ứng khi cơ thể con người tiếp xúc với các thiết bị điện.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về nội dung liên quan đến tụ điện.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu hình ảnh màn hình cảm ứng (hình 14.1) cho HS quan sát.

Màn hình cảm ứng được sử dụng ngày càng phổ biến. Trong đó, màn hình cảm ứng điện dung (sử dụng tụ điện) hoạt động dựa vào khả năng nhường hoặc nhận điện tích của cơ thể con người khi có sự tiếp xúc với các thiết bị điện.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Tụ điện là thiết bị có những đặc tính gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 14: Tụ điện.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu điện môi trong điện trường

  1. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận các nội dung trong SGK, thảo luận để nêu được đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra để nêu được đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Thảo luận 1 (SGK – tr87)

Liệt kê một số vật liệu có tính cách điện trong đời sống.

- GV chiếu hình ảnh điện môi trước và sau khi đặt vào trong một điện trường (hình 14.2) cho HS quan sát, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Điện môi là gì?

+ Nêu đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường?

- GV giới thiệu mỗi chất điện môi được đặc trưng bởi hằng số điện môi.

- GV chiếu bảng hằng số điện môi và điện trường giới hạn của một số điện môi (bảng 14.1) cho HS quan sát.

- GV kết luận về điện môi trong điện trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. ĐIỆN MÔI TRONG ĐIỆN TRƯỜNG

*Trả lời Thảo luận 1 (SGK – tr87)

Một số vật liệu có tính cách điện: thủy tinh, nhựa, cao su, sứ,…

*Kết luận

- Những vật được cấu tạo từ các chất chứa ít hoặc không có hạt mang điện tự do, không cho điện tích chạy qua được gọi là điện môi. Khi tích điện cho khối điện môi, điện tích dư sẽ nằm ngay tại vị trí được đưa vào.

- Khi điện môi được đặt vào vùng không gian có điện trường, mỗi nguyên tử của điện môi bị phân cực và làm cho cả khối điện môi bị phân cực với hai mặt tích điện trái dấu nhau.

- Mỗi chất điện môi được đặc trưng bởi hằng số điện môi, kí hiệu là .

Hoạt động 2. Tìm hiểu về tụ điện

  1. Mục tiêu:

- HS nêu được khái niệm tụ điện.

- HS định nghĩa được điện dung và đơn vị đo điện dung của tụ điện.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để định hướng cho HS nêu được khái niệm tụ điện và tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa và đơn vị của đại lượng điện dung.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm tụ điện và định nghĩa, đơn vị đo điện dung của tụ điện.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm tụ điện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh một số loại tụ điện (hình 14.3) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu khái niệm tụ điện.

+ Nêu vai trò của tụ điện.

+ Người ta chia tụ điện thành các loại như thế nào?

- GV kết luận về khái niệm tụ điện và phân loại tụ điện.

- GV giới thiệu kí hiệu của tụ điện (hình 14.5)

- GV chiếu hình ảnh tụ điện nối vào nguồn điện (hình 14.4) cho HS quan sát, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu quá trình nạp điện (hay tích điện) và phóng điện (hay xả điện) của tụ điện.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Thảo luận 2 (SGK – tr88)

Dựa vào cấu tạo của tụ điện ở hình 14.4, hãy cho biết tụ điện có cho dòng một chiều đi qua không.

- GV tổng kết về khái niệm tụ điện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

II. TỤ ĐIỆN

1. Khái niệm tụ điện

- Tụ điện là một hệ gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn được gọi là một bản của tụ điện.

- Tụ điện được phân loại theo:

+ Hình dạng: tụ điện phẳng, tụ điện trụ và tị điện cầu.

+ Môi trường điện môi bên trong tụ điện: tụ không khí, tụ giấy, tụ mica,…

- Khi nối hai bản của tụ điện vào hai cực của nguồn điện, hai bản này sẽ tích điện bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu. Đây là quá trình nạp điện cho tụ điện.

- Khi nối hai bản của tụ điện đã được nạp điện với một điện trở, một dòng điện sẽ xuất hiện và chạy qua điện trở làm điện tích của tụ điện giảm dần. Đây là quá trình phóng điện của tụ điện.

 

*Trả lời Thảo luận 2 (SGK – tr88)

Tụ điện là một hệ gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện, do đó tụ điện không cho dòng điện một chiều đi qua.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu điện dung của tụ điện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Trình bày khái niệm của đại lượng điện dung.

+ Trình bày ý nghĩa và đơn vị của đại lượng điện dung.

- GV lưu ý: Điện dung của một tụ điện xác định chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của tụ điện mà không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện.

- GV tổng kết về nội dung điện dung của tụ điện.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung Luyện tập (SGK – tr90)

Xét một tụ điện được tích điện. Khi thay đổi điện dung của tụ điện, hiệu điện thế và điện tích của tụ điện có thay đổi không trong các trường hợp sau?

a) Tụ điện vẫn còn được mắc vào nguồn điện một chiều.

b) Tụ điện đã được tháo ra khỏi nguồn điện trước khi thay đổi điện dung.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

2. Điện dung của tụ điện

- Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện, kí hiệu là C và được xác định bởi công thức:

- Trong hệ SI, điện dung có đơn vị là fara (F).

- Thông thường, các tụ điện có điện dung rất nhỏ, cỡ từ 10-12 F đến 10-6 F. Vì vậy, ta thường dùng các ước của fara:

1 μF = 10-6 F

1 nF = 10-9 F

1 pF = 10-12 F

 

*Trả lời Luyện tập (SGK – tr90)

- Hiệu điện thế U giữa hai bản tụ không thay đổi vì hiệu điện thế đó bằng hiệu điện thế của nguồn điện một chiều mà tụ mắc vào. Điện tích Q = CU thay đổi vì điện dung C thay đổi mà U lại không thay đổi.

b) Vì tụ đã tháo khỏi nguồn nên điện tích Q của tụ không đổi. Bên cạnh đó, vì C thay đổi nên hiệu điện thế giữa hai bản tụ là   cũng thay đổi.

Hoạt động 3. Tìm hiểu các cách ghép tụ điện

- HS hiểu được các cách ghép tụ điện và vận dụng được công thức tính điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.

  1. Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp dạy học theo trạm, tổ chức cho HS tìm hiểu về hai cách ghép tụ điện.

  1. Sản phẩm học tập:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: SÓNG

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: ĐIỆN TRƯỜNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: SÓNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: ĐIỆN TRƯỜNG

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ VẬT LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TRƯỜNG HẤP DẪN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRUYỀN THÔNG TIN BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN

Chat hỗ trợ
Chat ngay