Đề thi cuối kì 1 công dân 6 chân trời sáng tạo (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 6 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 1 môn GDCD 6 CTST này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công dân 6 sách chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân?
Giúp chúng ta hiểu rõ về mình.
Biết rõ tính cách của người khác.
Chỉ nhận được ra điểm mạnh của bản thân.
Ít tham gia hoạt động xã hội hơn.
Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là cách rèn luyện để tự nhận thức bản thân?
Không cần tôn trọng người khác.
Tự ti về bản thân mình.
Dựa dẫm vào người khác.
Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
Câu 3 (0,5 điểm). Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là
A. tự tin.
B. tự kỉ.
C. tự chủ.
D. tự lập.
Câu 4 (0,5 điểm). Biều hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?
Sự tự tin.
Thiếu quyết đoán.
Tính ỷ lại.
Thích thể hiện.
Câu 5 (0,5 điểm). Quan điểm nào dưới đây nói không đúng về tự nhận thức bản thân?
Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng.
Mỗi người có mặt tốt và điểm mạnh giống nhau.
Mỗi người không ai giống nhau hoàn toàn.
Mỗi người có hạn chế và yếu kém riêng của mình.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây nói không đúng về việc tự nhận thức?
Em thích môn Văn nhất.
Em còn thiếu sự kiên trì.
Em giỏi nhất môn Hóa.
Không cần phải tự đánh giá bản thân.
Câu 7 (0,5 điểm). Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dàng, mà cần phải trải qua
học tập.
thực hành.
rèn luyện.
lao động.
Câu 8 (0,5 điểm). Vì sao các bạn học sinh cần rèn luyện tính tự lập ngay khi còn nhỏ?
A. Tự lập giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh cá nhân, dễ thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác kính trọng.
B. Tự lập giúp chúng ta trở nên xuất xắc trong cái nhìn của bố mẹ.
C. Tự lập giúp chúng ta nổi tiếng.
D. Tự lập được người khác yêu quý và ngưỡng mộ.
Câu 9 (0,5 điểm). Đâu là lợi ích của tính tự lập?
Luôn cảm thấy cô đơn vì không ai giúp đỡ.
Phát triển sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề.
Dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.
Không cần lên kế hoạch cho công việc.
Câu 10 (0,5 điểm). Hành động thể hiện tính tự lập là
tự chăm sóc bản thân mình khi nhà không có ai.
chỉ học bài cũ khi bị nhắc nhở.
quen việc bố mẹ đưa đón đi học.
chỉ tham gia hoạt động khi cô giáo phê bình.
Câu 11 (0,5 điểm). Ngay từ nhỏ ông B có tật nói lắp. Nhưng hàng ngày do ông chịu khó tập luyện và cuối cùng đã trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới. Việc ông B thấy được điểm yếu của mình để rèn luyện là thể hiện
A. mặc cảm bản thân.
B. sự tự phê bình mình.
C. tự nhận thức bản thân.
D. sự thay đổi tính cách.
Câu 12 (0,5 điểm). Nếu không biết làm một bài toán khó, một người có tính tự lập sẽ
đợi người khác giải giúp.
hỏi bạn bè ngay lập tức.
cố gắng tìm hiểu cách giải bằng cách tra cứu hoặc thử nghiệm.
bỏ cuộc không làm nữa.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Cho tình huống sau:
Hiếu là một học sinh học chậm hơn so với các bạn trong lớp. Mỗi lần thầy cô giảng bài, Hiếu không hiểu nhưng cũng không hỏi lại cô và bạn bè.
Nếu là bạn của Hiếu em sẽ làm gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Em nghĩ gì về việc tự lập trong học tập: Có phải tự học là yếu tố quyết định thành công hay không?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Bài 5: Tự lập | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 0 | 4,0 | ||
Bài 6: Tự nhận thức bản thân | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 5 | 6 | 1 | ||||
Tự lập | Nhận biết | - Gọi được đúng tên. - Biết được biểu hiện tính tự lập. | 2 | C3, 4 | ||
Thông hiểu | - Nêu được lí do học sinh cần rèn luyện tính tự lập ngay khi còn nhỏ. - Biết được lợi ích của tính tự lập. - Biết được hành động thể hiện tính tự lập. | 3 | C8, 9, 10 | |||
Vận dụng | - Xác định được cách xử lí của người tự lập khi không biết làm một bài toán khó. | 1 | C12 | |||
Vận dụng cao | - Nêu được ý kiến về việc tự lập trong học tập: “Có phải tự học là yếu tố quyết định thành công hay không?” | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 6 | 6 | 1 | ||||
Tự nhận thức bản thân | Nhận biết | - Biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. - Biết được cách rèn luyện để tự nhận thức bản thân. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | - Biết được ý không đúng về tự nhận thức bản thân. - Biết được quá trình tự nhận thức bản thân. | 3 | C5, 6, 7 | |||
Vận dụng | - Xác định được tình huống. | 1 | 1 | C11 | C1 (TL) | |
Vận dụng cao |